Thực trạng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 48 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức

Các chỉ tiêu định lượng:

Tài trợ xuất khẩu

a. Doanh số tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Bảng 2.6. Tình hình thanh toán xuất khẩu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo phương thức TDCT

Đvt: Tỷ USD

Năm 2016 2017 2018

Doanh số 12,24 13,67 14,35

Tăng/giảm số tuyệt đối - 1,43 0,68

Tăng trưởng - 11,68% 4,97%

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh phòng thanh toán quốc tế của VCB từ 2016-2018

Theo bảng ta thấy doanh số xuất khẩu theo phương thức thanh toán TDCT của ngân hàng Vietcombank có xu hướng tăng qua các năm. Trong đó, năm 2018 doanh số tăng 4,97 % so với năm 2017, năm 2017 so với năm 2016 tăng 11,68%. Đây chính là kết quả của việc ngân hàng đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ hoạt động TTTM.

Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước phát triển, Vietcombank đã mở rộng các gói tài trợ với giá ưu đãi, giúp xuất siêu sang thị trường nước ngoài, tăng nguồn ngoại tệ cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, để có thể nâng cao được vị thế và uy tín của mình trên thị trường quốc tế đòi hỏi ngân hàng cần đổi mới chất lượng dịch vụ tốt hơn bởi có sự cạnh tranh rất lớn từ phía các ngân hàng đối thủ. Bằng chứng là năm 2018 thanh toán xuất thẩu vẫn tăng nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn những năm trước đó. Đây cũng là vấn đề cần phải đặt ra trong việc mở rộng hoạt động tài trợ theo TDCT tại Vietcombank.

Bảng 2.7. Doanh số TTTM quốc tế theo phương thức thanh toán TDCT tại VCB 2016-2018

Đvt: Tỷ USD

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu 6.16 6.54 7.25

Tăng trưởng - 6,17% 10,86%

Doanh số chiết khấu L/C xuất khẩu 0.85 1.06 1.35

Tăng trưởng - 24,71% 27,36%

Tỷ lệ doanh số chiết khấu/Doanh số

thanh toán L/c xuất khẩu 13,80 16,21% 18,62%

Doanh số cho vay tài trợ vốn lưu động 1.1 1.36 1.47

Tăng trưởng - 23,64% 8,09%

Tỷ lệ doanh số cho vay tài trợ vốn lưu động/Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

17,86% 20,8% 20,3%

Nguồn: Tự tổng hợp số liệu tương đối dựa vào báo cáo tình hình hoạt động của VCB từ 2016-2018

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu từ 2016-2018 đều tăng. Cụ thể, năm 2017 với mức doanh số 6,54 tỷ USD so với năm 2016 tăng 0,38 tỷ USD và đến năm 2018 tăng lên là 7,25 tỷ USD và với mức tăng trưởng tương ứng là 10,86%. Điều này cho thấy, Vietcombank đã có định hướng tốt về hoạt động này, sự tăng lên của doanh số thanh toán L/C xuất khẩu chủ yếu là do số món tài trợ tăng lên đáng kể góp phần vào lợi nhuận cho ngân hàng.

Doanh số chiết khấu L/C xuất khẩu

Doanh số chiết khấu L/C xuất khẩu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Cụ thể với mức doanh số năm 2017 là 1,06 tỷ USD tăng 24,71% khi đem so sánh với năm 2016 và năm 2018 đạt 1,35 tỷ USD so với năm 2017 tăng 27,36%. Qua đó, ta thấy được mức tăng trưởng khá ổn định và phù hợp với tình hình kinh tế khi nước ta đang mở cửa, đàm phán với nước trên thế giới.

Doanh số cho vay tài trợ vốn lưu động

Trong tình hình hội nhập đàm phán đa phương quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của có chiều hướng gia tăng với doanh số cho vay tài trợ vốn lưu động của Vietcombank tăng tương đối khả quan. Năm 2016 từ 1,1 tỷ USD tăng lên 1,36 tỷ USD vào năm 2017 và năm 2018 tăng 8,09% so với năm 2017.

