CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
1.2. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.2. Các loại hình tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
a. Tài trợ trước giao hàng
- Tài trợ vốn lưu động trong giai đoạn chuẩn bị hàng xuất.
Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp chia làm hai loại: doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, quy trình sản
xuất sẽ bắt đầu từ khi thu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản xuất, gia công hàng hóa chế biến thành thành phẩm hoàn thành. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp thương mại, giai đoạn cần vốn là khi thu gom thành phẩm để xuất khẩu. Giai đoạn này nhiều khi cũng không đơn giản, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để chuẩn bị nguyên vật liệu cũng như gom hàng, các giá trị hợp đồng ngoại thương thường rất lớn. Chính vì vậy, nhu cầu tài trợ là không thể tránh khỏi.
- Tài trợ bằng một số L/C đặc biệt:
L/C trả ngay (at sight L/C): ngân hàng phải thanh toán ngay cho người hưởng lợi khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.
L/C trả chậm (time L/C): ngân hàng cam kết thanh toán cho người hưởng lợi sau một số ngày nhất định trong L/C. Có 2 loại L/C kỳ hạn:
+ Acceptable L/C: sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng.
+ Deferred L/C: không sử dụng hối phiếu trả chậm để đòi tiền ngân hàng.
L/C xác nhận (confirm L/C): được một ngân hàng khác ngoài ngân hàng phát hành xác nhận, là cam kết trả tiền đồng thời bởi 2 ngân hàng.
L/C chuyển nhượng (transferable L/C): người được hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền thực hiện L/C cho một người khác.
L/C tuần hoàn (revoling L/C): không thể hủy ngang mà được sử dụng một cách tuần hoàn trong thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
L/C giáp lưng (back to back L/C): người xuất khẩu nhận được L/C người nhập khẩu mở cho mình lại dùng chính L/C đó để mở một L/C cho người khác hưởng.
L/C đối ứng (reciprocal L/C): L/C bắt đầu có hiệu lực khi L/C đối ứng được mở.
L/C điều khoản đỏ (red clause L/C): cho phép ngân hàng chỉ định ứng trước một phần tiền cho người được thụ hưởng để mua nguyên vật liệu và giao hàng theo đúng L/C đã mở.
L/C dự phòng (stand by L/C): do ngân hàng người xuất khẩu phát hành cam kết hoàn trả tiền đặt cọc, ứng trước và chi phí mở L/C cho người nhập khẩu nếu người
xuất khẩu không thực hiện nghĩa vụ của mình.
b. Tài trợ sau giao hàng - Chiết khấu bộ chứng từ
Chiết khấu bộ chứng từ là hình thức ngân hàng tài trợ cho NXK thông qua việc mua lại bộ chứng từ hợp lệ, trước thời điểm xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành, với giá thấp hơn hoặc bằng giá trị mà NNK sẽ nhận được thông qua việc xuất trình chứng từ đến ngân hàng phát hành.
+ Chiết khấu BCT miễn truy đòi: Việc ngân hàng được chỉ định thanh toán trả một số tiền hợp lệ cho người thụ hưởng khi họ xuất trình BCT đòi tiền mà không được quyền đòi lại số tiền từ người hưởng lợi trong trường hợp không đòi được tiền ngân hàng phát hành L/C. Phương thức này mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng nên số tiền chiết khấu thường thấp hơn, lãi suất chiết khấu cao hơn, nghiệp vụ chiết khấu cũng khắt khe hơn.
+ Chiết khấu BCT có truy đòi: Việc ngân hàng được chỉ định thanh toán trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng khi họ xuất trình BCT đòi tiền. Trong trường hợp ngân hàng chiết khấu không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn lại số tiền được ngân hàng chiết khấu.
c. Tài trợ khi nhận hàng - Cho vay thanh toán L/C
Với trường hợp hàng về trong tương lai, thời điểm nhà NK thấy chưa có khả năng về tài chính để thanh toán BCT nhưng lại có khoản nguồn thu từ việc sử dụng lô hàng nhập khẩu họ có thể yêu cầu ngân hàng tài trợ một khoản để thanh toán. Sau khi xem xét các điều kiện phù hợp, ngân hàng xem xét và cấp cho doanh nghiệp một khoản vốn nhất định.
-Chấp nhận thanh toán
Chấp nhận thanh toán là khi người bị ký phát cam kết thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn. Hình thức này được sử dụng khi người XK thiếu sự tin tưởng vào khả năng thanh toán của NNK. Đến hạn thanh toán nếu NNK đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng sẽ đứng ra thu một khoản phí chấp nhận. Nếu NNK không đủ khả năng thanh toán thì NH đứng ra trả thay và chịu rủi ro. Tuy nhiên NNK sẽ phải ký
quỹ một khoản khá cao hoặc có tài sản đảm bảo.
- Bảo lãnh thuế nhập khẩu
Đối với các DN, NNK có BCT giá trị lớn, số thuế phải đóng lớn tuy nhiên không phải doanh nghiệp lúc nào cũng sẵn có tiền để đóng các khoản thuế. Chính vì vậy, để đảm bảo chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp sẽ nhờ ngân hàng đứng ra đóng khoản thuế này trong một thời gian nhất định và thu một khoản phí.
- Ký hậu B/L và ủy quyền nhận hàng
+ Ký hậu B/L: Người ký hậu sẽ thực hiện việc ký hậu lên mặt sau của vận đơn, trao vận đơn cho người nhận ký hậu. Hành động này thể hiện sự chấp nhận việc chuyển quyền sở hữu từ người ký hậu sang người nhận ký hậu. Việc ký hậu là vô điều kiện, không kèm nguyên nhân, điều kiện đi kèm. Trong phương thức thanh toán L/C, B/L thường được lập theo lệnh của ngân hàng phát hành.
+ Ủy quyền nhận hàng
Là nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng với NNK trong vận tải hàng không. Nếu NNK gửi hàng sử dụng airway bill, người thụ hưởng là ngân hàng phát hành thì bắt buộc ngân hàng phát hành soạn ủy quyền nhận hàng.
- Bảo lãnh nhận hàng
Khi hàng hóa đến trước, chứng từ đến sau để tránh chi phí thời gian, chi phí lưu kho bãi, giảm thiểu chất lượng cũng như biến động giá cả hàng hóa, NNK có thể yêu cầu ngân hàng phát hành cho mình bảo lãnh nhận hàng để có thể nhận hàng sớm.