5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác QL hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường Tiêu học
1.2.2.1. Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong nhà trường Tiểu học
1.2.2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường Tiểu học
Nhằm góp phần thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là giáo
dục toản diện nhân cách học sinh, Bộ GD&ĐT phát động phong trảo thi dua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 tới
các trường pho thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng. Và tiếp tục thực
hiện phong trảo thi dua nay, năm học 2010 - 2011, nội dung được tập trung
triển khai gói gọn trong 3 chủ đề: nói không với các trò chơi điện tử tiêu cực,
đi học an toàn va rên luyện KNS.
Theo thông bao kết luận của Bộ Chính trị, một trong bảy nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2020 là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS, sinh viên, mở
rộng quy mô giáo dục hợp lý. Nội dung này cần coi trọng cả 3 mặt giáo dục:
day làm người, dạy chữ, dạy nghề. Như vậy có thé thay Đảng, Nha nước và
ngành Giáo dục đã có những chủ trương, biện pháp phát triển giáo dục đúng
22
dan, coi trọng giáo duc toàn điện nhân cách HS, không chỉ coi trọng kiến thức ma còn coi trọng giáo dục KNS cho HS để các em có một hành trang day đủ khi bước vào đời, tham gia vào cuộc sống hằng ngày.
1.2.2.1.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường Tiểu học
a, Khai niệm kỹ năng
Tiếp cận khái niệm kỹ năng, có rất nhiều các tác giả trong và ngoài nước
đã đưa ra những khái niệm khác nhau.
a. 1. Quan niệm thứ nhất: xem kỹ năng như là kỹ thuật hành động
Từ trước thập niên 70 của thể ky XX, các nhà Tâm Lý học Liên Xô (cũ)
thường nhắc đến thuật ngữ hành động: hành động ý chí, hành động tự động
hóa và kỹ năng là giai đoạn đầu của các hành động tự động hóa. Để hình
thành được kỹ năng, con người không chỉ năm lý thuyết về hành động mà còn
phải biết vận dụng vào thực tiễn [28].
Cùng quan niệm với các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ), tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm
được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng [48].
a.2. Quan niệm thứ hai: xem kỹ năng như là năng lực của con người
Tác giả A.V. Petrovski cho rằng, kỹ năng chính là năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức hay khái niệm đã có, năng lực vận dụng chủng dé phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những
nhiệm vụ li luận hay thực hanh xác định [28].
Cùng quan điểm này, có các tác giả Nguyễn Quang Uan, Nguyễn Anh Tuyết, Trần Thị Quốc Minh đưa ra khái niệm kỹ năng như là một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả [28].
Còn trong Từ điển Từ và ngữ Hán Việt của tác giả Nguyễn Lân (1989):
“Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn [24].
23
Với hai quan niệm trên cùng với quan niệm của tác giả Nguyễn Lân, chúng tôi nhận thay rằng, quan điểm xem kỹ năng như mặt năng lực của con người đã bao hàm quan điểm xem kỹ năng như mặt kỹ thuật của hành động, bởi vì để thực hiện một công việc có kết quả thì con người phải nim được và
vận dụng đúng các cách thức hành động.
Trên cơ sở phân tích các khái niệm của các tác giả đi trước, chúng tôi
quan niệm: kỹ năng là khả năng vận dung các kiến thức của bản thân vào
một công việc, để thực hiện có kết qua nhất định công việc đó, trong một
hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
b. Khái niệm kỹ năng sống
Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất trên toàn thé giới về KNS.
KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau va cũng có nhiều khái niệm khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau,
Tổ chức UNESCO quan niệm “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để
Đó là khả năng làm cho hành vì và sự thay đổi của bản thân phù hợp với cách
ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, QL có hiệu quả các nhu cầu
và những thách thức trong cuộc sống hằng ngày [52]. Đây là quan niệm rộng
nhất về KNS gắn với 4 mục tiêu của việc học do UNESCO đưa ra: Học để biết — Học để làm — Học để củng chung sống — Học để khẳng định mình.
Quan niệm hep hơn về KNS là do tổ chức WHO đưa ra “Kỹ năng sống
là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có
thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hang
ngày” [32].
Theo tổ chức UNICEF, “Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm ly — xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cudi cùng thé hiện ra bằng
24
những hành vi làm cho cá nhãn có thể thích nghỉ va giải quyết có hiệu quả các
yêu cầu vả thách thức của cuộc sống” [32].
