7. Cấu trúc của luận văn
1.4. tài trong Bão biển (Chu Văn) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp)
Sở dĩ, giới phê bình có thể đặt Bão biển của Chu Văn và Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp cạnh nhau bởi chúng có những điểm giống nhau ở đề tài hợp tác hóa nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28
nghiệp nói riêng và xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung. Việt Nam sau khi giành thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945, đất nước đi lên từ một nước thực dân nửa phong kiến lạc hậu để xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kháng chiến chín năm giành thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, độc lập mới chỉ xác lập trên một nửa đất nước. Miền Nam tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp. Miền Bắc làm nhiệm vụ khôi phục lại kinh tế, vừa đấu tranh đòi chính quyền, vừa tiến hành cải tạo chủ nghĩa xã hội, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp. Sau khi giành thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945, Hồ Chí Minh đã xác định rõ con đường xây dựng nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa theo mô hình Liên Xô. Vì vậy, thực tế lịch sử dân tộc của Việt Nam và Liên Xô có sự gặp gỡ nhau trên cây cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau cách mạng tháng Mười 1917, Liên Xô đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến lạc hậu dưới thời Sa hoàng không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, tập thể hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tiêu biểu là việc xây dựng nông trang tập thể trong Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp. Việt Nam cũng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ xuất phát điểm là một nước thực dân nửa phong kiến lạc hậu, bề bộn khó khăn. Vì vậy, đầu óc tư hữu, lối làm ăn cá thể,lạc hậu còn in đậm trong đầu óc của người dân khiến cho việc tập thể hóa không dễ dàng.
Từ những tương đồng về hoàn cảnh lịch sử, văn học Việt Nam có sự giao lưu với văn học Liên Xô. Người có công đầu tiên nối liền văn học Liên Xô với văn học Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc. Phong Lê đã nhận định cuộc gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc – trong tư cách là một nhà cách mạng phương Đông với nhà thơ Nga Oxip Mandenxtam: “ Ở hai cuộc gặp gỡ trên, một – hướng về phương Tây của nhà cách mạng Việt Nam và một – hướng về phương Đông của nhà văn hóa Xô viết – đó có thể xem là mối giao lưu hai quốc gia, hai dân tộc, rồi sẽ còn có nhiều gắn bó với nhau trong suốt phần còn lại của thế kỷ XX”. Trong giao lưu văn học Việt Nam và Liên Xô trong những năm đầu của thế kỷ XX, chúng ta đón nhận những tác phẩm viết về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Liên Xô trong chiến tranh Vệ quốc và coi đó như là kho tư liệu dồi dào, kiểu mẫu quý giá để xây dựng những tác phẩm mang âm hưởng anh hùng, xứng đáng một thời vẻ vang đầy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29
tự hào của dân tộc. Trong khi chiến tranh Việt Nam vẫn diễn ra vô cùng khốc liệt thì ở Liên Xô hòa bình đã 10 năm, 20 năm, 30 năm. Liên Xô đã bước vào các kế hoạch 5 năm để xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành cường quốc về kinh tế và quân sự. Do vậy, những kinh nghiệm về phát triển kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất, tổ chức xã hội,…đã đặt ra trong các tác phẩm được chúng ta tiếp nhận như một mô hình kiểu mẫu để thực hiện. Đó là tác phẩm: Đất vỡ hoang của Solokhop, Mùa gặt
của Nicolaiexa, Kỹ sƣ Lobanop của Granon, Rừng Nga của Leconop, Xa Mạc Tƣ khoa của Ajaep…
Văn học Xô viết là cuốn sử bằng nghệ thuật ngôn từ ghi lại chiến công oanh liệt, những thành tích của nhân dân Liên Xô trong chiến đấu và lao động. Đó là kinh nghiệm đấu tranh vô cùng quý báu, là vũ khí sắc bén với các dân tộc đấu tranh, giải phóng dân tộc như đất nước ta. Những năm 1930 thời kỳ mặt trận dân chủ, giới trí thức và bạn đọc Việt Nam mới có điều kiện tiếp xúc với tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc giới thiệu Liên Xô và văn học Xô viết. Từ đây các tác phẩm, tác giả của văn học Xô viết được giới thiệu, trở thành niềm say mê của các nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Không ít tác phẩm đã là cuốn sách gối đầu giường của độc giả Việt Nam, là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ Việt Nam. Nhà văn Tô Hoài đã từng viết: “Sáng tác Sôlôkhôp không chỉ đóng góp đáng kể vào văn học dân tộc mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn học các dân tộc khác trong đó có nhân dân Việt Nam”. Nó thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Xô viết đối với Việt Nam trong đó có tác phẩm Đất vỡ hoang của Solokhop.
