Thế giới nhân vật trong Bão biển(Chu Văn)và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp)

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong bão biển của chu văn (trong so sánh với đất vỡ hoang của sôlôkhôp) (Trang 99 - 148)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.Thế giới nhân vật trong Bão biển(Chu Văn)và Đất vỡ hoang(Sôlôkhôp)

HOANG CỦA (SÔLÔKHÔP)

Vũ Bằng đã từng quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết: “Họ cũng là người như chúng ta, không hơn, không kém,có một tấm lòng quảng đại nhưng lại rất có thể có những điểm kém hèn, có một khối óc thông minh nhưng lại có thể sa vào hầm tội lỗi. Một “nhân vật sống” là thế, một nhân vật sống là một nhân vật phản chiếu các hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật nhìn vào lòng thấy như nhìn vào ta vậy”.

Quan niệm đó đã khẳng định rằng nhân vật trong tiểu thuyết tồn tại là những con người đa dạng mang tính cách, đặc diểm khác nhau .Vì thế với nhà văn ,nhân vật là đứa con tinh thần phải thai nghén, cưu mang, vật vã, nhập tâm, nhập hồn vào nó để thể hiện ra nó. Từ đây, ta mới thấy được cả một thế giới nhân vật phong phú, đông đúc trong tiểu thuyết. Và Bão biển của Chu Văn hay Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp cũng không phải là một ngoại lệ. Hai bộ tiểu thuyết dày dặn này đã thực sự cho người đọc thấy được cái phong phú, đa dạng, đông đúc ở sự có mặt về số lượng nhân vật, thành phần xã hội và tính cách, suy nghĩ, quan điểm của mỗi nhân vật . Tiểu thuyết Bão biển được xây dựng với năm mươi sáu nhân vật và ở Đất vỡ hoang làsáu mươi nhân vật. Với một số lượng nhân vật khá nhiều nhưng ở mỗi tác phẩm, tác giả đã miêu tả từ ngoại hình, tính cách đến nội tâm bên trong các nhân vật với những sắc diện riêng. Chúng hòa quyện đan xen bổ sung cho nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất của một xã hội rộng lớn với những phong phú, phức tạp của mỗi con người mang bản chất khác nhau. Trong phạm vi đề tài chúng tôi sẽ đề cập đến một số nhân vật tiêu biểu.

Bão biểnĐất vỡ hoang là hai tác phẩm viết về đề tài xây dựng con người mới, xã hội mới hướng tới xây dựng chủ nghĩa xã hội của hai đất nước Liên Xô- Việt Nam. Vì vậy, khi đọc Bão biển cũng như Đất vỡ hoang dễ dàng nhận ra ba kiểu nhân vật tiêu biểu gắn với ba tư tưởng khác nhau của phong trào tập thể - xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 100

dựng chủ nghĩa xã hội: Nhân vật gắn với tư tưởng tiến bộ cách mạng. Nhân vật gắn với tư tưởng, phản cách mạng ,bảo thủ, lạc hậu. Nhân vật lưỡng tính gắn với niềm tin vào sức mạnh của sự cảm hóa. Chu Văn và Sôlôkhôp đã xây dựng lên những hình tượng nhân vật rất thật, những con người tiêu biểu cho thời kì lịch sử đầy khó khăn, rắc rối, phức tạp trong quá trình xây dựng đất nước trong một chặng đường lịch sử. Đi vào tìm hiểu Bão biểnĐất vỡ hoang, những hình tượng tiêu biểu đó sẽ nổi bật và được chứng minh rõ ràng hơn.

3.2.1. Nhân vật gắn với tƣ tƣởng tiến bộ cách mạng

Nhân vật điển hình phải là người nằm ở trung tâm xung đột của tác phẩm, đại diện cho một phía của xung đột tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện. Và điều quan trọng đó là con người mang lí tưởng, quan điểm, tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời, tập trung thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ thời đại mình.

Với những cơ sở lí thuyết ở trên, chúng ta có thể khẳng định trong Bão biển

nhân vật Tiệp là nhân vật điển hình, nhân vật chính diện trung tâm. Bởi lẽ ở nhân vật này đã thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một kiểu người nhất định của một thời. Bão biển là tiểu thuyết sử thi tiêu biểu văn học Việt Nam 1945- 1975 và Tiệp đã hiện lên như một hình tượng về con người cách mạng, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây là một nhân vật điển hình, tích cực, trung tâm của cuốn tiểu thuyết .