Rõ ràng có thể thấy ngân hàngVietcombank đã tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về mặt tài chính. Do nhu cầu ngày càng tăng về nhu cầu tài trợ thương mại quốc tế, có thể trong thời gian tới thì mức doanh số cho vay tài trợ vốn lưu động có thể tiếp tục tăng.

b. Số món tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Bảng 2.8. Số món tài trợ XK theo phương thức thanh toán TDCT Đvt: Sản phẩm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số món 18046 19326 21436

Số món chiết khấu 2348 2645 2853

Số món thanh toán 15698 16681 18583

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ năm 2016-2018 Biểu đồ 2.5. Số món thanh toán và chiết khấu L/C XK tại ngân hàng

Vietcombank giai đoạn 2016-2018

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy số món tài trợ xuất khẩu tăng dần qua các năm cho thấy có nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ này. Trong đó số món thanh toán chiếm tỷ trọng lớn hơn số món chiết khấu qua các năm. Cụ thể, số món thanh toán năm 2016 là 15698 món tăng dần lên 16681 món vào năm 2017 và 18583 món năm 2018.

18046 19326

21436

2348 2645 2853

15698 16681

18583

0 5000 10000 15000 20000 25000

2016 2017 2018

Số món thanh toán Số món chiết khấu Tổng số món

Điều này có thể thấy khách hàng tin dùng dịch vụ thanh toán nhưng tốc độ tăng trưởng không quá lớn do sức cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng. Đây là vấn đề cần đặt ra cho ngân hàng Vietcombank trong việc gia tăng tính tiện ích của hoạt động TTTM theo phương thức TDCT.

Bên cạnh đó, số món chiết khấu giai đoạn 2016-2018 lại có xu hướng tăng.

Năm 2016 với 2348 món, con số này tăng lên thành 2645 vào năm 2017 và tăng lên 2853 món vào năm 2018. Với những tiện ích mà ngân hàng đã tài trợ thì sản phẩm tài trợ này đang được nhà xuất khẩu sử dụng nhiều hơn.

Các sản phẩm TTTM xuất khẩu thông qua hình thức thanh toán TDCT tại Vietcombank chưa thực sự phát triển bởi nó khá là phức tạp khi có nhiều ngân hàng trung gian tham gia và được điều chỉnh bởi không chỉ luật trong nước mà còn luật quốc tế. Bên cạnh đó, rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT luôn có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào. Khách hàng chủ yếu vẫn lựa chọn các sản phẩm truyền thống vì độ an toàn cao hơn.

Mặt khác, chiến lược quảng bá sản phẩm chưa thật sự hiệu quả là vấn đề cần được chú trọng nghiên cứu đặt ra cho ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.

c. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm tài trợ XK theo phương thức thanh toán TDCT

Biểu đồ 2.6. Số lượng khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2016-2018

Đvt: Khách hàng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank 2016-2018

1097 985 923

436 476

515

5412 5852

6138

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

2016 2017 2018

Chuyển tiền Nhờ thu Tín dụng chứng từ

Số lượng khách hàng lựa chọn các phương thức thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank thay đổi qua các năm. Trong khi số khách hàng sử dụng chuyển tiền có xu hướng tăng thì số lượng khách hàng sử dụng phương thức TDCT lại giảm dần, số lượng sử dụng nhờ thu lại tăng nhẹ. Cụ thể, số lượng khách hàng lựa chọn dịch vụ chuyển tiền từ 5,412 khách hàng tăng lên 5,852 vào năm 2017 và con số này tăng lên 6,138 vào năm 2018. Bởi vì sự tiện lợi, nhanh chóng, ít rủi ro của phương thức chuyển tiền cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các ngân hàng mà số lượng khách hàng lựa chọn L/C đang có dấu hiệu giảm xuống từ 1,097 (năm 2016) giảm xuống 923 khách hàng vào năm 2018. Điều này có thể tiếp tục diễn ra trong những năm tiếp theo bởi chuyển tiền sẽ cắt giảm được chi phí cho cả ngân hàng với khách hàng. Hơn nữa, thanh toán chuyển tiền còn phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, uy tín chưa cao với bạn hàng vì phương thức L/C ngân hàng cần phải đánh giá uy tín của khách hàng rồi mới tài trợ được, rủi ro sẽ cao hơn so với chuyển tiền. Bên cạnh đó, thanh toán theo phương thức thanh toán TDCT quy trình phức tạp hơn và với những khoản thanh toán lớn đòi hỏi ngân hàng phải có đội ngũ chuyên môn cao về nghiệp vụ để có thể giảm rủi ro do không đòi được tiền.