Ảnh hưởng của văn học Xô viết đến văn học Việt Nam là ảnh hưởng của một quốc gia “từng đóng vai trò là cái nôi, rồi trở thành thành trì của cách mạng vô sản thế giới”. Nó là ưu tiên hàng đầu và là cần thiết cho nền văn hóa nước ta trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo giáo sư Phong Lê: “Mối giao lưu với văn học Nga Xô viết sau 1945… là quan hệ giữa các quốc gia tự chủ trong cùng một phe, có chung một hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin có cùng một mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, có ý thức xây dựng một nền văn hóa văn nghệ…” Và “Lịch sử đã sắp xếp cho dân tộc và văn học dân tộc Việt Nam đi theo quỹ đạo Liên Xô”. Và thực vậy, văn học Liên Xô ảnh hưởng mạnh mẽ tới Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30
Nam trong suốt thế kỷ XX. Tất cả điều này giải thích điểm tương đồng về đề tài hợp tác hóa nông nghiệp trong hai tác phẩm: Đất vỡ hoang của Solokhop và Bão biển của Chu Văn.
Cả hai tác phẩm Bão biển và Đất vỡ hoang đều được nhà văn Chu Văn và Sôlôkhôp viết theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó đòi hỏi nhà văn miêu tả đúng hiện thực “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nó rõ sự thật”. Sôlôkhôp đã đi tới nhiều vùng, thăm nhiều vùng nông trang tập thể, tìm hiểu những sự việc, những con người để phản ánh bước ngoặt lịch sử, khi những người nông dân cá thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản dứt khoát từ đó từ bỏ chế độ tư hữu cùng nhau xây dựng nông trang tập thể. Cũng như thế, nhà văn Chu Văn là một cán bộ tuyên huấn, dân vận nên có điều kiện thâm nhập thực tế ở các cơ sở. Nhà văn đã có mặt trong những khu du kích vùng sau lưng địch, tham gia vào việc chống âm mưu địch, cưỡng ép đồng bào giáo dân di cư vào miền Nam, trong phong trào đưa nông thôn vào hợp tác xã. Chính sự am hiểu sâu sắc về hiện thực của hai tác giả khiến hai tác phẩm Đất vỡ hoang và Bão biển trở thành pho từ điển sống về việc xây dựng nông trang tập thể ở Liên Xô những năm 1930 và hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam những năm 1960 – 1962.
Ra đời sau tác phẩm Đất vỡ hoang khoảng gần 30 năm, Chu Văn đã xây dựng tác phẩm Bão biển với những sáng tạo của riêng mình. Vấn đề xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp trong Bão biển ở một vùng công giáo gặp khó khăn do liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đó vốn là vấn đề nhạy cảm trong nước ta lúc bấy giờ và cả hiện nay. Cho nên kẻ thù có bị sa lưới nhưng chưa nhổ bật gốc rễ bởi nó núp dưới cha xứ, cha chăm sóc phần hồn, tinh thần được người người tôn kính. Nó liên quan đến tín ngưỡng lòng tin của người dân “người ta còn cần hắn để hắn làm những việc mà hắn nói rằng lành mà mọi người cũng nghĩ rằng lành, thì chính quyền cũng thể theo nguyện vọng ấy cho dân làng yên trí” [ 37, tr647].