Qua hàng trăm trang sách, Chu Văn đã tái tạo hình tượng con người có thật từ hiện thực, con người của thời kì chủ nghĩa xã hội. Tiệp hiện lên là một nhân vật thật giản dị. Nét giản dị ấy toát lên trước hết từ ngoại hình. Cái đẹp của con người này toát ra từ những nét gồ ghề, cường tráng của cơ bắp, góc cạnh của khuôn mặt: “Tiệp có vẻ phấn chấn. bộ tóc rễ tre vẫn rối bù, nhưng gọn gàng như vừa qua hàng thợ cạo xong, mặt mũi nhẵn nhụi râu ria. Đôi quai hàm vuông như có gọn lên một chút. Bộ cằm rộng có khía hơi choãi ra phía trước, đanh thép và bướng bỉnh” [37,tr322] Chu Văn có cái tài miêu tả ngoại hình của nhân vật mà bộc lộ được tính cách. Từ ngòi bút hiện thực, Chu Văn đã xây dựng nhân vật Tiệp – một anh cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 101

xã mang nét đặc thù của con người thời đại. Các nhà nghiên cứu đã từng khẳng định: “Trong tác phẩm văn học của ta, ít có nhân vật cán bộ xã được miêu tả hay như Tiệp”. Tiệp hiện lên từ ngoại hình cho đến tính cách, phẩm chất đạo đức cho đến giá trị con người như mang nét chuẩn mực của một người đảng viên chân chính

“Anh ủy viên này không có dáng chậm chạp, đường bệ của ông Chủ tịch. Anh đi nhanh quần quật như chạy gàn, đôi mắt rất sắc, quai hàm rắn cấc, bướng bỉnh. Nhưng nụ cười trên đôi môi hơi dày, với hai hàm răng trắng đục, lại làm cho ông ủy viên không kém vẻ dịu dàng”.[37,tr29]

NhìnTiệp trong cương vị của chủ nhiệm xã Sa Ngọc, người ta dễ tưởng rằng Tiệp có đời sống hạnh phúc bên người vợ hiền, con ngoan. Nhưng không, anh có một đời tư rất đau khổ: vợ anh bị bọn phản động cách mạng bắt và giết chết. Suốt cuộc đời anh sống dằn vặt, luôn thương nhớ về hình ảnh người vợ xinh đẹp, ngoan hiền .Tuy nhiên không phải vì vậy mà anh quên đi nhiệm vụ của một người lãnh đạo. Với bản lĩnh của anh bộ đội phục viên, một người chiến sĩ cách mạng, Tiệp hiểu công việc của mình “Đây là nơi chiến đấu khó khăn nhất”. Không ngại ngần trước khó khăn vất vả, Tiệp xin về xã Sa Ngọc – nơi nhiều khó khăn gian khổ và phức tạp với thái độ dứt khoát, với lòng quyết tâm cao độ

Qua đó có thể thấy tinh thần của một đảng viên, tinh thần cách mạng quên mình vì đất nước. Con đường chủ nghĩa xã hội đang đầy khó khăn, thử thách không cho phép con người như Tiệp được nản lòng. Sa Ngọc là nơi “tụi mũi lõ tóc quăn, bài ngà áo xanh đã bị truy đến tận tông, tận tích, nhưng bóng dáng, tiếng hơi, lề thói mọi thứ của chúng vẫn còn ràng buộc, còn rơi rớt chưa sao mà xóa sạch” [37,tr42]. Những nơi như thế cần phải có những con ngưới như Tiệp. Sa Ngọc, nơi khó khăn chồng chất, đè nặng lên vai những người lãnh đạo như Tiệp. Nơi đây có hai kẻ địch đáng sợ nhất. Một là: những nếp nghĩ, lề thói, phong tục, sinh hoạt lạc hậu, từ ngày xưa lưu lại đã thành nếp trong đầu óc con người như những vết sẹo hằn vào da thịt do gông cùm xiềng xích lâu ngày khắc vào…Hai là những tên lưu manh, phản động còn lén lút sống như loài cú vọ, nấp chỗ tối nhè lúc gặp dịp sẽ sẵn sàng nhe răng cắn bậy .Với những khó khăn như vậy, Tiệp bắt đầu lao vào cuộc chiến đấu để có thể giành lại chính nghĩa, để từ đó có thể xây dựng lên những con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 102

mới với phẩm chất đạo đức tốt, nhằm mục đích đẩy xa hay hơn nữa là tiêu diệt những thành phần phản động mang bản chất xấu.