Bảng 2.9. Số lượng khách hàng được tài trợ XK theo phương thức thanh toán TDCT Đvt: Khách hàng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số lượng khách hàng thanh toán

L/C xuất khẩu 1,097 985 923

Số lượng khách hàng được tài trợ

theo L/C xuất khẩu 428 415 395

Tỷ lệ khách hàng được tài trợ 36,6% 34,3% 32,4%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh - Phòng thanh toán quốc tế Vietcombank Số lượng khách hàng sử dụng L/C xuất khẩu giảm dần nên số lượng khách được tài trợ cũng giảm đi. Trong đó, năm 2016 có 428 khách hàng được tài trợ nhưng đến năm 2017 chỉ còn 415 và 2018 còn 395 khách hàng. Có thể thấy Vietcombank đang phải đối mặt với việc thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm này. Mặt khác, ngân hàng vẫn luôn nỗ lực vươn mình để mở rộng kênh tìm kiếm khách hàng, duy trì quan hệ với khách hàng thân thiết, tạo uy tín và chỗ đứng cho mình trong nền kinh tế hội

nhập.

d. Thị phần hoạt động tài trợ XK theo phương thức tín dụng chứng từ Biểu đồ 2.7. Thị phần tài trợ XK của Vietcombank giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Qua biểu đồ trên thị phần xuất khẩu có chiều hướng giảm từ 16,7% năm 2016 xuống còn 16,5% năm 2017 và 16% vào năm 2018. Điều đó có thể thấy rõ thông qua việc Việt Nam đã ký hợp đồng thương mại đa phương với các nước nên việc xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài yêu cầu những điều kiện, tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo yêu cầu từ phía đối tác nên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất khẩu. Bởi lẽ hàng hóa để xuất khẩu vẫn luôn gặp rào cản thuế quan, chất lượng, không đạt chỉ tiêu quốc tế đưa ra.

Tài trợ nhập khẩu

a. Doanh số tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Bảng 2.10. Tình hình thanh toán nhập khẩu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo phương thức TDCT Đvt: Tỷ USD

Năm 2016 2017 2018

Doanh số 15.6 16.86 18.35

Tăng/giảm số tuyệt đối - 1.26 1,49

Tăng trưởng - 8.08% 8.84%

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh phòng thanh toán quốc tế của VCB Nhìn chung, tổng doanh số nhập khẩu theo phương thức TDCT của

16.70%

16.50%

16%

15.60%

15.80%

16.00%

16.20%

16.40%

16.60%

16.80%

2016 2017 2018

xuất khẩu

Vietcombank có xu hướng tăng. Năm 2017 doanh số tăng 1.26 tỷ USD so với năm 2016; năm 2018 tăng 1,49 tỷ USD so với năm 2017. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết một số hiệp định đa phương, chính sách kinh tế mở cửa hàng hóa nước ngoài, do đó hàng hóa nhập khẩu vào cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là giai đoạn mà chính phủ thực hiện cải thiện chính sách xuất nhập khẩu, gia tăng chất lượng hoạt động XNK.

Bảng 2.11. Doanh số tài trợ nhập khẩu theo L/C năm 2016-208

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh số phát hành L/C nhập 18.85 19.34 21.05

Doanh số thanh toán L/C nhập 15.98 16.68 17.27 Doanh số cho vay thanh toán

L/C nhập 8.59 9.63 10.04

Tỷ lệ doanh số cho vay/Doanh

số thanh toán 53.75% 57.73% 58,14%

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh của Vietcombank 2016-2018 Doanh số phát hành L/C nhập khẩu

Doanh số phát hành L/C nhập qua ba năm 2016-2018 đều có chiều hướng tăng từ 18.85 tỷ USD năm 2016 tăng lên 19.34 vào năm 2017 và 21.05 vào năm 2018. Qua đó thấy được nhu cầu tài trợ nhập khẩu có xu hướng tăng do chủ yếu doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn ưa thích nhập nhiều hơn xuất đặc biệt là do hàng xuất khẩu sang nước ngoài cần phải đảm bảo được những điều kiện, tiêu chuẩn chất lượng nên gây nhiều khó hơn cho việc xuất khẩu. Do nhu cầu tài trợ nhập khẩu tăng nên doanh số phát hành qua các năm cũng tăng đáng kể.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu

Nhu cầu nhập khẩu tăng kéo theo doanh số thanh toán tăng lên. Cụ thể, doanh số thanh toán L/C nhập năm 2016 là 15.98 tỷ USD đã tăn lên 17.27% vào năm 2018.

Mặc dù mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2018 không tăng nhiều nhưng đã có sự chuyển biến.

Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu

Với những chính sách đổi mới và phát triển sản phẩm TTTM chuyên biệt, ngân hàng Vietcombank đã đẩy mạnh doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu với mức tăng trưởng đều tăng qua các năm và luôn giữ thị phần cao trên thị trường.

b. Số món tài trợ nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT

Bảng 2.12. Số món tài trợ nhập khẩu tại Vietcombank giai đoạn 2016-2018 Đvt: Sản phẩm

Năm 2016

2017 2018

Tuyệt

đối 2017/2016 Tuyệt đối 2018/2017

Phát hành L/C 12.053 12.261 +1,72% 12.126 -1,1%

Thanh toán L/C 13.647 14.228 +4,26% 14.135 -0,65%

Ký hậu vận đơn 12.358 12.615 +2,08% 12.804 +1,50%

Bảo lãnh nhận hàng 1.288 1.315 +2,1% 1.326 +0,84%

Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế của Vietcombank từ 2016-2018

Dựa vào bảng ta thấy số món phát hành L/C nhập khẩu có chiều hướng biến động. Cụ thể, năm 2017 số lượng phát hành L/C nhập tăng 1,72% tuy nhiên đến năm 2018 số lượng lại giảm nhẹ. Điều này cho thấy có nhiều ngân hàng cạnh tranh cùng với thói quen thay đổi của nhà nhập khẩu, phương thức thanh toán L/C ít được sử dụng hơn trước do nó phức tạp. Trước đây doanh nghiệp sử dụng đa phần là vì thiếu sự uy tín với bạn hàng nên cần tài trợ đảm bảo từ phía phía ngân hàng. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã làm có uy tín với bạn hàng nên có xu hướng sử dụng phương thức thanh toán khác như chuyển tiền vì thủ tục đơn giản hơn, thời gian nhanh chóng, giảm thiểu được chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thanh toán TDCT mất nhiều thời gian do phải xem xét bộ chứng từ, đánh điện thông báo và để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cần phải có đội ngũ phòng trung tâm TTTM kiểm duyệt rồi mới đồng ý mở L/C. Chính vì thế mà xu hướng thanh toán tín dụng chứng từ có lẽ sẽ giảm vào những năm tới thay vào đó chuyển tiền sẽ có xu hướng tăng.

Biểu đồ 2.8. Số món ký hậu vận đơn của ngân hàng VCB giai đoạn 2016-2018

Đvt: Sản phẩm

Số món ký hậu vận đơn của ngân hàng Vietcombank các năm đều tăng lên.

Trong đó, năm 2016 từ 12.358 món tăng 257 món lên thành 12615 món vào năm 2017 và tăng 189 món vào năm 2018. Số liệu này cho thấy nhu cầu lấy hàng của nhà nhập khẩu đang có xu hướng tăng vì doanh nghiệp muốn lấy được hàng để xoay vòng vốn kinh doanh nhất là trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, giá cả biến động mạnh.

Biểu đồ 2.9. Số món bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng Vietcombank 2016-2018

Từ biểu đồ ta thấy số món tài trợ bảo lãnh nhận hàng tăng qua các năm đặc biệt là từ 1.288 món lên 1.315 món vào năm 2017; năm 2018 con số đó tăng lên 1.326 món. Việc này xuất phát từ nhu cầu của nhà nhập khẩu, trong trường hợp hàng hóa về đến nơi rồi mà chứng từ chưa đến, nhà nhập khẩu muốn lấy được hàng để đi vào

12358

12615

12804

12100 12200 12300 12400 12500 12600 12700 12800 12900

2016 2017 2018

1288

1315

1326

1260 1270 1280 1290 1300 1310 1320 1330

2016 2017 2018

sản xuất tránh chi phí lưu kho, lưu bãi. Việc tài trợ bảo lãnh nhận hàng vừa giúp khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

c. Số lượng khách hàng sử dụng tài trợ NK theo phương thức thanh toán TDCT

Biểu đồ 2.10. Số lượng khách hàng sử dụng tài trợ NK theo phương thức thanh toán TDCT

Đvt: Khách hàng

Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế của Vietcombank

Cơ cấu các phương thức thanh toán nhập khẩu có xu hướng biến động kéo theo đó là số lượng khách hàng sử dụng tài trợ NK theo phương thức thanh toán TDCT cũng thay đổi theo. Số lượng khách hàng lựa chọn L/C có chiều hướng giảm đi, cụ thể năm 2016 từ 4543 khách hàng giảm xuống còn 4180 khách hàng vào năm 2018. Trong khi đó nhờ thu cũng có xu hướng giảm đi từ 715 khách hàng xuống còn 671 khách hàng vào năm 2018. Ngược lại chuyển tiền lại có xu hướng tăng lên.