Trong tác phẩm Đất vỡ hoang, phạm vi xây dựng nông trang tập thể tập trung trong xã Grêmiatri Lôc. Trong khi đó nhà văn Chu Văn miêu tả bức tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc biệt xây dựng hợp tác xã ở vùng Bài Chung – Sa Ngọc, xã Giang Ninh. Mỗi nơi lại có những khó khăn riêng tạo nên bức tranh hoàn chỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31
rộng lớn về xây dựng hợp tác xã. Sự khó khăn về công tác tư tưởng tuyên truyền, người dân tư tưởng còn chưa kiên định như ở Sa Ngọc, sự phá hoại của kẻ thù, những sai lầm của cán bộ như Thất trong việc quản lý của công. Chu Văn đã dựng lên một điển hình cho việc xây dựng hợp tác xã vùng công giáo. Từ vùng công giáo đó, nó điển hình cho những vấn đề còn tồn tại khi đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong những năm 1960 – 1962.
1.4. 1 Đề tài hợp tác hóa nông nghiệp
Trong thời kỳ miền Bắc Việt Nam và Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề tài chủ nghĩa xã hội đặc biệt là hợp tác hóa nông nghiệp được thể hiện tiêu biểu trong tác phẩm Bão biển của Chu Văn và Đất vỡ hoang của Sôlôkhôp. Đây đều là hai tác phẩm sáng tác trong thời kỳ miền Bắc Việt Nam và Liên Xô đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với tất cả khó khăn cùng với những vấn đề nhức nhối thời kỳ đầu tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
Sôlôkhôp khởi thảo Đất vỡ hoang vào cuối năm 1930. Đến năm 1932, quyển I Đất vỡ hoang ra đời và nhanh chóng trở thành “cuốn sách giáo khoa về cuộc sống nông thôn” ( theo lời phóng viên báo “Sự thật”, ngày 3 – 3 – 1993 ). Những phác thảo đầu tiên của quyển II Đất vỡhoang tiếp nối ngay sau khi quyển I ra đời. Khi chiến tranh vệ quốc bắt đầu, nó gần như đã được viết xong. Trong thời gian chiến tranh, bản thảo đã bị thất lạc. Sau chiến tranh, Sôlôkhôp phải viết lại từ đầu và mãi đến năm 1954 mới cho in từng chương trên tạp chí “Thế giới mới”. Năm 1959, cuốn tiểu thuyết mới được in trọn bộ. Bão biển được Chu Văn sáng tác từ 1965 đến năm 1969 thì ra mắt người đọc. Đó là những trang viết về hiện thực một vùng nông thôn thiên chúa giáo trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Có thể nói Bão biển và Đất vỡ hoang đều là hai tiểu thuyết lớn, được hai nhà văn “thai nghén” và sáng tác trong một thời gian khá dài. Chúng gắn liền với hiện thực những năm 1930 ở Liên Xô và những năm 1960 ở miền Bắc Việt Nam, khi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đang đi những bước đầu tiên. Từ đó, người đọc hình dung ra công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên hai đất nước với những nét tương đồng và khác biệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32
Đề tài trung tâm của hai tác phẩm Bão biển (Chu Văn ) và Đất vỡ hoang (Sôlôkhôp) đều xoay quanh đề tài tập thể hóa nông nghiệp trong thời kỳ đầu xây dựng. Mặc dù cách nhau gần 30 năm nhưng hai tác phẩm đều gặp nhau ở những khó khăn vấp váp buổi đầu xây dựng một nền nông nghiệp tập thể . Nhân dân chưa kiên định lại. Bọn phản động núp dưới nhiều hình thức để phá hoại.
