Ở DONG NAM A TRƯỚC THE KI XXI
1.3.2. Ảnh hưởng của Trung Quốc
Trong chiến tranh Lạnh, các nước Đông Nam A cảm thấy dé đặt trước Trung Quốc do lo ngại về Chủ nghĩa Cộng sản của nước nảy. Hau hết các nước ở đây đều tìm chỗ dựa an ninh và hợp tác chủ yếu với Mỹ. Vi thé, quan hệ giữa ASEAN va
* =Cluwon's Vietnam visit”, BBC News, ngây 16/11/2000,
(19/3/2011), Nguyên van: *“fn our national memory Vietnam was a wer — But Vietnam is also.a country”
* =Mỹ - Trung Quốc va biến Đụng”, Bao 7ử quốc Online, ngày 3/9/2009, hnp-//www toquoc. gov vn Thoagtin Y-
Kisn-Binh-Luan’/My- Trung-Ouoc:Va-Bicn-Dong hum (Truy cập 19/3/2011)
27
Trung Quốc van không có gì đáng ké cho đến cuối những năm 1980. Chiến tranh
Lạnh kết thúc kéo theo sự thay đổi quan trọng không chỉ trong cục diện quan hệ
quốc tế trên phạm vi toản cầu mà ở cả các khu vực. Đông Nam A von Ia khu vực từng bị chia ré về ý thức hệ trong suốt cuộc chiến nay, cũng đã bat dau quá trình hình thành cục diện mới củng với việc kết thúc cuộc chiến ở Campuchia, bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Trung và sự xích lại gần nhau giữa các nước Đông Nam A, đặc biệt khi Việt Nam, Lao và Campuchia lin lượt trở thành thành
viên ASEAN. Cũng kế từ đó, quan hệ ASEAN - Trung Quốc chuyền sang một giai
đoạn mới: Hợp tác và phát triển. Trong khi Mỹ bỏ ngỏ khu vực Đông Nam A, Trung Quốc đã tranh thủ tạo anh hường dân da bang những moi quan hệ song
phương, đa phương với khu vực này. Bằng chứng là ASEAN + 3, hợp tác kinh tế thương mai gia tăng, bên cạnh đó, Trung Quốc còn tuyên truyền mở rộng văn hóa thông qua phim ảnh, hoạt động nghệ thuật....góp phan gia tang "sức mạnh mémTM của minh ơ khu vực. Điểm thuận lợi của Trung Quốc là vị trí địa lý với khu vực nảy,
khoảng cách gần hơn giúp Trung Quốc dé dang hơn trong việc thiết lập anh hưởng.
Trong mắt Trung Quốc, Đông Nam Á là một trong điểm trong chiến lược đối ngoại của mình. Trung Quốc cho rằng các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng trong khu vực đối với sự phát triển của nước nay. Từ khi cai cách mở cửa 1978, Trung Quốc luôn khăng định ý đồ chiến lược xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu
nghị với các nước, dé có được môi trường hòa bình ôn định cho sự phát triển. Trung
Quốc tuyên bố chính sách đối với ASEAN được câu thành từ ba phương diện: (1) xây dựng sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, (2) tăng cường hợp tác kinh tế, (3) thúc
day an ninh chung. Chính sách này
Sau khi van dé Campuchia được giải quyết, Trung Quốc bat đầu mở rộng quan
hệ với khu vực Đông Nam A và tiến hành ảnh hưởng của mình ở đây. Cả hai bên
đều tang cường quan hệ trên nhiều mặt, trước hết 1a lĩnh vực kinh tế. Từ năm 1994, Trung Quốc bắt đầu tham gia Diễn dan khu vực ASEAN (ARF) va sau đó họp tham
vấn cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần đầu tiên. Từ năm 1996, Trung Quốc trở thành đối tác toàn diện của ASEAN. Năm 1997, Trung Quốc đã thành lập “Uy ban
hợp tác Trung Quốc - ASEAN”. Tháng 12 năm đó, các nhà lãnh đạo của ASEAN
28
và Trung Quốc cũng đã có cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức đầu tiên và ra
"Tuyên bố chung xây dung quan hệ đối tác láng giêng than thiện và tin cậy lan
nhau hướng tới thể ký XXT" tạo khung và lộ trình cho mỗi quan hệ toan diện giữa
hai bên.
