7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Cốt truyện xây dựng trên những sự kiện mang tính cộng đồng
Cốt truyện xây dựng trên những sự kiện hay cốt truyện sự kiện là loại hình cốt truyện được xây dựng trên sự kiện, biến cố. Nó là sự kiện liên quan đến nhiều người, có thể là xung đột, mối quan hệ của con người – con người, con người – tập thể, tập thể - xã hội. Qua tác phẩm, sự kiện làm nổi bật rõ tính cách nhân vật, tư tưởng của nhà văn. Soi vào hai tác phẩm Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp), Bão biển (Chu Văn), ta thấy trong hai tác phẩm đều có yếu tố cốt truyện được xây dựng trên sự kiện mang tính cộng đồng ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Đề tài trung tâm của hai tác phẩm đều là xây dựng nền nông nghiệp tập thể. Vì vậy, các sự kiện cộng đồng ở đây chủ yếu được xây dựng là buổi họp hợp tác xã, buổi làm việc trên đồng ruộng…Các sự kiện ấy đan xen nhau làm nên tính phức tạp, căng thẳng của cuộc sống được nhà văn tái hiện. Qua đó, tác giả có điều kiện để “điểm danh ” nhân vật, phát triển cốt truyện và thể hiện được phong cách sáng tác. Ở đây ,chúng tôi xin dẫn ra một số sự kiện tiêu biểu để chứng minh điều ấy.
Theo thống kê của chúng tôi, trong tác phẩm Đất vỡhoang, nhà văn Sôlôkhôp đã sáu lần miêu tả buổi họp có sự tham gia của các nông trang viên và ba lần tả cảnh lao động của nông trang viên trên đồng ruộng. Ngoài ra, những sự kiện mang tính cộng đồng trong tác phẩm còn bao gồm cảnh nông trang viên tịch thu tài sản của bọn Kulac (nhà Phron), người dân kéo lên trụ sở Xô viết xã để xin ra khỏi nông trang, đòi chia lại ruộng đất... Trong tác phẩm Bão biển, Chu Văn đã sáu lần miêu tả cảnh lao động của người dân trên đồng ruộng và khoảng hơn mười buổi họp của cán bộ hợp tác xã, hợp tác xã viên và hai cuộc họp của bọn phản động . Ngoài ra, với đề tài xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở một vùng công giáo, Chu Văn đã dày công miêu tả sự kiện mang tính cộng đồng khác mang màu sắc tôn giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72
như: lễ Đầu giòng xứ Bài Chung, cảnh người dân đón tiếp cha Quang – người coi sóc phần đạo ở Sa Ngoại, người dân nghe cha Hoan truyền đạo, lễ Nôen...
Như vậy, cả Chu Văn và Sôlôkhôp đều chú trọng xây dựng cốt truyện dựa trên sự kiện mang tính cộng đồng mà trung tâm là các buổi họp và cảnh lao động trên đồng. Trừ cuộc họp của bọn phản động thì tất cả các buổi họp của nông trang viên, hợp tác xã viên đều mang tính chất tích cực, nhằm tổng kết những công việc đã làm, đề ra kế hoạch sản xuất và ngăn chặn kịp thời những tư tưởng và cách làm sai trái. Nó cũng góp phần củng cố niềm tin cho người dân vào cán bộ Đảng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Diễn biến cuộc sống những năm đầu xây dựng CNXH vốn nhiều khó khăn phức tạp. Thêm vào đó lực lượng phản cách mạng và lạc hậu luôn rình rập chống phá. Chính vì vậy, các buổi họp diễn ra mang tính tất yếu và mang một ý nghĩa quan trọng, được tác giả dành cho một lượng trang khá lớn trong cả hai tác phẩm. Từ định hướng được thông qua trong các buổi họp, những mục tiêu chính sách ấy đã đi vào thực tế qua những buổi lao động trên đồng ruộng. Những buổi lao động như thế không chỉ giúp nông trang, hợp tác xã đạt mức kế hoạch đã đề ra mà còn tăng cường sự đoàn kết và cải tạo những con người vốn có tư tưởng cổ hủ, lạc hậu như Nhân, Tần…( Bão biển), bác thợ rèn Salưi, Liubiskin, Kôndrat Maidanhikop… (Đất vỡ hoang). Từ đó, những dấu hiệu của cuộc sống mới dần hiện lên qua từng trang viết.
Trong Đất vỡ hoang, cốt truyện được xây dựng trên biến cố lịch sử to lớn và những chuyển biến cách mạng trong đời sống nhân dân. Đó là những bước phát triển trong việc xây dựng nông trang tập thể để người dân có thể sống chết với nó. Đavưđốp ngay khi về ấp Gremiastsi Lốc đã họp ba mươi hai người - những người cốt cán và bần nông trong ấp. Đây đều là người nghèo nhất của địa phương. Họ sẽ vào nông trang, nhưng còn băn khoăn về quyền lợi. “Chúng ta đã đánh thắng lợi, nhưng rồi sao nữa? Lại như xưa, lẽo đẽo theo sau cái cày, ai có con gì thì mắc cày vào con đó. Còn người không có thì sao? Ngửa tay xin ở cổng nhà thờ chăng?...Tôi đã chiến đấu chống bọn Kulac chỉ cho bọn nhà giàu vẫn cứ sống đàng hoàng hơn tôi à? Để cho chúng ăn sung mặc sướng, còn tôi thì vẫn ăn bánh mì mốc với hành à?”[39, tr44 – 45 – 46]. Với lối ăn nói cục cằn của Đemka cho thấy đây là cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73
hiểu của phần đông người dân. Đavưđốp đã dẹp yên và giải thích cho mọi người về chủ trương xây dựng nông trang, tiêu diệt bọn Kulăc, loại trừ chúng ra khỏi đời sống, đem tài sản của chúng trao cho nông trang. Hội nghị đã thông qua danh sách những tên Kulăc bị tịch thu tài sản. Trong đó có tên Titốc, trước đây hắn đã đã từng làm du kích, đó là thành tích của hắn nhưng bây giờ hắn trở thành Kulac, biến thành kẻ thù. Cuộc họp kết thúc với danh sách những tên Kulăc cần phải diệt trừ. Ngày hôm sau, Andrây cùng đội tới nhà Phrôn tịch thu tài sản.
Họp là hoạt động cần thiết và phổ biến ở Grêmiatri Lôc. Điều này phù hợp với thời điểm vận động nhân dân vào nông trang. Hầu hết các cuộc họp diễn ra trong không khí nhốn nháo, có vấn đề. Nông dân đến họp là “một đám đen lúc nhúc, nhốn nháo như một đàn ong mới lập tổ”. Họ chưa hiểu và chưa quan tâm nhiều đến vấn đề nông trang. Bà con hầu như chưa muốn vào nông trang, ở họ còn nặng nề tư tưởng cá thể. Iacôp Lukit đã phát biểu : “Thà vứt thịt cừu cho con chó mực kia đang quẩn bên chân ông quan ba hau háu liếm cho đám máu cừu nóng hổi, còn hơn là đưa cừu vào trại nông trang để chúng béo lên, sinh sôi nảy nở, nuôi sống chính quyền thù địch kia”. [39, tr154]. Người dân thà thịt gia súc để ăn chứ nhất định không chịu nộp cho nông trang. Có người như cụ Bexkhlepnop nói dối bò ngã xuống cái hầm nhưng thực chất là chủ động thịt bò. Lại có kẻ trắng trợn hơn như Xemion “đúng là ma xui quỷ khiến mình mổ thịt hai con cừu. Bây giờ ông móc bụng lôi hộ tôi cái thịt ra giùm”[39, tr174].
Cuộc họp chi bộ nông trang Grêmiatri Lôc nhất trí thông qua nghị quyết tập thể hóa toàn bộ gia súc cả lớn lẫn nhỏ, gia cầm. Người dân trong làng đua nhau giết gia súc. Nhưng cuối cùng họ đã dắt dê, cừu đến chuồng nuôi tập thể. Ban quản trị ủy nhiệm cho Iakốp Lukits đem đống áo vario, ủng, đồ mặt khác tịch thu của bọn Kulac, chia cho bà con bần nông. Tại cuộc họp mở rộng bàn về sản xuất họp ngày 12 tháng 2, hơn bốn mươi người dân cốt cán trong nông trang đã thảo luận về vấn đề lập kho thóc giống, định mức công điểm, sửa chữa nông cụ chi vụ gieo và trích một số cỏ khô dự trữ cho súc vật làm vụ xuân. Hội nghị diễn ra gay gắt nhưng cuối cùng người dân đồng tình với mức gieo mỗi hecta tiểu mạch gieo tròn bảy put, gieo có khoa học, kỹ thuật, cày theo phương pháp Kherxon. Nagunốp vì quá nôn nóng muốn người dân nộp thóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74
đã đánh bị thương Banhich và giam ba nông trang viên. Chính vì sai lầm này mà trong cuộc họp huyện ủy, bản báo cáo của một đồng chí quan liêu đã thổi phồng những khuyết điểm của Nagunôp lên và quyết định khai trừ anh ra khỏi Đảng.
Để động viên tinh thần, tạo sự đua tranh trong làm việc giữa các nông trang viên, tối ngày 16, Đavưđôp đã tặng bác thợ rèn Salưi bộ dụng cụ vì những thành tích bác làm được. Mặc dù, có những lúc người dân tập hợp kéo lên trụ sở đòi chia ruộng đất, xin ra khỏi nông trang nhưng đó là do họ còn tồn tại tư tưởng tư hữu.
Sự kiện, xung đột mang tính cao trào nhất là việc phụ nữ và người dân nông trang kéo đến trụ sở Xô viết xã đòi phá kho thóc, lấy thóc. Bọn phản động (Banhich) tung tin rằng đợt này nông trang sẽ giao nộp thóc cho nông trang Iarxki. Việc này khiến tất cả phụ nữ kể cả Banhich, Đemit Miệng hến, ông lão Đonnetxkop tức giận, tạo “một làn sóng phẫn nộ lan đi khắp Gremiatsi Lốc”[39, tr376]. Bọn họ nhốt Anđrây xuống tầng hầm và bắt Đavưđốp. Họ “đánh anh xẻ tai bật máu, đánh anh dập môi, dập mũi”[39, tr390] đến nỗi “loạng choạng không đứng vững”[39, tr392] . Chỉ đến khi bọn đàn ông đập cửa phá kho thóc, họ mới chịu buông tha Đavưđốp. Đây là sự kiện cao trào nhất trong cả tập I. Nó cũng là bài học cho cán bộ lãnh đạo. Nếu chính quyền không giải quyết tốt khâu tư tưởng thì người dân có thể gây ra hậu quả không nhỏ bởi sức mạnh đấu tranh của họ rất lớn. Sự kiện này thu hút đông đảo người dân ở nông trang GremiatriLôc tham gia và chỉ kết thúc khi công an về dẹp trật tự. Đến chiều lúa mạch đã được thu hồi đủ.
Tối hôm đó, Đavưđốp họp toàn thể dân ấp để quán triệt tư tưởng. “Mặc dầu đồng bào đã cướp kho và hành hung chúng tôi, chúng tôi vẫn không coi đồng bào là kẻ thù. Đồng bào là trung nông ngả nghiêng, một lúc nào đó lầm lạc…”[39, tr412]. Người dân đã thoải mái tư tưởng. Và từ đây, họ đã hoàn toàn tin tưởng vào chính quyền, vào cán bộ. Đây là sự kiện có tính chất bước ngoặt đánh dấu giác ngộ của người dân, niềm tin của dân được củng cố hơn. Là một cán bộ nhưng Đavưđốp không hề cậy mình là cán bộ đứng trên chỉ đạo thậm chí có lúc anh còn trực tiếp xuống đồng cùng làm với người dân. Người dân cậy lối làm ăn tập thể mà ỷ lại, có người làm người lại không chịu làm “ì thần xác” ra. “Đi được một xá ngồi xuống hút thuốc, rồi nạy đít không đứng dậy nữa”.[39, tr417]. Ngay trong tối hôm xuống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75
đội hai, Đavưđôp đã họp toàn lán quán triệt tư tưởng, đuổi Atmantsukop – một “nông trang phá hoại viên”. Người dân dùng các lí lẽ (do bò, định mức kế hoạch cao) để biện minh cho kết quả, năng suất làm việc kém. Là một cán bộ lãnh đạo, để dân tin tưởng và nghe theo, họ phải am hiểu và làm người dân tâm phục khẩu phục. Hôm sau, Đavưđôp đã xuống ruộng cày. Tuy không phải là một nông dân chính gốc, nhưng được Kôndrat hướng dẫn cách cày bằng bò, trong một ngày Đavưđôp đạt mức kế hoạch đã đề ra: một ngày cày được một đêxin – achin. Việc này khiến nông trang viên tâm phục khẩu phục. Những ngày tiếp theo, không khí làm việc trở nên hăng say, không ai còn kêu ca hay viện lý do để lười biếng. Phần lớn, nông trang viên đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra. Thậm chí cả Anchip Grat – người mà xưa nay Đavưđôp thường gọi đùa là “đội ốm ho” cũng vượt lên hàng đầu.