Đây có thể là do nhu cầu phương thức thanh toán TDCT của khách hàng giảm đi vì có mối quan hệ tốt với đối tác. Trong những năm tới có thể chuyển tiền ngày càng tăng do nó đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với việc phát hành L/C phức tạp và rủi ro cao.

4543

715

2498 4326

693

2567 4180

671

2783

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Tín dụng chứng từ Nhờ thu Chuyển tiền 2016 2017 2018

d. Thị phần hoạt động tài trợ NK theo phương thức tín dụng chứng từ Biểu đồ 2.11. Thị phần tài trợ nhập khẩu của Vietcombank giai đoạn 2016-2018

Qua biểu đồ ta thấy hoạt động nhập khẩu, thị phần tăng trưởng từ 14,3% vào năm 2016 lên 16,2% năm 2017 và 17,6% vào năm 2018. Bên cạnh sự gia tăng trong thị phần tài trợ nhập khẩu thương mại quốc tế của Vietcombank thì bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn cạnh tranh từ các đối thủ khác như Vietinbank, Mbbank, SHB…..

e. Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và ngân hàng đại lý

Bảng 2.13. Số lượng ngân hàng đại lý, quốc gia của một số ngân hàng Ngân hàng Số lượng ngân hàng đại lý Số lượng quốc gia

Techcombank 1000 88

Vietcombank 1856 158

Viettinbank 900 90

Agribank 2300 97

BIDV 1600 125

Sacombank 811 79

MB 850 75

Nguồn: Website của các ngân hàng

Vietcombank là một trong những ngân hàng có độ tín nhiệm tốt trong hệ thống các ngân hàng. Ngoài mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng tại nước ngoài.

Vietcombank còn mở rộng quan hệ với các ngân hàng trong nước cũng như ngân hàng nước ngoài và đang là trung gian thanh toán của rất nhiều các ngân hàng khác. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank thông qua một mạng lưới giao dịch quốc

14.3

16.2 17.6

0 5 10 15 20

2016 2017 2018

Nhập khẩu

tế với khoảng 1.856 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới.

Không những thế, Vietcombank còn có quan hệ với nhiều ngân hàng bao gồm: 4 ngân hàng thương mại nhà nước; 34 ngân hàng thương mại cổ phần; 4 ngân hàng liên doanh và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Tuy nhiên, Vietcombank luôn hướng tới mở rộng mạng lưới chi nhánh, phát triển cả trong và nước ngoài. Đặc biệt, Vietcombank đang đa dạng các loại hình kinh doanh như tài trợ thương mại cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.

Các chỉ tiêu định tính:

a. Mức độ đa dạng sản phẩm tài trợ hoạt động thanh toán L/C

Vietcombank cung cấp các sản phẩm dịch vụ về thanh toán L/C như tài trợ trước giao hàng, tài trợ sau khi giao hàng, các sản phẩm tài trợ chuyên biệt, triển khai nhiều giải pháp để thu hút ngoại tệ nhằm thực hiện đúng cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho khách hàng.

Việc đa dạng các sản phẩm thanh toán L/C sẽ thu hút và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm được thời gian tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, các sản phẩm TTTM quốc tế còn truyền thống, không có nhiều đổi mới. Do đó, vấn đề quan trọng là cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới ưu việt hơn so với trước đây.

Bảng 2.14. Các dịch vụ thanh toán L/C tại Vietcombank Thanh toán L/C nhập khẩu Thanh toán L/C xuất khẩu + Cho vay ký quỹ mở L/C

+ Ủy quyền nhận hàng + Ký hậu vận đơn + Bảo lãnh nhận hàng + Bảo lãnh thuế nhập khẩu + Cho vay thanh toán L/C + Upas L/C

+ Tài trợ hàng lưu kho + Cho vay xuất khẩu + Bảo lãnh thuế xuất khẩu

+ Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất + Xác nhận L/C

+ Chuyển nhượng L/C

+ Thư tín dụng điều khoản đỏ Nguồn: Website của Vietcombank

b. Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ TTTM quốc tế của ngân hàng Đây là tiêu chí quan trọng mà ngân hàng nào cũng quan tâm. Sự hài lòng của khách hàng được đánh giá thông qua phí dịch vụ, chất lượng và thời gian giao dịch,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)