Trong quá trình hiện đại hoá, Trung Quốc cân nhất là thu hút vốn và kỹ thuật tiên tiễn của nước ngoài. Trong các nước ASEAN, Singapore dau tư nhiều nhất vào Trung Quốc, năm 1996, có 166 dự án đâu tư vào Trung Quốc. Nhiéu tu bản người Hoa ở các nước Đông Nam Á khác cũng đầu tư vào Trung Quốc. Đầu tư của lục địa Trung Quốc vào các nước Đông Nam A còn rất thấp, nhưng đầu tư của Hongkong
(từ nay đã là một đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) là rất
lớn. Chính vì mục đích trên mà Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban Hợp tác Trung Quốc - ASEAN cuéi tháng 2/1997 đã đề ra những kiến nghị quan trong, trong đó có việc trao đôi cán bộ kinh tế và kỹ thuật, trao đổi dữ liệu va thông tin vẻ tai chính, thương mại kinh tế, tổ chức hội thảo về hợp tác kinh tế và thương mại. Thông cáo chung của Hội nghị đầu tiên của Uỷ ban hợp tác Trung Quốc - ASEAN họp tại Bắc Kinh đã nhắn mạnh sẽ từng bước mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác. Hội nghị đồng ý lấy 5 cơ chế đối thoại: Hiệp thương chính trị cấp cao Trung Quốc — ASEAN, Uy ban hỗn hợp kinh tế - mau dịch Trung Quốc — ASEAN, Uy ban hỗ hợp kinh tế - kỹ thuật Trung Quốc — ASEAN, Uy ban hợp tác hồn hợp Trung Quốc — ASEAN, Ban Đại diện ASEAN tại Bắc Kinh (làm khung chung cho
đôi thoại giữa Trung Quốc va ASEAN). Đây là những bước mà Trung Quốc dan
tiếp cận với ASEAN.
Trong khi mậu dịch song phương của ASEAN với các nước lớn như Mỹ, Nhật,
EU giảm mạnh ở những năm cuối thập kỷ 90 thi quan hệ kinh tế - thương mại giữa ASEAN với Trung Quốc lại tăng đều đặn và ôn định, nhất là sau khi Hongkong trở
về Trung Quốc. Mậu dịch Trung Quốc - ASEAN tăng từ 3,3 ty USD năm 1986 lên
45,56 tỷ USD vào năm 1998. Mậu dịch song phương giải đoạn 1993 - 1998 giữa
29
ASEAN với Mỹ tang 54%, với EU tăng 28%, với Nhật Bản giảm 2,7%, trong khi đó
với Trung Quốc tăng 137% nêu tinh ca Hongkong là tăng 144% *°
Có thé nói, Trung Quốc va các nước Đông Nam A ngay sau khi bắt đầu mở rộng quan hệ đã tiền hành hợp không chỉ trên lĩnh vực chỉnh trị, kinh tế ma con ở tắt
cả các lĩnh vực khác như du lịch, công nghệ thông tin.v.v... Những quan hệ hợp tác
này có mỗi quan hệ nội tại thúc day nhau, bổ sung cho nhau. Đây cùng là một cách dé Trung Quốc gia tăng anh hướng của minh lên các nước ASEAN.
Tình hình biển Đông cả trước thé ki XXI luôn lả van dé nhạy cảm trong quan hệ giữa Trung Quốc va ASEAN. Trung Quốc vả các nước có liên quan đã dé cập
đến van dé nay trong các cuộc hội nghị riêng về biển Đông hoặc trong các điển dan
chung giữa hai bên, Chăng hạn như các quan chức ASEAN và Trung Quốc đã gặp nhau ở Hun Hin Thái Lan vào năm 2000 dé trao đôi vẻ các y kiến. quan điểm khác nhau của hai bên và thảo luận về Bộ luật ứng xử tại biển Đông. Các nước đồng ý giải quyết tranh chấp một cách hoa bình, tăng cường lòng tin, hợp tác trong các lĩnh
vực trong đó có hang hải va môi trường cũng như tô chức các cuộc họp có sự uy
quyền day đủ vẻ van dé biên Đông. Tiếp theo đó là cuộc họp của các chuyên viên
cao cấp Trung Quốc - ASEAN tại Malaysia vào tháng 7 và tại Đại Liên Trung Quốc
vào tháng 8, tại Hà Nội vào thang 10 cùng năm. Vẫn dé nảy cùng được đưa ra trong
Hội nghị cấp cao ASEAN+3 vảo tháng 11. Tuy vậy, một bộ luật ứng xử cho vùng biển này vẫn chưa được thông nhất bởi vướng mắc chỉnh là phạm vi ứng dựng của quy tắc vẫn chưa được giải quyết. Trung Quốc vẫn coi Hoàng Sa là một bộ phận
không thuộc phạm vi của bộ luật nảy, điều nay có đôi chút làm ánh hưởng đến uy
tín của nước này trong việc mở rộng quan hệ với ASEAN.
Có học giả nước ngoải nhận xét năm 2000 là năm ngoại giao bận rộn của
Trung Quốc. Các nhà lãnh dao Trung Quốc đã lần lượt đến thăm tất cả 50 quốc gia trên trên khắp 5 châu lục trong đó có nhiều nước Đông Nam Á. Tháng 7/2000, Phó Thủ Tướng Vương Quang Anh thăm Campuchia và Phó Chủ tịch Hỗ Cẩm Đào
thăm 3 nước Myanmar, Thái Lan, Indonesia. Đặc biệt, ngày 11/11/2000, Chu tịch
* “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN năm 2000", Website UBND Tinh Lav Car,
ins ececd atu ecules cael ae. tee bck Tis cập 2l 3 20111
30
Giang Trạch Dan bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Lào, Campuchia, Brunei.