Có thể nói những khó khăn của Sa Ngọc, những kẻ thù nguy hiểm đã, đang và sẽ tồn tại cùng với bất hạnh trong đời sống riêng tư của Tiệp. Cảnh ngộ của cá nhân đã hòa chung với cái đau thương lớn của dân tộc, của cộng đồng.Và hơn nữa nó còn góp phần làm Tiệp nhận diện rõ kẻ thù hơn, quyết tâm sắt đá hơn trong công cuộc chống lại những thế lực phản động, những căn bệnh kinh niên trong người dân để xây dựng quê hương ngày một tốt đẹp hơn. Bởi thế mà hành động của Tiệp là hành động xả thân vì cộng đồng, vì cái chung, vì chính nghĩa, gác tình riêng vì việc chung. Dưới ngòi bút của Chu Văn, Tiệp là một tính cách đầy sức sống, mang hơi thở thời đại. Anh đại diện cho một tầng lớp nông dân trẻ đã thấm nhuần lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, trải qua thực tế đấu tranh cách mạng và tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chính sách của Đảng. Cuộc sống , suy nghĩ và hành động của Tiệp mang đậm những đặc điểm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Điều này được chứng minh qua hành động Tiệp chỉ huy đội gặt lúa, luôn vui vẻ cười nói, là con người tháo vát giao cắt công việc gọn gàng “Đồng chí ủy viên tháo vát và vui thật .Tiệp cắt đội thanh niên của Vượng ra làm bốn, phái đi cùng với các đoàn, đưa về bốn hợp tác xã nhận nhà, nhận liềm hái và nhận ruộng…[37,tr60]. Tiệp không phải là con người bê tha, anh luôn thúc đốc công việc, tiết kiệm thời gian để đảm bảo đúng kế hoạch đã dặt ra:“Gặt có tốt thì lương thực mới tốt. Anh đi thôi. Mau về làm nga. Để lâu cứt trâu hóa bùn đấy. Thóc gạo nó như ma…không cánh mà dễ bay lắm đấy

[37,tr62 ]. Hành động, việc làm của Tiệp đã chứng tỏ anh là một cán bộ xã gương mẫu, không xa rời quần chúng. Anh đã lao vào phong trào chung giải quyết hết khó khăn này đến khó khăn khác, với mục đích xây dựng cuộc sống đủ ăn đủ mặc, ấm no, hạnh phúc cho người dân nơi đây .

Việc Tiệp suy nghĩ và bàn đến việc đắp đê ngăn mặn bãi Mập Đớp có thể là việc làm táo bạo của Tiệp. Mặc dù bị mọi người, đặc biệt là ông trùm Nhâm ngăn cản nhưng với ý chí quyết đoán, táo bạo của một người lãnh đạo, Tiệp vẫn quyết định “đội đá vá trời”, một việc tưởng không thể vượt qua nổi. “Tiệp suy nghĩ hai ba ngày liền. Chẳng lẽ bất cứ việc gì, hễ có nhiều kẻ đi trước gặp thất bại thì người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 103

sau nhất định phải bó tay ư?”[38,tr77 ]. Tiệp đã suy tính kĩ càng. Cuối cùng vũng Mập Đớp dưới sự chỉ đạo của Tiệp đã được chế ngự, trở nên thuận lợi và mang lại hiệu quả cho nhân dân.

Tiệp thuộc lớp người luôn băn khoăn về lẽ sống của con người, phẩm chất chính trị và tư chất đạo đức của một đảng viên. Bao giờ anh cũng muốn vươn lên vì cách mạng và theo yêu cầu của cách mạng. Xuân Trường từng nhận xét về nhân vật Tiệp : “Không sợ trên cho mình là non mà lựa chiều, cũng không an phận bất lo cho hợp tác xã nhỏ bé của mình làm ăn đứng đắn, không điều tiếng gì là được, cũng không lo cho hạnh phúc riêng của mình”[34,tr25]. Một tính cách ở Tiệp mà thiết nghĩ rằng nó rất cần thiết cho một người đảng viên đó là cứng rắn với kẻ gian, hòa nhã với người ngay, vừa có tình có lí, vừa có nguyên tắc cao…..

- Trong công việc chung đó là thái độ hòa nhã và tận tình.

“Các cụ các bà ngồi cả xuống. Nào! Việc gì nào, xin đưa cả đây tôi!……….. “Xin bà con bỏ lỗi cho, tôi sẽ xin phục vụ kì hết.”

- Trong tình cảm anh em, đồng chí thì luôn là những lời chân thật, chân thành:

“Mỗi người một con đường, nhưng nếu ta thu xếp cho khéo léo thì sẽ đi đến một …. cái giường”.

Cậu vụng đấy thôi, nối với người con gái không giống như phê bình lẫn nhau gữa chúng ta đâu. Cần mềm dẻo …Tớ về nhé!”

