Bảng 2.9: Dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ vàm – an giang (Trang 34 - 41)

Dư nợ ngắn hạn 179,824 200,108 246,437 Tổng dư nợ 216,870 243,224 297,755 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ 82.91% 82.27% 82.77% (Nguồn bảng 2.2)

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 82.91% đến 2010 thì giảm 0.64% do giá cả biến động nên các hộ và doanh nghiệp sản xuất thủy sản, nông sản chế biến bị ảnh hưởng, năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm còn hạn chế. Từ đó các doanh nghiệp phải giảm tiến độ sản xuất nên họ cũng hạn chế đi vay Ngân hàng. Đến năm 2011 tăng lên 0.5% tương đương 82.77%, nguyên nhân tăng là do loại hình cho vay ngắn hạn ngày càng được chi nhánh chú trọng hơn vì phân tán được rủi ro và vòng quay vốn cũng nhanh hơn.

2.2.5.1 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.10: Dư nợ theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Doanh nghiệp 12,631 18,531 23,310 5,900 31.83 4,779 20.50

Hộ GĐ, CN 166,893 181,577 223,127 14,684 8.08 41,550 18.62

Tổng 179,524 200,108 246,437 20,584 10.28 46,329 18.79

Biểu đồ 2.5:Dư nợ theo thành phần kinh tế

+ Dư nợ của hộ gia đình, cá nhân

Dư nợ của Ngân hàng tăng qua 3 năm. Năm 2009 với sự trợ giúp của Nhà Nước hoạt động kinh tế từng bước khôi phục, quy mô tín dụng Ngân hàng mở rộng vì thế dư nợ cũng tăng, dư nợ của năm là 166,893 triệu đồng, năm 2010 thì dư nợ cũng đạt ở mức cao 18,531 triệu đồng tăng 14,684 triệu đồng tương đương 8.08%, năm 2011 tăng 41,550 triệu đồng tương đương 18.62%.

+ Dư nợ của Doanh nghiệp

Dư nợ đều tăng qua các năm, cụ thể 2010 tăng 5,900 triệu đồng tương đương 31.83% so với 2009, năm 2011 tăng 4,779 triệu đồng tương đương 20.50% so với 2010.

Mức tăng trưởng trên là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng, nên dư nợ cũng tăng theo. Trong khi giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng như: xăng dầu, vật tư nông nghiệp nên nhu cầu về vốn để thực hiện kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp, khách hàng cũng tăng tương ứng. Do đó, góp phần làm tăng dư nợ cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng.

Bên cạnh phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế, việc phân tích dư nợ theo ngành kinh tế ở bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn sự biến động của dư nợ qua 3 năm.

2.2.5.2 Dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 2.11: Dư nợ theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Trồng trọt 13,937 17,338 19,379 3,401 19.61 2,041 10.53 Chăn nuôi 9,657 11,973 16,113 2,316 19.34 4,140 25.69 Thủy sản 30,675 33,590 39,115 2,915 8.67 5,525 14.12 CN& TTCN 12,369 15,366 18,394 2,997 19.50 3,028 16.46 TMDV 65,349 73,760 85,732 8,411 11.40 11,972 13.96

khác 47,537 48,081 67,704 544 1.13 19,623 28.98

Tổng 179,524 200,108 246,437 20,584 10.28 46,329 18.79

(Nguồn phòng kế hoạch kinh doanh)

Biểu đồ 2.6: Dư nợ theo ngành kinh tế

+ Ngành nông nghiệp

Tình hình dư nợ tăng là do các trang trại đã phát triển mạnh mẽ nên Ngân hàng đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi tăng, hơn nữa Ngân hàng đã thu hồi nợ đối với ngành trồng trọt tương đối tốt và để hổ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất thì Ngân hàng chủ trương cho vay lại vì thế doanh số cho vay ngành trồng trọt cũng tăng lên. Chính vì thế đã làm cho dư nợ ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp tăng, cụ thể năm 2010 tăng 5,717 triệu đồng tương đương 38.95% so với 2009, năm 2011 tăng 6,181 triệu đồng tương đương 36.22% so với 2010.