Ong trở thành vị Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên thăm một trong 3 nước nảy ké từ những năm 60. Trung Quốc coi chuyên thăm vào những ngay cudi cùng của năm 2000 là chuyến thăm hướng tới thé kỷ mới, tăng cường tình hữu nghị truyền thong
và định ra kế hoạch hợp tác trong tương lai. Nó không chỉ the hiện quan hệ giữa Trung Quốc với các nước, đặc biệt là Campuchia dang 4m dan lên mà còn khẳng định vai tro của các nước này trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc. Ngoài
những chuyền viếng thăm cao cap kẻ trên, trong năm 2000, còn có nhiều doan đại biêu thuộc các ngành của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á qua lại thăm viếng lan nhau. Những hoạt động ngoại giao này đã góp phan quan trọng vào việc khang định quan hệ ngày cảng tăng giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam A trong giai đoạn hiện nay. ASEAN và Trung Quốc tích cực tô chức các cuộc gap, các hội nghị
như : Diễn đàn đối thoại ASEAN - Trung Quốc lần thử 6 vào tháng 4/2000, Hội
nghị Bộ trưởng thương mại ASEAN+3 vào tháng 5/2000, Diễn dan ASEAN vào
tháng 7/2000, Hội nghị các bộ trưởng kinh tế và đặc biệt là Hội nghị cấp cao ASEAN+3 vào tháng l1 cùng năm. Trung Quốc cùng các nước ASEAN với từng nước trong 3 lĩnh vực : Thương mại, đầu tư và chuyên giao công nghệ; công nghệ tin học và viễn thông; phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Thủ tướng Chu Dung Cơ đưa ra sáng kiến thành lập một khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Trung Quốc cũng như các nước ASEAN đều ý thức được nếu như chỉ nỗ lực tăng cường liên kết khu vực ma không tạo ra sức mạnh của cả khu vực Đông A.
Có thể nói, thông qua gặp gỡ, trao đổi các nước ASEAN và Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến trước năm 2001 không chỉ mong muốn tìm được tiếng nói chung trong những vấn dé còn tồn tại mà còn khẳng định ý muốn hợp tác song phương, xây dựng một khu vực kinh tế hùng mạnh và liên kết. Trung Quốc từng
bước thực hiện chiến lược ngoại giao của minh là tăng cường địa vị. sự anh hưởng
thê hiện vị trí nước lớn trong khu vực Đông Nam A. Trong lich sử, quan hệ giữa các
nước được duy trì và phát triển dựa trên lợi ích thực tế của mỗi nước thu được từ mối quan hệ ấy. Quan hệ Trung Quốc ASEAN thời gian đó không nằm ngoài
3l
nguyên tắc này. Trung Quốc là một nước không [6 và có thực lực kinh tế vững chắc.
Trung Quốc thực hiện chính sách ngoại giao nước lớn, tăng cường ảnh hưởng của
mình trên thé giới mà trước hết là với các nước trong khu vực Đông Nam A. Phía Bắc Trung Quốc giáp với Nga, phia Đông giáp với Nhật Bản, phía Nam giáp với ấn Độ, đều là các nước lớn trên thé giới, chỉ có phía đông nam là giáp với một số nước nhỏ của Đông Nam Á. ASEAN không tạo nên mối đe doạ với Trung Quốc, không phải là kẻ thù với Trung Quốc mà chỉ có thê là một đối tác hợp tác. Vì vậy, đây là nơi Trung Quốc sẽ tăng cường ảnh hưởng đầu tiên, có thê khẳng định vị trí nước lớn của mình trong thời gian đầu thế ki XXI. Từ sau chiến tranh Lạnh kết, Trung Quốc đã có những chính sách đối ngoại hướng đến vùng Đông Nam A rõ rệt. Với vị thé địa chính trị của Đông Nam A, khu vực này là một thị trường tiém năng cho Trung Quốc nếu muốn làm ban đạp phát triển kinh tế. Kế tiếp đó chính là vị trí cửa ngỏ
của khu vực, tiếp giáp với Thái Bình Dương va An Độ Duong, trong đó quan trọng nhất là vùng Biển Đông và eo biển Malacca. Những chỉnh sách tích cực (mở rộng hợp tác kinh tế) và tiêu cực (tranh chấp Biển Đông) thé hiện rõ mỗi quan tâm đặc
biệt của quốc gia đông dân nhất thế giới dành cho khu vực Đông Nam Á.
32
CHUONG 2