Doanh số cho vay ngắn hạn nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi tăng qua 3 năm được thể hiện như sau: năm 2009 là 26,287 triệu đồng, năm 2010 là 43,602 triệu đồng tăng 17,315 triệu đồng tương đương 80.37%, đến năm 2011 tiếp tục tăng 19,511 triệu đồng chiếm 62.21%.
Doanh số cho vay nông nghiệp tăng là do chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế thêm vào đó còn có các hợp tác xã nông nghiệp làm dịch vụ bơm nước tưới góp phần hạn chế rầy và sản xuất vụ ba nên nông dân vừa giảm được chi phí tưới tiêu, vừa giảm được chi phí về thuốc trừ sâu nên có lãi mở rộng qui mô sản suất và nhu cầu vay vốn cũng tăng.
+ Cho vay thủy sản
Doanh số cho vay ngành thủy sản nhìn chung tăng qua 3 năm, năm 2009 là 33,547 triệu đồng, đến năm 2010 là 42,597 triệu đồng tăng 9,050 triệu đồng tương đương 21.24% so với 2009, đến 2011 tăng 10.68% tương đương 5,095 triệu đồng.
Doanh số cho vay tăng được lý giải như sau: trong năm dịch bệnh được hạn chế, ngư dân có xu hướng mở rộng diện tích nuôi bè, đào thêm ao hầm, mua thêm con giống, thuốc phòng và trị bệnh… Nên họ cần vay thêm vốn để đầu tư cho lĩnh vực này.
+ Cho vay CN TTCN
Năm 2010 doanh số cho vay tăng 8,954 triệu đồng chiếm 19.60% so với 2009 là 36,725 triệu đồng, năm 2011 tăng 4,567 triệu đồng tương đương 9.08%.
Nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay tăng là do việc mở rộng phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như: đóng bàn tủ, vẽ tranh trên kính, đan tre (rổ, rá, thúng, bồ), dệt, nhuộm, chạm khắc… Làm phát sinh nhu cầu vay vốn để mở rộng sản suất kinh doanh. Khi chi nhánh đẩy mạnh cho vay ngành này đồng nghĩa với việc chi nhánh đang góp phần làm cho kinh tế thị trấn phát triển một cách ổn định, đúng với chủ trương của tỉnh.
+Cho vay TMDV
Thị trấn chợ vàm hoạt động buôn bán ngày càng sầm uất, nhu cầu vốn phục vụ ngành này theo đó cũng tăng, do đó doanh số cho vay lĩnh vực này không ngừng tăng lên mỗi năm. Có thể thấy rõ điều này qua kết quả 3 năm như sau: năm 2010 tăng hơn 2009 là 33,015 triệu đồng tương đương 26.27%, năm 2011 cao hơn 2010 là 13,864 triệu đồng tương đương 9.93%
Sự gia tăng doanh số cho vay ngắn hạn thương mại dịch vụ cả về qui mô lẫn tốc độ tăng trưởng, một mặt do ngành này ngày một phát triển, mặc khác do giá cả hàng hóa tăng. Trong ba năm trở lại đây thì các mặt hàng đồng loạt tăng giá đã mang lại lợi nhuận cho các chủ sạp buôn bán, chủ cửa hàng. Do đó, có người muốn mở rộng kinh doanh, có người muốn chuyển từ những ngành nghề khác sang buôn bán, vì vậy nhu cầu về vay vốn của ngành này cũng tăng.
+ Cho vay ngành khác
Ngoài những ngành đã phân tích ở trên thì Ngân hàng còn cung ứng vốn ngắn hạn phục vụ cho các nhu cầu khác như: cho vay đầu tư kinh doanh, cho vay phục vụ đời sống
( mua xe, sửa chữa nhà ở, mua sắm trang trí nội thất…) trong ba năm doanh số cho vay ngành khác luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng với tốc độ khá nhanh.
Có thể thấy rõ tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trong lĩnh vực này trong giai đoạn 2009-2011 như sau: năm 2009 và năm 2010 đều tăng lần lượt là 44,202 triệu đồng và 36,966 triệu đồng tương đương (25.24% và 17.43%)
2.2.4 Doanh số thu nợ Bảng 2.6: Doanh số thu nợ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh số thu nợ ngắn hạn 370,562 412,367 466,325 Tổng doanh số thu nợ 326,796 434,931 490,690 DSTN ngăn hạn/ tổng DSTN 113.4% 94.81% 95.03%
Tốc độ tăng trưởng doanh số thu nợ - 18.59% 0.22%
(Nguồn từ bảng 2.2)
Năm 2009 doanh số thu nợ được 370,562 triệu đồng. Năm 2010 thu được 412,367 triệu đồng chiếm 94.81% tăng 18.59% so với 2009, năm 2011 tăng 0.22% tương đương 95.03%. Kết quả trên chứng tỏ khách hàng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang về lợi nhận cao nên trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Doanh số thu nợ tăng cho thấy công tác thu nợ được triển khai tốt, đảm bảo thu được nợ đúng hạn, tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.
Để hiểu rõ hơn giai đoạn 2009-2011 công tác này đã mang lại hiệu quả như thế nào cho chi nhánh ta tìm hiểu doanh số thu nợ theo thành phần và theo ngành kinh tế
2.2.4.1 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 S.Tiền % S.Tiền % Doanh nghiệp 24,756 50,062 72,358 25,306 50.54 22,296 30.81 Hộ GĐ, CN 282,806 362,005 440,296 79,199 21.87 78,291 17.78 Tổng 307,562 412,067 512,654 104,505 25.36 100,587 19.62
Biểu đồ 2.3:Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế