Khái niệm đề tài văn học

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong bão biển của chu văn (trong so sánh với đất vỡ hoang của sôlôkhôp) (Trang 26 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái niệm đề tài văn học

Đề tài của tác phẩm là một phương diện nội dung tác phẩm, là đối tượng đã được nhận thức, kết quả lựa chọn của nhà văn. Đó là sự khái quát về phạm vi xã hội, lịch sử của đời sống được phản ánh trong tác phẩm ” [21,tr16]. Đề tài là phương diện nội dung của tác phẩm. Nó chỉ phạm vi hiện thực cụ thể đã được nhà văn nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm. Bất kỳ tác phẩm nào cũng có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

một đề tài nhất định, nó được xem như một nhân tố tương ứng với đối tượng phản ánh riêng của tác phẩm.

Thực chất, đề tài là một khái niệm về loại của hiện thực được miêu tả. Có bao nhiêu hiện tượng của đời sống thì có bấy nhiêu đề tài. Đề tài mang dấu ấn rõ rệt của đời sống khách quan nhưng nó là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của nhà văn. Bản thân đề tài không mang tính tư tưởng nhưng cách thức lựa chọn đề tài trong tính hệ thốngcủa quá trình sáng tác đã mang tính tư tưởng.

Vai trò của đề tài trong tác phẩm không chỉ là định hướng phạm vi xã hội - lịch sử của đời sống được phản ánh mà đó còn là yếu tố đầu tiên giúp người đọc hiểu rõ tính khuyng hướng trong lập trường tư tưởng nhà văn, thấy rõ những hệ tư tưởng nào đã chi phối những trào lưu văn học khác nhau

Đối với một nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đều có những “ đề tài trung tâm” tương ứng. Những đề tài ấy xuất hiện do có sự đổi mới trong những quan hệ xã hội, nhất là trong quan hệ giai cấp, đồng thời cũng do yêu cầu văn học phải nhận thức và phản ánh kịp thời những bước chuyển lớn lao của đời sống. Nó là mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện những nét bản chất nhất của thời kì lịch sử đó .

Ngoài ra khái niệm “đề tài nhỏ bé ” dùng để chỉ những phạm vi hiện thực ít có ý nghĩa đời sống xã hội nhưng nếu nhà văn biết lựa chọn, khai thác những đề tài đó ở tầm cao tư tưởng triết học - nhân sinh sâu sắc thì ý nghĩa giá trị của chúng không phải là nhỏ bé.

Văn học bao giờ cũng mang tính khuynh hướng. Tính khuynh hướng trong tưởng tác giả sẽ quyết định tính khuynh hướng trong nội dung tác phẩm. Tính khuynh hướng đã bộc lộ trong cách thức lựa chọn đề tài và sau đó là cách xử lý, cách triển khai đề tài bằng các vấn để cụ thể. Vì vậy, việc xác định đề tài và nghiên cứu đề tài của tác phẩm văn học là việc làm có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.

Một phần của tài liệu thế giới nghệ thuật trong bão biển của chu văn (trong so sánh với đất vỡ hoang của sôlôkhôp) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)