+ Ngành thủy sản

Dư nợ tăng qua 3 năm. Năm 2010 tăng so với 2009 là 2,915 triệu đồng tương đương 8.67%. Năm 2011 tăng so với 2010 là 5,525 triệu đồng tương đương 14.12%. Nguyên nhân

cũng như ngành nông nghiệp, doanh số cho vay thủy sản luôn cao hơn doanh số thu nợ, nên dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản cũng tăng qua 3 năm.

+ Ngành CN TTCN

Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp biến động theo doanh số cho vay của nó. Năm 2009 thu được 12,369 triệu đồng, năm 2010 doanh số cho vay tăng lên nên doanh số thu nợ theo đó cũng tăng 2,997 triệu đồng tương đương 19.50%, năm 2011 tăng 3,028 triệu đồng tương đương 16.46%.

+ Ngành TMDV

Dư nợ ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2010 tăng 8,411 triệu đồng tương đương 11.40% so với 2009, năm 2011 tăng 11,972 triệu đồng tương đương 13.96%.

+ Ngành khác

Cho vay ngành nghề khác được Ngân hàng quan tâm mở rộng, nên chiếm tỷ trọng cao và tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2010 tăng 544 triệu đồng tương đương 1.13% so với 2009, năm 2011 tăng 19,623 triệu đồng tương đương 28.98%.

2.2.6 Nợ quá hạn Bảng 2.12 Nợ quá hạn Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Nợ quá hạn ngắn hạn 826 927 1,007 Tổng nợ quá hạn 1,237 1,258 1,216 Nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng nợ quá hạn 66.77% 73.69% 82.81% (Nguồn từ bảng 2.2)

Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì nợ quá hạn của Ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên, nên Ngân hàng cũng phải gánh chịu mức rủi ro tương ứng. Năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn là 826 triệu đồng. Sang 2010 cùng việc quy mô tín dụng được

mở rộng thì nợ quá hạn cũng tăng lên 101 triệu đồng tương đương 73.69% so với cùng kì năm 2009, đến năm 2011 tiếp tục tăng 80 triệu đồng tương ứng 82.81%

2.2.6.1 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ

Bảng 2.13 Nợ quá hạn theo nhóm nợ ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 2 695 698 690 3 0.42 -8 -1.15 Nợ nhóm 3 52 48 46 -4 -8.33 -2 -4.34 Nợ nhóm 4 198 205 192 7 3.41 -13 -6.77 Nợ nhóm 5 292 307 288 15 4.88 -19 -6.59 Tổng 1,237 1,258 1,216 21 1.66 -42 -3.45

Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn theo nhóm nợ

Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm không ổn định, nhưng mức chênh lệch qua các năm không đáng kể, cụ thể tổng nợ quá hạn 2009 là 1,273 đến 2010 tăng nhẹ 1,258 và đến năm 2011 thì giảm xuống 1,216 và chủ yếu tập trung nhiều ở nhóm 2.

Nợ quá hạn tại Ngân hàng phần lớn là những đơn vị sản xuất vừa và nhỏ, hộ nông dân. Do đó, biện pháp xử lý nợ quá hạn đối với các thành phần này rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi Ngân hàng phải xem xét thật kỹ, bởi vì khi thực hiện Ngân hàng tốn nhiều thời gian, chi phí và cán bộ phải nắm bắt được những khó khăn thực sự của hộ vay từ đó có biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn từ lâu Ngân hàng nên khai thác, thanh lý. Việc Ngân hàng áp dụng biện pháp nào phụ thuộc vào các yếu tố: sự thành thật và thái độ của người vay, thiện chí trả nợ của người vay.

Tóm lại nợ quá hạn của Ngân hàng không cao lắm và vẫn còn thấp so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên cán bộ tín dụng phải phấn đấu và tìm biện pháp để làm cho tỷ lệ này ngày càng thấp thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ càng hiệu quả hơn.

2.3 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng:

2.3.1 Nợ quá hạn trên dư nợ: Bảng 2.14: Nợ quá hạn/ dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh chợ vàm – an giang (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w