Dé xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Trang 48 - 55)

PHAN CHUNG CHO TẤT CA CÁC THÍ SINH

II. 4. Dé xuất một số giải pháp

Trong để tài của mình tôi xin giới thiệu một số biện pháp đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập lịch sử của học sinh ở trường phổ thông.

Trên cơ sở lý luận dạy học hiện đại và những kinh nghiệm tiên tiến trong

thực tế cho thấy rằng, để đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập lich sử của học sinh thì cẩn phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra,

đánh giá. Đó là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả day học các bộ môn nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

Trên cơ sở quan niệm đúng, cơ quan chuyên môn của Bộ giáo dục - Đào tạo,

Sở giáo dục - Đào tạo phải xây dựng các quy định, quy chế về kiểm tra, đánh giá

trong quá trình học tập lịch sử của học sinh nói riêng, các bộ môn nói chung.

Để hoạt động kiểm tra, đánh giá có hiệu quả, ban giấm hiệu trường phổ

thông và giáo viên bộ môn phải thực hiện nghiêm túc những quy chế chuyên môn

Trang 46

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng

vẻ kiểm tra, đánh giá mà Bộ và Sở đã đưa ra, Cẩn tránh việc chạy theo thành tích làm cho kết quả kiểm tra. đánh giá không đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị.

Độ tin cậy của việc kiểm tra, đánh giá được thể hiện ở các mặt sau:

+ Ít nhất trong hai lần kiểm tra khác nhau cùng một học sinh phải đạt số điểm xấp xỉ bằng nhau nếu bài kiểm tra có cùng một nội dung và mức độ khó

tương đương nhau.

+ Nhiều giáo viên chấm cùng một bài đều cho điểm như nhau hoặc gan như

nhau.

+ Kết quả làm bài phản ánh đúng trình độ và năng lực của người học.

Để việc kiểm tra, đánh giá có độ tin cậy giáo viên cẩn:

+ Giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi đến mức đệ tối thiểu.

+ Diễn đạt để bài rõ ràng để học sinh có thể hiểu đúng.

+ Ra nhiều câu hỏi, bao quát đến mức tối đa các vấn dé cẩn kiểm tra, vừa có phần ghi nhớ (biết) vừa đòi hỏi phải hiểu, biết vận dụng vào việc tiếp thu kiến thức

mới và cuộc sống.

+ Giảm tới mức thấp nhất sự gian lận trong thi cử.

+ Chuẩn bị tốt đáp án và thang điểm để cho nhiều người chấm, hoặc một người trong nhiều lan chấm có thể cho kết quả tương đương.

Tính hiệu quả (giá trị) của kiểm tra, đánh giá thể hiện ở việc giáo viên đánh giá chính xác được trình độ học sinh. Để việc kiểm tra có tính chính xác, khi ra để giáo viên cân phải chú ý đến sự phù hợp của câu hỏi với việc xác định mức độ đạt được các mục tiêu trong học tập bộ môn, dé ra phải giúp giáo viên đo được đúng

trình độ học sinh.

Giáo viên lịch sử phải nắm vững lí luận về kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập của học sinh để lựa chọn hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá thích hợp, kích thích được hoạt động tập thể của học sinh.

Phải đảm bảo tính hoàn thiện trong nội dung kiểm tra, đánh giá.

Mục đích của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, hài hoà, năng động, sáng tao. Do đó, khi kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo được tính toàn điện về kết quả nhận thức, giáo dục và phát triển học sinh.

Kiểm tra học sinh biết lịch sử, tức là đòi hỏi học sinh ghi nhớ, tái hiện được

các sự kiện, hiện tượng, khái niệm thuật ngữ, quy luật, bài học lịch sử cơ bản đã học. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh phải nhớ lại và tái hiện được những sự

kiện, hiện tượng .. đã đưa ra nghiên cứu. Ví dụ khi giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tiến trình của sự kiện cơ bản trong giai đoạn của cách mạng. Như vậy biết là

mức độ thấp nhất trong lĩnh vực nhớ kiến thức của học sinh, nó chỉ đòi hỏi sự vận

dụng trí nhớ,

Từ nhớ. biết sự kiện. việc kiểm tra, đánh giá phải giúp học sinh đạt được

mức đô cao hơn, đó là hiểu.

