CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆ T
2.1.3. Tình hình ho ạt động kinh doanh
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2016-2018
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018 có xu hướng tăng, vượt mức kế hoạch đưa ra. Cụ thể, trong năm 2018 huy động được nguồn vốn là 823.390 tỷ đồng đều tăng so với năm 2016 và năm 2017 lần lượt là 37,06% và 13,3%. Điều này là kết quả của việc ngân hàng gia tăng nguồn vốn phát triển cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt thông qua những nguồn vốn giá rẻ phần lớn là từ các cá nhân có nguồn vốn nhàn dỗi để giảm chi phí vốn cho ngân hàng mà vẫn đáp ứng được kịp thời nhu cầu của ngân hàng. Mặc dù lãi suất huy động tiền gửi không cao như nhiều ngân hàng khác nhưng Vietcombank vẫn huy động nguồn vốn tăng cho thấy được ngân hàng có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn luôn phát triển những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách hàng, không ngừng đầu tư vào
600738
726734
823390
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000
2016 2017 2018
công nghệ để mang đến lợi ích tốt nhất đến cho khách hàng và gia tăng lợi nhuận.
Hơn nữa, cơ cấu nguồn vốn cũng luôn được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường và định hướng, chiến lược của Vietcombank trong từng thời kỳ ngày càng mở rộng bán lẻ, tăng tỷ trọng nguồn vốn giá rẻ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam từ 2016-2018 Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của Vietcombank từ 2016-2018
Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu huy động nguồn vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân hộ dân cư của Vietcombank từ năm 2016-2018 tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2017 huy động vốn đều tăng đối với dân cư (19,9%) và tổ chức kinh tế (20,12%) so với năm 2016; năm 2018 huy động vốn cũng tăng lên ở cả hai nguồn vốn huy động so với năm 2017. Điều này có nghĩa là ngân hàng Vietcombank đẩy mạnh chiến lược bán lẻ chủ yếu cho dân cư bởi đây là một nguồn chính và dễ tìm kiếm của ngân hàng.
Dân cư là đại bộ phận chính, họ thường có nguồn tiền nhàn rỗi nên có thể dễ dàng huy động vốn cho những mục đích kinh tế có lợi. Bên cạnh đó, huy động được từ các tổ chức kinh tế có tăng nhưng vẫn ít hơn so với dân cư. Như vậy có thể thấy Vietcombank vẫn duy trì chiến lược gia tăng huy động vốn qua dân cư, giảm nguồn
326964 392032 421507
263488
316489
380422
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000
2016 2017 2018
Tổ chức kinh tế Dân cư
vốn giá cao từ các tổ chức kinh tế.
b. Hoạt động cho vay
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam
Đvt: Tỷ đồng
Năm 2016 2017 2018
Cho vay ngắn hạn 260.096 303.367 342.213
Cho vay trung hạn 53.767 56.530 53.310
Cho vay dài hạn 146.946 183.538 236.344
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietcombank 2016-2018
Dựa vào bảng trên ta thấy: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn đều tăng từ năm 2016-2018. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay dài hạn năm 2018 tăng 89.398 tỷ đồng so với năm 2016 và so với năm 2017 tăng 52.806 tỷ đồng. Qua đó cho thấy nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân, Vietcombank tăng cho vay bằng cách giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, dài hạn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời của nền kinh tế.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
260096
53767
146946 303367
56530
183538 342213
53310
236344
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn 2016 2017 2018
c. Hoạt động kinh doanh thẻ
Là ngân hàng luôn đi đầu trong việc cung cấp cho khách hàng các gói tài chính, ngân hàng Vietcombank được biết đến là ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển đem lại hiệu quả và sự tiện ích cho khách hàng. Đến nay, Vietcombank cung cấp dịch vụ thẻ cho hơn 12,7 triệu chủ thẻ trên toàn quốc. Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ cũng như mạng lưới ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt hơn 43.000 đơn vị chấp nhận thẻ và 2.407 máy ATM trên khắp các tỉnh và thành phố.