Nhìn nhận khái niệm KNS từ góc độ Tâm lý học, tác giả Nguyễn Quang Uan đưa ra khái niệm KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thông kỹ năng
nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc vả
tham gia vào cuộc song hang ngay có kết quả, trong những điều kiện xác định
của cuộc sống [51].
Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về KNS của các tổ chức, các tác
giả trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy có nhiều cách tiếp cận khái niệm
KNS và có nhiều cách diễn đạt khải niệm KNS với quan niệm rộng, hẹp khác nhau. Khai niệm KNS hiểu theo nghĩa hep bao gồm những năng lực tâm lý —
xã hội. Còn theo cách hiểu rộng hơn KNS không chỉ bao gồm năng lực tâm lý
— xã hội mà còn bao gồm cả kỹ năng tâm vận động.
Trong dé tài nay, chúng tôi tập trung nghiên cứu về thực trang QL hoạt động giáo dục KNS cho HS trong nhà trường Tiểu học Việt Nam, KNS còn được xem là mục tiêu của giáo dục đối với nhân cách HS, KNS là một thành
tố trong cau trúc nhân cách HS, tức là, nhà trường thực hiện mục tiêu giáo
dục nhân cách HS, ngoài giáo dục kiến thức, còn phải trang bị cho HS những
kỹ năng cần thiết trong cuộc sống dé các em thực hiện day đủ quyền và trách
nhiệm của minh, sống tốt, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Xét về trọng tâm để tải, căn cứ trên các đặc điểm tâm - sinh lý HS lứa
tuổi Tiểu học, những yếu tổ tác động đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách người học và quan điểm giáo dục KNS của Bộ GD&DT, chúng tôi
nhận thấy quan niệm về KNS của tô chức UNESCO đưa ra là khá phù hợp.
Do đó chúng tôi chọn khái niệm KNS của tổ chức UNESCO va một số bo sung cho phủ hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách lứa tuổi HS Tiểu học làm khái niệm cơ sở cho dé tải nay. Theo chúng tôi: kỹ năng sống là năng
25
lực cá nhân để cá nhân thực hiện day đủ các chức năng, thích nghỉ và
tham gia vào cuộc sống hằng ngày trong các mỗi quan hệ với chính mình
và với người khác trong gia đình, nhà trường và xã hội.
c. Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tong thể hình thanh và
phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm
phát triển tối đa những tiém năng (sức mạnh thé chất và tinh thần) của con
người [17].
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa
rộng), là hoạt động nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể chất, những hành vi và thói
quen ứng xử đúng dn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội [17].
Chúng tôi quan niệm: giáo duc KNS là quá trình tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến HS nhằm giúp cho HS có những kiến thức về cuộc sống, có những thao thác, hành vi ứng xử phù hợp trong các mỗi quan hệ xã hội, giúp cho nhân cách mỗi HS được phát triển hài
hòa, đúng din, dong thời thích ứng tốt với môi trường sống và các mỗi
quan hệ.
d. Bản chất của hoạt động giáo dục kỹ năng sing cho học sinh Tiểu
học
Giỏo dục KNS cho HS với bản chất lọ hỡnh thành và phỏt triển cho cỏc
em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác trong các mỗi quan hệ và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huỗng của cuộc sống hằng ngày [26].
Giáo dục KNS cho HS Tiểu học chính là sự bo sung vẻ kiến thức va
năng lực cân thiết cho cá nhân HS để các em có thé thích ứng với mỗi trường sống, có thé hoạt động độc lập, tự tin và có những kỹ năng dé sống tốt trong
26
cuộc sống hằng ngày với những mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã
hội.
e. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Theo UNICEF, giáo dục KNS cơ bản là tạo sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và
hành vi. Giáo dục KNS giúp HS chuyển dịch các kiến thức (cái các em biết), thái độ, giá trị (cái các em nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế
(làm gì và làm theo cách nào) tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [32].
Các tài liệu của WHO (2001) cho thấy tổ chức này quan niệm mục tiêu
giáo dục KNS la “giúp con người trong việc ra quyết định — giải quyết van đề,
tư duy sáng tạo, giao tiếp hiệu quả, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh,
thấu cảm với người khác, kiểm soát và QL cuộc đời mình theo cách lành
mạnh và sinh lợi” [9].