Trang 47

Khoá luận tốt nghiện GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng

Hiểu bao gồm cả biết, đòi hỏi học sinh phải biết được bản chất của trí thức

lịch sử, thấy được mối liên hệ bên ngoài. bên trong giữa các sự kiện, hiện tượng, có

khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, phán đoán, suy luận để rút ra kết luận. Như vậy, hiểu đòi hỏi học sinh nắm kiến thức ở mức độ cao hơn nhận biết

được trí nhớ đưa lại, có quá trình suy luận phức tạp trước các nguyên lý, mối quan

hệ, quy luật... Học sinh có thể chứng tỏ sự hiểu biết của mình bằng khả năng giải

thích mối liên hệ giữa các yếu tố thời gian, không gian, những mối liên hệ nhân

quả của các sự kiện lịch sử ...

Từ biết. hiểu các sự kiện lịch sử, hoạt động kiểm tra, đánh giá can xem xét

việc van dụng tri thức lịch sử vào thực tiễn, rút bài học quá khứ của học sinh.

Cùng với việc xem xét mặt kiến thức, nội dung kiểm tra, đánh giá đòi hỏi

phải bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh trên lớp và ngoài lớp xuất phát từ ưu thế của bộ môn lịch sử không chỉ có tác dụng

to lớn trong việc phát triển trí tuệ học sinh, mà còn giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em. Hơn nữa, dạy học lịch sử là “day chữ để dạy người”. Vì vậy, kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập cần thiết phải có nội dung giáo dục.

Đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập lịch sử của học sinh bao gồm những nội dung sau:

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động kiểm tra, đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.

Các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử đã khẳng định rằng, dạy học ở trường phổ thông nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trung tâm điều khiển là giáo viên, đối tượng điều khiển là học sinh, giữa trung tâm và đối tượng luôn có mối liên hệ hai chiểu xuôi, ngược. Trong quá trình học tập, học sinh thu được các tín hiệu hai chiéu là nhờ kết quả tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra, đánh giá do giáo viên tiến hành. Do vậy, hoc sinh can tận dụng việc kiểm tra, đánh giá của thay, đồng thời tiến hành có hệ thống việc tự kiểm tra, đánh giá của bản thân để củng cố và hiểu sâu kiến thức như:

+ Tái hiện những kiến thức lịch sử đã học và tập trình bày cho bản thân hay

người khác nghe theo công việc: tự lập hoặc tự nhớ dàn ý đã học, hình dung, nhớ lại sự kiện ...

+ Trả lời những câu hỏi trong SGK. Hình thức tự kiểm tra, đánh giá yêu cầu học sinh phải: xác định được yêu cầu câu hỏi, xác định nội dung câu trả lời có trong SGK và tài liệu tham khảo. dự kiến câu trả lời dưới dạng dàn ý, tái hiện những

kiến trức liên quan để trả lời.

+ Hoàn thành các bài tập do giáo viên để ra. Đây là hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em tốt nhất.

+ Tăng cường ra các bài tập về nhà có chất lượng.

Trang 48

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nha Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hàng

Xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch xử trong dạy học có vai tro quan

trong đối với quá trình hình thành. củng cố trí thức lịch sử cho học sinh. Nó là một

trong những biện pháp phát triển các năng lực nhận thức độc lập, trong đó đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo của các em, Đồng thời sử dụng các bài tập còn là một hình thức quan trọng để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

của học sinh. Bởi vì, khi hoàn thành các bài tập, học sinh sẽ tự nhận thấy những thiểu sót của mình, giáo viên biết được kết quả nắm kiến thức của học sinh. Trong day học lịch sử có thể sử dụng các bài tập về nhà như:

+ Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp.

+ Bài tập nhằm rèn kĩ nãng thực hành, hệ thống, khái quát hoá kiến thức và vận dụng kiến thức.

+ Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Việc đưa ra các bài tập về nhà có chất lượng yêu cẩu học sinh phải hoàn

thành sẽ giúp các em tự kiểm tra, đánh giá trình độ của mình, đồng thời giáo viên cũng nắm được trình độ hiểu biết kiến thức, những kĩ năng giải quyết bà tập, thực hành của các em. Song để có những bài tập chất lượng đòi hỏi giáo viên phải dau

tư, suy nghi.

- Kết hợp phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống (câu hỏi tự luận) với phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận (ưắc nghiệm tự luận) có ưu thế

“đo” được trình độ học sinh về lập luận, tức là mức độ hiểu kiến thức, rèn cho các em khả năng trình bày, rất phù hợp với các bộ môn xã hôi ...

Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá này, câu hỏi có tầm quan trọng đặc

biệt, Do đó, khi đưa ra câu hỏi giáo viên cần chú ý:

+ Các câu hỏi phù hợp với nội dung cơ bản của việc học tập, độc lập trong

nhận thức, đặc biệt là tư duy của học sinh.

+ Khi nêu câu hỏi phải dự kiến câu trả lời của học sinh, từ đó định ra tiêu

chuẩn đánh giá bằng các thang điểm thật chi tiết, chính xác.

+ Cần tìm cách thay đổi các dạng câu hỏi kiểm tra để gây hứng thú học tập cho học sinh: câu hỏi thông thường, có thể trả lời tự do; câu hỏi đặt ra để lý giải

một vấn dé đã được xác định: câu hỏi kèm theo sử dụng đồ dùng trực quan; câu hỏi

đòi học sinh sử dụng, bình luận các sử liệu ..

Song, phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng các câu hỏi tự luận có một số hạn chế: số vấn dé được dé cập đến không nhiều cho nên khó đánh giá kết quả của người học đối với toàn bộ chương trình: việc chấm điểm mất nhiều thời gian và

mang tính chủ quan (phụ thuộc vào người chấm ..), nên nhiều khi kết quả bài kiểm

tra, đánh giá thiếu chính xác. Do đó, khi kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi tự luận, giáo viên cẩn nghiêm túc trong quá trình tiến hành và lập thang điểm thật chi tiết,

chính xác.

Trang 49

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Doan Thị Hang

Kiểm tra, đánh giá bằng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có ưu thế

là chấm nhanh, bảo đảm tính khách quan. khảo sát được khá toàn diện nội dung học tập. gây hứng thú và tích cực của học sinh .. Nhưng đổi với bộ môn lịch sử nói

riêng và các môn khoa học xã hội nói chung, phương pháp kiểm tra, đánh giá này lại có các hạn chế: không “đo” được độ sâu kiến thức của học sinh; chỉ “do” được kết quả mà không đo được quá trình dẫn đến kết quả; không đánh giá được chuẩn

xác các lĩnh vực cảm xúc, khả năng sáng tạo của học sinh.

Như vậy, kiểm tra, đánh giá theo các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan đều có những ưu điểm và hạn chế. Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của hai phương pháp kiểm tra, đánh giá trên chúng ta cẩn kết hợp

một cách linh hoạt, sáng tạo chúng với nhau trong quá trình tiến hành các hình thức

kiểm tra, như kiểm tra miệng, viết, 15 phút, | tiết, học kì...

Đối với kiểm tra miệng, khi muốn kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở

nhà hoặc kiểm tra hoạt động nhận thức của các em trong nghiên cứu kiến thức mới, giáo viên giáo viên cẩn kết hợp hai phương pháp để đưa ra các câu hỏi kiểm tra.

Giáo viên có thể kết hợp loại hình kiểm tra trắc nghiệm khách quan với

truyền thống bằng việc yêu cẩu học sinh vừa sắp xếp thời gian tương ứng với sự

kiện lịch sử, vừa viết tiếp ý nghĩa của sự kiện khi kiểm tra về hoạt động cách mạng

của Nguyễn Ai Quốc từ năm 1911 đến 1925,

E—=——pian

- Tán thành ra nhập quốc tế cộng sản, tham gia

sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

- Viết báo “Người cùng khổ”

1921 | - Đưa yêu sách lên hội nghị Vecxai Lé ý

1925Giáo viên có thể kết hợp bằng cách yêu cầu một học sinh trả lời câu hỏi tự luận, họ sinh khác giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã chuẩn bị trên

bang hoặc trên giấy to...