Bảng 2.2. Số lượng phát hành thẻ của Vietcombank giai đoạn 2016-2018 Đvt: Nghìn thẻ
Năm 2016 2017 2018
Thẻ ghi nợ quốc tế 1,279 1,540 1,745
Thẻ ghi nợ nội địa 11,948 13,729 14,329
Thẻ tín dụng 910 1,036 1,467
Nguồn: Báo cáo phòng dịch vụ thẻ và báo cáo tài chính của Vietcombank Biểu đồ 2.4. Số lượng phát hành thẻ của ngân hàng vietcombank
0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000
Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa Thẻ tín dụng 2016 2017 2018
d. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động dịch vụ của Vietcombank Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Thu nhập từ hoạt
động dịch vụ 4.326 5.378 7.022 1.052 124,32 1.644 130,57 Chi phí hoạt động
dịch vụ 2.220 2.840 3.620 620 127,93 780 127,46 Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ 2.107 2.538 3.402 431 120,46 1.295 134,04
Nguồn: BCTC hợp nhất của Vietcombank qua các năm
Hoạt động dịch vụ của vietcombank tăng qua các năm. Trong đó, thu nhập hoạt động dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm. Năm 2018 tăng 30,57%
so với năm 2017; năm 2017 tăng 24,32% so với năm 2016. Chi phí hoạt động dịch vụ năm 2018 so với năm 2017 tăng lên 27,46%, năm 2017 khi so với năm 2016 tăng 27,93%. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, thu nhập hoạt động dịch vụ tăng so với chi phí nên lãi thuần dương và có chiều hướng tăng. Lãi thuần từ hoạt động này năm 2018 so với năm 2017 tăng 34,04%, năm 2017 so với năm 2016 tăng 20,46 %.Với việc tăng thu nhập hoạt động dịch vụ, ngân hàng Vietcombank có khả năng sinh lời nhiều hơn (ROA VÀ ROE tăng trưởng qua mỗi năm) bởi nó có mức biên lợi nhuận khá cao. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng chủ yếu là do Vietcombank dẫn đầu về vị thế cạnh tranh thẻ. Tính đến cuối tháng 9/2017, ngân hàng đã chiếm 96% thị phần thanh toán thẻ quốc tế và 60% thẻ nội địa. Có thể nói sản phẩm thẻ bên ngân hàng Vietcombank rất phát triển được tin dùng bởi khách hàng qua các năm.
e. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Thu nhập từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối 2658 3033 4450
Chi phí hoạt động kinh doanh
ngoại hối 1120 1412 2960
Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank luôn dẫn đầu và có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. Thu nhập và chi phí qua các năm 2016-2018 đều tăng. Trong đó, năm 2018 thu nhập từ hoạt động này so với năm 2017 tăng 1417 tỷ đồng và so với năm 2016 tăng 1792 tỷ đồng. Chi phí hoạt động này năm 2018 lần lượt tăng 1840 tỷ đồng và 1548 tỷ đồng so với năm 2016 và 2017. Từ đó cho thấy hoạt động ngoại hối tại Vietcombank đang có chiều hướng đi lên.Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, thay đổi các sản phầm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm của ngân hàng Vietcombank hiên nay rất đa dạng với các sản phẩm phái sinh như ngoại tệ giao ngay, các hợp đồng phái sinh…..Nhờ đó, Vietcombank luôn nằm trong những ngân hàng đi đầu trong việc tài trợ các dự án đầu tư nước ngoài điều đó giải thích cho việc chi phí cho hoạt động này tăng lên.
f. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2016-2018 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu 2016 2017
Tỷ lệ so với năm 2016
(%)
2018
Tỷ lệ so với năm 2017 (%) Tổng tài sản 787.907 1.035.293 131,40 1.074.027 103,74 Vốn chủ sở hữu 48.102 52.558 109,26 62.179 118,31 Tổng thu nhập hoạt
động kinh doanh 24.880 29.406 118,19 39.278 133,57 Tổng chi phí hoạt động
kinh doanh -9.950 -11.866 119,26 -13.611 114,71
LNTT 8.523 11.341 133,06 18.269 161,09
LNST 6.851 9.111 132,99 14.622 160,49
ROA 0,94% 1,00% - 1,39% -
ROE 14,69% 18,09% - 25,49% -
NIM 2,63% 2,66% - 2,94% -
Hệ số an toàn vốn CAR 11,13% 11,63% - 12,14% -
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VCB giai đoạn 2016-2018) Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của Vietcombank đều tăng trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2018, tổng tài sản của Vietcombank là 1.074.027 tỷ đồng so với năm 2017 tăng 3,74%. Bên cạnh đó, năm 2017 tổng tài sản là 1.035.293 tỷ đồng so với năm 2016 tăng 31,4% và vượt mức đề ra là 18%. Vốn chủ sở hữu năm 2018 là 62.179 tỷ đồng so với năm 2017 và năm 2016 tăng lần lượt là 11,31% và 29,26%. Thu nhập hoạt động tăng lên do tổng tài sản tăng lên, chi phí giảm trong đó tổng thu nhập hoạt động này năm 2017 so với năm 2016 tăng 18,19%, năm 2018 đạt mức 39.728 tỷ đồng tăng 33,57% so với năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế năm 2017 là 11.341 tỷ đồng tăng 33,06% so với năm 2016 và vượt mức mục tiêu đề ra. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 so với năm 2017 tăng
61,09% và đạt mức cao nhất trong giai đoạn ba năm.
ROA và ROE trong giai đoạn 2016-2018 đều tăng, trong đó năm 2017 ROA và ROE lần lượt là 1,0% và 18,09% so với năm 2016 với mức tăng lần lượt là 0,94%
và 14,69%. Năm 2018 tương ứng lần lượt là 1,39% và 25,49%. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) năm 2017 vẫn đạt 2,66% tăng so với năm 2016 (2,63%), năm 2018 là 2,94% tăng so với năm 2016 và 2017. Hệ số an toàn vốn đều nằm trong quy định cho phép của ngân hàng nhà nước.
Nhìn chung trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã đạt được kết quả đáng mong đợi với lợi nhuận cao và được thị trường đánh giá cao, có giá trị vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn nhất so với các ngân hàng được niêm yết. Vietcombank luôn đi đầu về quản trị rủi ro khi là ngân hàng tiên phong sử dụng mô hình Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.