CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTTM QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK
3.2.1. Đổi mới công nghệ thông tin ở ngân hàng
Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng là vô cùng cần thiết đặc biệt với quy trình TTTM theo phương thức TDCT rất phức tạp. Nâng cao hoạt động thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo tính an toàn và chuyên nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và là tiền đề để phát triển. Nâng cấp mạng lưới máy tính giúp tăng tốc độ truyền tin, đảm bảo an toàn khi truyền dữ liệu, luôn cập nhật những phần mềm mới theo tiêu chuẩn quốc tế và tổ chức đào tạo cán bộ sử dụng phần mềm. Xây dựng mạng lưới nội bộ thông suốt từ chi nhánh đến hội sở để các nghiệp vụ diễn ra một cách dễ dàng, bảo mật cao.
3.2.2. Đa dạng các sản phẩm tài trợ thương mại theo phương thức TDCT
Ngân hàng Vietcombank cần tiến hành nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế mà các ngân hàng đối thủ đang có ngay cả ngân hàng nước ngoài đang phát triển. Đặc biệt phải phân tích, nghiên cứu về biến động cung cầu từ đó phát triển những sản phẩm tài trợ đa dạng hơn. Hiện nay, đối với tài trợ trước khi giao hàng Vietcombank mới áp dụng tài trợ hàng lưu kho và thư tín dụng điều khoản đỏ và một vài hình thức bảo lãnh khác. Do đó, các hình thức tài trợ này chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Hình thức bảo lãnh thực sự vẫn còn rất mới mẻ ở Việt Nam nên chưa được sử
dụng nhiều trong thanh toán. Hơn nữa bảo lãnh là hình thức ngân hàng đứng ra trả thay khi khách hàng không hoàn thành đúng nghĩa vụ hợp đồng. Mặt khác, các DN ở Việt Nam chưa thật sự có uy tín trên thị trường nên có thể mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Việc đa dạng tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt cũng sẽ đem lại hiệu quả lớn. Với khách hàng thường xuyên nhập khẩu với khối lượng lớn, mức độ uy tín cao có thể mở L/C tuần hoàn để thuận tiện cho việc thanh toán, giảm thiểu được chi phí khi mở L/C nhiều lần. Bên cạnh đó, Vietcombank có thể mở rộng các hình thức tài trợ bằng các dự án xuất nhập khẩu. Khi đó, một dự án sẽ có nhiều ngân hàng tham gia đồng tài trợ.
Việc áp dụng này phù hợp với các giao dịch có khối lượng lớn nên cần có sự góp vốn của nhiều ngân hàng. Điều này có thể giúp mở rộng hoạt độngTTTM, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó lợi nhuận cũng bị san sẻ cho các ngân hàng khác.
3.2.3. Phát tri ển mạng lưới và quan hệ với các ngân hàng đại lý
Mạng lưới và ngân hàng đại lý ở cả trong và ngoài nước sẽ giúp cho việc mở rộng tài trợ thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi hơn, hợp tác quốc tế cũng giúp ngân hàng rút ra được nhiều kinh nghiệm tài trợ từ các nước trên thế giới. Đặc biệt với TTTM theo phương thức thanh toán TDCT thì vai trò của ngân hàng đại lý càng giữ vị trí quan trọng hơn. Bởi vì hoạt động này bị ảnh hưởng từ đối tác ngân hàng ở nước ngoài. Khi có quan hệ tốt với ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí vì không cần phải qua nhiều trung gian, tận dụng được nguồn nhân lực.
Giữ vững mối quan hệ lâu bền với các ngân hàng, mở rộng mạng lưới, thiết lập mối quan hệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc TTTM quốc tế. Bên cạnh đó, cần lựa chọn đối tác thật kỹ, tích cực học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn.
Vietcombank cần quản lý về các ngân hàng đại lý một cách có hệ thống, phân loại theo các mức độ, tiêu chí tín nhiệm, uy tín cũng như trình độ chuyên môn…từ đó tạo điều kiện tài trợ cho khách hàng.
3.2.4. Phát tri ển nguồn nhân lực
TTTM quốc tế theo phương thức TDCT có liên quan đến yếu tố nước ngoài
do vậy luôn gặp nhiều rủi ro, rào cản về mặt pháp lý, môi trường kinh doanh. Hơn thế nữa, còn yêu cầu về bộ chứng từ, hệ thống văn bản, công ước quốc tế. Do đó để có thể gia tăng lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro, vấn đề đặt ra là phải phát triển nguồn nhân lực với trình độ nghiệp vụ cao, kỹ năng tốt. Đáp ứng yêu cầu đó, ngân hàng Vietcombank đã có những chính sách đào tạo, công tác tuyển dụng cũng như khen thưởng:
Công tác tuyển dụng: Vietcombank luôn chú trọng trong việc tuyển chọn những thanh toán viên. Việc tuyển dụng diễn ra nghiêm túc và chuyên nghiệp, để tạo điều kiện liên kết với các trường đại học để lựa chọn các sinh viên giỏi có đủ khả năng.
Công tác đào tạo: Vietcombank tổ chức các lớp học đào tạo thường xuyên, bổ trợ kiến thức về thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán TDCT, vận tải, Incoterm cho đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó tổ chức các buổi tọa đàm về các phương án, sản phẩm tài trợ thương mại. Kiểm tra định kỳ, theo dõi việc cán bộ thanh toán nắm bắt quy trình, chuyên môn. Thêm vào đó, Vietcombank còn cử cán bộ thanh toán có năng lực học hỏi kinh nghiệm về lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế ở các nước trên thế giới.
Công tác khen thưởng: cơ chế khen thưởng với những cán bộ làm tốt công việc và có nhiều thành tích cao từ đó tạo động lực giúp đội ngũ nhân viên phát huy tối đa năng lực. Bên cạnh đó, kỷ luật với những cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ, thái độ ỷ lại vào người khác. Hơn nữa, nhằm thu hút và giữ chân nhân viên giỏi, có trình độ cao ngân hàng cần đưa ra các chính sách đãi ngộ, trợ cấp tạo niềm tin đối với nhân viên.
3.2.5. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp
Những năm gần đây, các ngân hàng ngày càng phát triển và có ở khắp mọi nơi.
Vì thế, Vietcombank phải đối mặt với việc cạnh tranh rất lớn. Để có được nhiều khách hàng cần đưa ra chiến lược marketing hiệu quả, đòi hỏi phải có đội ngũ nghiên cứu thị trường, về đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu thị trường: Vietcombank cần tìm hiểu sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu tình hình cũng như diễn biến của thị trường qua từng giai đoạn,
từ đó đưa ra những chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ kịp thời.
Nghiên cứu khách hàng: Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công cũng như đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phần lớn các lỗi trong thanh toán TDCT đều do những sai sót của khách hàng từ việc lập bộ chứng từ hoặc sơ suất trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương.Vì vậy, ngân hàng cần có sự phân loại khách hàng theo các tiêu chí nhất định, đánh giá khách hàng chính xác để giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ. Hơn nữa, ngân hàng cần phát huy vai trò tư vấn của mình, đặc biệt đối với các lỗi về bộ chứng từ của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tài trợ.