- Cũng con người ấy, khi đấu tranh với những sai trái, phản động thì giọng điệu lại hết sức cương quyết, quyết liệt.

“Tiệp nghiêm sắc mặt: người lạ mặt đến địa phương nào phải theo thủ tục đăng kí hộ khẩu . Tại sao anh không cho chúng tôi biết ngay ?”. [37,tr46] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Lẽ ra việc này ủy ban không trả lời người nào chất vấn ở đây vì đương sự là Lê Cao Nhương cần phải đến vào giờ làm việc mới được tiếp….”

Thật vậy, mười năm chiến đấu ngoài mặt trận và mối thù gia đình với giặc làm cho Tiệp có một bản lĩnh gang thép, một thái độ tỉnh táo và cứng rắn trước kẻ thù…Bởi thế, Tiệp luôn là nỗi sợ hãi của bọn tay chân đàn em, là đối thủ đáng gờm của những kẻ bề trên – những cha cố ngoan đạo, xảo quyệt, phản động, cuồng tín được đào tạo bài bản để đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng. Cha Hoan đã có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 104

những lời nhận xét rất xác đáng về Tiệp “tay ấy không phải vừa, nó ít học, không biết nghĩa lí rất sâu xa gì cho lắm, nhưng dù các bậc từng lâu năm lưu trú ở Ma- ni-la, rô-ma nữa cũng có khi bị cụt lí với nó, bị vặn cho tắc khẩu” [37,tr317].

Trong suy nghĩ của Tiệp, công việc chung, về hạnh phúc của đồng chí, đồng đội, về lí tưởng và lẽ sống của người cộng sản chiếm phần lớn. Ngay cả khi trăn trở về những điều riêng tư nhất thì anh vẫn đặt lên “bàn cân” giữa tình cảm lứa đôi và phẩm chất của người cộng sản được đề cao, còn hạnh phúc đành để tuột khỏi tầm tay – mặc dù nó đã đến gần trong gang tấc. Là một con người, Tiệp cũng ao ước, mong muốn có một gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Tiệp đã yêu Nhân từ khi nào không hay. Chu Văn thật tinh tế, khéo léo và miêu tả rất thực tâm trạng của Tiệp khi Nhân hẹn đến nhà vào tối hôm đó. Tiệp băn khoăn suy nghĩ, rồi hồi hộp, rồi nửa tin, nửa ngờ: “Tiệp háo hức mong đến giờ gặp mặt Nhân, nhưng đêm cứ chầm chậm.giờ phút qua đỉ rỏ giọt, nhưng càng về khuya, anh lại thấy ngại ngần .Có phải thật cô ta hẹn …” [38,tr369]

Sống trong điều kiện hiện tại của vùng quê với nhiều phức tạp, thâm tâm Tiệp vẫn băn khoăn về cuộc gặp gỡ này. Tiệp đi trong tâm trạng vô cùng lo âu. Đến xóm Bắc - xóm nhà Nhân “bỗng Tiệp run run, hai đầu gối như nhão ra. Một sức vô hình nào tóm phía sau anh ta kéo lại và một sức khác lại ngập ngừng đẩy lên” …”Rồi Tiệp suy nghĩ dường như có phần hối hận “Sao ta lại đến chỗ này?”. “Mình dại quá, sao lại đi hò hẹn “. [38,tr371]. Bởi lẽ, Tiệp sợ người ta trông thấy, lại đánh giá về anh, bình phẩm về một người đảng viên đến nhà một người đàn bà vắng chồng. Vẫn đủ tỉnh táo, mặc dù cái ham muốn rất người trong anh trỗi dậy khi nhìn thấy Nhân tắm ngoài sân giếng. Trước mắt Tiệp giờ đây là thân hình “trắng như pho tượng đá hoa” và “khêu gợi lạ lùng” của Nhân. Trong giây lát, suy nghĩ của Tiệp là những ý nghĩ “rất thanh và rất tục pha trộn xen lẫn với nhau”.

Như vậy có thể thấy cái ham muốn cá nhân rất người của Tiệp cũng vẫn không thắng nổi ý chí của một con người mang bản lĩnh chiến sĩ cách mạng. Tiệp đã chiến thắng, dư luận xã hội , vị trí công tác của anh không cho phép anh “lò mò tới một gia đình đàn bà vắng chồng”, không cho phép anh làm điều phi pháp đó. Đây cũng chính là điểm Chu Văn đã gặp gỡ Sôlôkhhôp khi nói về những khoẳnh

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong bão biển của chu văn (trong so sánh với đất vỡ hoang của sôlôkhôp) (Trang 99 - 148)