Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ vàm – an giang (Trang 32 - 35)

Việc theo dõi doanh số thu nợ được Ngân hàng quản lý bằng cách phân cho mỗi cán bộ tín dụng quản lý một xã nên thuận lợi trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ. Do đó, nông dân vay vốn rất yên tâm không sợ trễ hạn, đồng thời Ngân hàng cũng thu được nợ. Tình hình thu nợ ngành nông nghiệp qua 3 năm như sau: Năm 2010 tăng 16,601 tương đương 87.91% so với 2009, năm 2011 tăng 19,047 tương đương 65.75% so với 2010.

+Doanh số thu nợ ngành thủy sản

Nợ ngắn hạn ngành thủy sản tăng theo từng năm, năm 2009 là 29,587. Năm 2010 tăng 2,915 tương đương 8.67% triệu đồng, năm 2011 tăng 5,525 triệu đồng tương đương

14.12%. Có thể nhận thấy doanh số thu nợ thủy sản tăng lên, đồng nghĩa với việc nuôi thủy sản của ngư dân ngày càng đạt hiệu quả cao, ngoài việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi thì cũng phải nói đến sự đóng góp không nhỏ từ Ngân hàng đó là nguồn vốn với lãi suất hợp lý để ngư dân trang trãi chi phí chăn nuôi.

+Doanh số thu nợ CN TTCN

Nhìn chung doanh số thu nợ ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp biến động theo doanh số cho vay, cụ thể 2009 thu được 34,216 triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay tăng lên nên doanh số thu nợ theo đó cũng tăng cả năm chi nhánh thu được 42,682 triệu đồng tăng 8,466 triệu đồng tương đương 19.50% so với 2009, năm 2011 tăng 3,028 triệu đồng tương đương 16.46%

+ Doanh số thu nợ TMDV

Tăng qua 3 năm, năm 2010 tăng so với 2009 là 8,411 triệu đồng tương đương 11.40%. Năm 2011 tăng so với 2010 là 11,972 triệu đồng tương đương 13.96%. Nguyên nhân là do mối quan hệ tốt giữa cán bộ tín dụng và người dân cùng với chuyên môn cao đã giúp cho việc thu nợ đạt kết quả tốt.

+ Doanh số thu nợ ngành khác

Cho vay ngành khác được chi nhánh quan tâm và mở rộng, vì vậy doanh số cho vay cao, do đó doanh số thu nợ ngành khác luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số thu nợ, nên nợ thu được mỗi năm cũng tăng dần. Năm 2009 là 134,951 triệu đồng, năm 2010 thu được 174,557 triệu đồng tăng 39,606 triệu đồng tương đương 22.68% so với 2009, năm 2011 tăng 17,887 triệu đồng tương đương 9.29%.

Bảng số liệu và biểu đồ chứng minh: việc quản lý và thu hồi nợ ngắn hạn tại chi nhánh đang có hiệu quả rất tốt. Tạo được sự tín nhiệm từ phía khách hàng, mỗi cán bộ tín dụng thực hiện tốt nghĩa vụ đôn đốc khách hàng trả nợ do vậy đã đưa doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên đều đặn mỗi năm.

Bảng 2.9: Dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ Chi tiết 2009 2010 2011 Dư nợ ngắn hạn 179,824 200,108 246,437 Tổng dư nợ 216,870 243,224 297,755 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ 82.91% 82.27% 82.77% (Nguồn bảng 2.2)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 82.91% đến 2010 thì giảm 0.64% do giá cả biến động nên các hộ và doanh nghiệp sản xuất thủy sản, nông sản chế biến bị ảnh hưởng, năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm còn hạn chế. Từ đó các doanh nghiệp phải giảm tiến độ sản xuất nên họ cũng hạn chế đi vay Ngân hàng. Đến năm 2011 tăng lên 0.5% tương đương 82.77%, nguyên nhân tăng là do loại hình cho vay ngắn hạn ngày càng được chi nhánh chú trọng hơn vì phân tán được rủi ro và vòng quay vốn cũng nhanh hơn.

2.2.5.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp 12,631 18,531 23,310 5,900 31.83 4,779 20.50

Hộ GĐ, CN 166,893 181,577 223,127 14,684 8.08 41,550 18.62

Tổng 179,524 200,108 246,437 20,584 10.28 46,329 18.79

Biểu đồ 2.5:Dư nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ vàm – an giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w