Tuỳ theo bài học mà giáo viên sử dụng câu hỏi tự luận hay câu hỏi trắc

nghiệm để kiểm tra miệng.

Song, tiến hành bằng cách nào đi nữa thì khâu sửa chữa, bổ sung, nhận xét cuối cùng của giáo viên là rất quan trọng.

Trang 50

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nhữ Thị Phương Lan SVTH: Đoàn Thị Hằng

Việc tiến hành kiểm tra như trên vừa giúp học sinh nhớ kiến thức, phát triển tư duy, biết lựa chọn kiến thức để trả lời vừa phát triển khả năng lập luận của các

em.

Đối với kiểm tra 15 phút: do thời gian kiểm tra không nhiều nên giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hay câu hỏi trắc nghiệm khách quan đều được, tuỳ

theo bài học mà sử dụng. Theo tôi thấy nên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan. Với 20 câu hỏi, học sinh trả lời trong 15 phút như vậy học sinh thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sẽ nắm được kiến thức toàn bài.

Đối với kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì: giáo viên có thể đưa ra một câu

hỏi tự luận và một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai thành một câu hỏi để đạt nhiều “dich” và khắc phục những hạn chế của hai loại hình kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, giáo viên cẩn chú ý câu hỏi phải vừa sức học sinh

và phù hợp với thời gian kiểm tra. Để đắm bảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách

quan cho các hình thức kiểm tra, tôi xin giới thiệu hệ thống câu trắc nghiệm khách

quan phần lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX ( chương III).

Tổ chức tốt các khâu ra để, coi và chấm kiểm tra, thi

Từ những vấn để nêu trên cho chúng ta thấy rằng, để việc kiểm tra, thị,

đánh giá có hiệu quả can thiết phải đổi mới khâu ra dé. Dé kiểm tra, thi phải phù

hợp với mức độ đạt được toàn diện kiến thức lịch sử của học sinh. Vì vậy phải tổ chức tốt khâu ra đề.

Mặt khác, để việc đánh giá có kết quả chính xác, khoa học thì tính nghiêm túc trong coi kiểm tra, thi cần phải quán triệt. Coi thi nghiêm túc theo đúng yêu cầu

nhưng tránh tạo ra không khí quá căng thẳng cho học sinh.

Bên cạnh việc ra để, coi kiểm tra, thi việc chấm bài cũng rất quan trọng. Để

kết quả đánh giá có độ tin cậy, tính giá trị cao đòi hỏi giáo viên phải khách quan,

công bằng, chính xác. Muốn vậy, cần có những quy định chặt chẽ trong khâu chấm bài và đáp án thật chỉ tiết với các câu hỏi tự luận.

Kiểm tra, đánh giá có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Nó là một hoạt động quan trọng không thể thiếu, biện pháp quan trọng

để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử của học sinh ở trường phổ thông hiện nay là rất cẩn thiết song muốn đổi mới cần thực hiện:

+ Phải làm một cuộc “cách mạng” trong quan niệm về vị trí môn lịch sử ở

trường phổ thông từ cấp quản lý giáo dục cao nhất đến ban giám hiệu nhà trường phổ thông. cha mẹ học sinh, học sinh và toàn xã hội, Không có quan niệm đúng vẻ môn học thì tất cả những để xuất về đổi mới nội dung, phương pháp trong đó có hoạt động kiểm tra, đánh giá không thể đi vào thực tiễn dạy học được. Đổi mới kiểm tra, đánh giá phải gắn lién với đổi mới chương trình SGK. đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Thay đổi quan niệm giáo dục "thực chất” đảm

bảo chất lượng giáo dục thay vì bệnh thành tích.

Trang 51

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Biên soạn và sử dụng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan môn lịch sử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)