Lần thứ hai, Đavưđốp xuống đội hai cùng chuyến đi chở lương thực từ kho nông trang cho thợ cày, các gia đình gửi đồ thiết yếu cho người thân. Lần này, Đavưđôp xuống khi họ đang ăn trưa. Mọi người tiếp đón anh rất nồng nhiệt. Không khí đầm ấm, vui vẻ của bữa ăn trưa cho thấy tư tưởng lạc hậu, cá nhân của nông trang viên đã không còn. Họ đã tin tưởng vào cán bộ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ những buổi lao động tập thể như vậy, tinh thần tập thể của nông trang viên đã dần được nâng cao. Tư tưởng lười biếng, ỷ lại được thay thế bởi tinh thần làm việc hăng say, phấn đấu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Đồng thời, mối quan hệ giữa cán bộ và nhân dân được củng cố nhờ những buổi làm việc trên cánh đồng. Những cảnh lao động như thế khiến người dân tin tưởng vào nông trang tập thể hơn đồng thời cũng đánh dấu những chuyển biến tích cực trong quá trình xây dựng CNXH.
Tiếp đó, hội nghị kết nạp Đảng viên ở Grêmiatri Lốc là sự kiện trọng đại của toàn ấp. Người dân ăn mặc như đi hội. Mọi người bỏ hết tất cả mọi việc nô nức tham dự. “Hội nghị công khai của chi bộ được ấn định khai mạc 6 giờ chiều, nhưng mới 4 giờ đã hơn trăm rưỡi người lũ lượt kéo nhau đến”[39, tr838]. Nó thể hiện sự quan tâm của người dân tới sự kiện chung của cộng đồng. Bác Suka làm loạn hội nghị bằng câu chuyện hài hước làm giảm tính trang nghiêm của một hội nghị kết nạp Đảng. Nhưng hội nghị vẫn diễn ra sôi nổi, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và cuối cùng đã nhất trí kết nạp bốn đảng viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76
Các sự kiện kết nối cốt truyện trong tác phẩm Đất vỡ hoang đều thể hiện rõ sự giác ngộ, ý thức cách mạng của người dân. Từ chỗ còn hiểu sai, chưa tin tưởng vào việc xây dựng nông trang, tin tưởng vào chính quyền, vào Đảng là cả quá trình vận động trong tư tưởng người dân. Đavưđốp, Nagunốp hy sinh trong cuộc tiêu diệt bọn Kulac phản động. Giờ đây, bọn Kulac không còn tồn tại, người dân đã hoàn toàn tin tưởng vào chính quyền. Từ những buổi họp nông trang, làm việc trên đồng, những cán bộ như Đavưđốp đã gieo vào lòng nhân dân Kôdac niềm tin vào chế độ mới, Đảng cộng sản, để từ đó ý thức giác ngộ của họ được nâng cao . Sự đan xen giữa các buổi họp và các buổi lao động tập thể chính là cơ sở để chủ đề tác phẩm được thể hiện và cốt truyện có sự liên kết.
Cùng đề tài hợp tác hóa nông nghiệp như tác phẩm Đất vỡ hoang, cốt truyện trong Bão biển của Chu Văn được xây dựng trên sự kiện liên quan đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 1960 – 1962 tại vùng công giáo Sa Ngọc – Bài Chung.Vì thế, những cuộc họp và những buổi lao động của nhân dân cũng là một trong những điểm nhấn thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Lúc đầu, người dân thường “không sốt sắng với việc chung”. Để giúp bà con Sa Ngọc gặt lúa, đoàn học sinh, văn công, tiểu đội bộ binh, cán bộ cơ quan cá muối ven biển đã về giúp nhân dân và hợp tác xã. Cán bộ địa phương đã hội ý tại trụ sở ủy ban sắp xếp lại công việc của thanh niên, bộ đội, văn công, học sinh cũng như chỗ sinh hoạt của đoàn thợ gặt. Ngược lại, ngay tối hôm ấy cuộc họp của bọn phản động được tổ chức tại nhà già San. Chúng đã đề ra những công việc cụ thể để phá hợp tác xã, cản trở việc sản xuất. Đây đều là âm mưu thâm độc nhằm mục đích phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trở lại quang cảnh của buổi gặt. Không khí của xã nhộn nhịp hẳn lên với câu hò, tiếng hát của học sinh, cán bộ. Trên đồng, mọi người từ em học sinh đến cán bộ văn công đều hăng hái với công việc. Nhịp độ lao động ngay từ lúc đầu đã vội vàng hối hả, đoàn thợ gặt hăng say làm việc. Chính sự nhiệt tình, quên mình của đoàn thợ gặt cùng với việc: “những người khách kiên nhẫn, chăm chỉ từ đâu đến đã nhắc nhở họ: không thể để ruộng hoang, càng không thể để lúa thối”[37, tr71] khiến cho người dân bắt đầu tham gia gặt lúa. Kết quả của hơn một tuần gặt lúa là người dân