Theo các tài liệu về giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông
Việt Namthì, giáo dục KNS cho HS nhằm thực hiện các mục tiêu sau:[4]
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích
cực; đồng thời loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. |
- Tạo cơ hội thuận lợi cho HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thé chat, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Cụ thể đối với giáo dục KNS cho HS Tiểu học, thì mục tiêu là bước đầu
trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phủ hợp trong các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội; có khả năng khẳng định bản thân và hòa nhập vào cuộc sống, giúp các em sống tự tin, tự chủ như một người công dân nhỏ tuổi để trở
27
thành con ngoan trong gia đình, HS tích cực của nhà trường và công dân tết
của xã hội [4].
£- Nội dung các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh Tiéu học
Y Yêu câu vẻ nội dung kỹ năng sống cẩn giáo dục cho học sinh Tiểu
học:
Nội dung KNS cần giáo dục cho HS Tiểu học là những nội dung đơn giàn, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể hiểu và áp dụng vào thực tế cuộc sống và sinh hoạt hang ngày của các em. Nội dung
chủ yếu là tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội, là những kỹ năng được
vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Việc hình thành những kỹ năng này không loại bỏ mà ngược lại phải gắn kết và song hành với việc hình thành những kỹ năng học tập như: kỹ năng đọc, viết,
tính toán, sử đụng máy tinh,...[4].
Nội dung các kỹ năng sống cân giáo dục cho học sinh Tiểu học 4 Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với chính minh
- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân: là khả năng con người
nhận thức về chính bản thân mình; biết nhìn nhận, đánh giá đúng các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các tiém năng, tinh cảm, thói quen, sở thích của
bản thân mình; nhận thức được vai trò, vị trí của bản thân trong gia đình, nhà trường và xã hội [4].
- Kj năng tim kiếm sự hỗ trợ: là khả năng con người ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, biết cách xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, tự
tin và biết tìm đến các địa chỉ đó và biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách
phù hợp [4].
28
- Kỹ năng tự phục vụ: là khả năng cá nhân tự mình làm lấy những việc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của mình mà không cần có người
giúp, người phục vụ [50].
- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: là kha năng cá nhân chóng lại sự xâm hại của người khác trong các tình huống nguy hiểm.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm
xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều
chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp [4].
% Nhóm các kỹ năng nhận biết và sống với người khác
- Kỹ năng thể hiện sự căm thông: là kha năng con người có thé hình dung ra và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và
chấp nhận người khác vến là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có
thể hiểu rõ tình cảm và cảm xúc của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ [4].
- Kỹ năng hợp tác và quan tâm, chia sẻ: là kỹ năng quan trọng giúp con người biết cách hàn gắn các mối quan hệ, thể hiện tỉnh thần cộng đồng, giúp
nâng cao tinh thần đồng đội va khả năng chia sẻ thông tin, cảm xúc với người
khác, đó là khả năng con người biết chia sẻ tình cảm, trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong tập thể [4].
- Kj năng bày tỏ ý kiến của bản thân: là khả năng bày tò suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư
vấn khi cần thiết thông qua hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa để người nghe hiểu [4].
- Kf năng thiết lập tình bạn: là kha năng xây dựng. duy trì và phát triển
mối quan hệ bạn bè với người khác [50].
29
- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ: là kha năng con người thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những tình huống có quan
hệ giữa mình và người khác trong các mối quan hệ xã hội [50].
- Kj năng thể hiện sự tự tin: là khả năng mà mỗi cá nhân thể hiện những thế mạnh của bản thân trước tập thể. Dám chứng minh năng lực của bản thân một cách hợp lý và cho người khác thấy được bản lĩnh của bản thân khi thực hiện công việc; tin rang mình là một người có ích và tích cực, có
niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vy [4].
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuổi: là khả năng con
người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức thực hiện công việc được giao.
Khi đảm nhận trách nhiệm, các em cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm
vụ.
s+ Nhóm các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi: là khả năng cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
cuộc sống một cách kịp thời.
- Kỹ năng tập trung: là kha năng con người dồn sức vào một hoạt động, một công việc nào đó nhằm thực hiện tốt hoạt động, công việc đó [4].
g. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà
trường Tiéu học
®& Yêu câu đối với các hình thức giáo duc kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường Tiểu học
Hình thức giáo dục KNS cho HS Tiểu học cần cần đảm bảo các yêu cầu:
30