Sôlôkhôp đã dẫn người đọc trở về những năm 1930, với quá trình nông trang hoá ở ấp Grêmiatri Lôc. Lấy xuất phát điểm từ việc tịch thu tài sản của bọn Culăc – những kẻ có đầu óc tư hữu, đuổi chúng ra khỏi nông trang, Sôlôkhôp đưa người đọc đến với công cuộc xây dựng cuộc sống của nhân dân Grêmiatri Lôc. Công cuộc xây dựng nông trang tập thể diễn ra vô cùng khó khăn bởi ban đầu chưa được sự ủng hộ của người dân, thêm đó lại có bàn tay phá hoại của những kẻ như Cựu đại úy Bạch vệ Pôlôpxep và trung nông Khôpôrôp. Pôlôpxep đã đưa tên phản động Iakôp vào nông trang làm gián điệp, ngấm ngầm phá hoại nông trang tập thể. Mặc dù Khôpôrôp ghét cay ghét đắng nông trang tập thể nhưng dưới bàn tay chỉ đạo của Pôlôpxep, hắn làm việc cho nông trường, từng bước thực hiện kế hoạch phá hoại nông trang tập thể. Khôpôrôp đã cho tập hợp bọn Culăc và một số cựu binh để tổ chức “Hội đồng minh” chuẩn bị “khởi nghĩa” chống chính quyền Xô viết và xui giục bà con giết hết tiểu gia súc. Tuy nhiên, việc tập thể hóa tiểu gia súc là một quyết định sai lầm của ban lãnh đạo nông trang. Nông trang thu mua thóc giống để chuẩn bị gieo lúa mì. Chúng tung tin là chính quyền Xô viết đánh lừa nhân dân, thu thóc giống để bán cho nước ngoài và sẽ để mặc nhân dân phải chết đói. Sau đó, chúng xúi giục nhân dân thoát li nông trang, tung tin là số thóc giống mà nông dân đã nộp nông trang giờ không dùng để gieo, mà đang nộp tất cả cho nhà nước. Xung đột xảy ra. Đông đảo phụ nữ trong xã đã xông tới Xô viết xã, bắt giữ chủ tịch Xô viết Anđrây và chủ tịch nông trang Đavưđốp khiến họ xây xát mình mẩy. Người dân còn hiểu sai về hợp tác xã. Việc nông trang hoá thêm khó khăn khi tập thể hóa nông cụ lao động, bò và ngựa, tập trung thóc giống của các hộ nông dân xảy ra vấn đề: “vào nông trường tôi nai lưng, còn người khác … lại lăn kềnh ra ngủ”. Đây cũng là một tình trạng khi người dân do tư tưởng không kiên định nên rất dễ nghe theo lời xúi giục của bọn phản động làm hại nông trang thịt hết gia súc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33
để khỏi nộp vào nông trang. Bọn phản động tuyên truyền nhảm nhí rằng tập trung gà để gửi ráo lên tỉnh mổ thịt nấu mì và sẽ làm một kiểu ghế đặc biệt có lót rơm cho các cụ già, bắt các cụ già ấp trứng thay gà, cụ nào chống lại sẽ bị trói chặt vào ghế.
Đặc biệt, người dân nghe theo lời bọn Culăc đã kéo lên Xô viết xã bắt giữ Đavưđốp và Nagunôp, phá kho thóc và lấy đi nhiều bao thóc. Người dân chưa tin tưởng vào chính quyền lại thêm có bọn phá hoại. Có người xin vào nông trang rồi lại ra. Trong một tuần, ở Grêmiastsi Lốc đã có gần một trăm hộ xin rút ra khỏi nông trang chưa kể trong đó có một vài người, theo cách nói của đội trưởng Liubiskin “đang tấp tểnh chuồn”. Vì vậy việc xây dựng nông trang hết sức khó khăn.
Trong Bão biển, Chu Văn cũng đã tái hiện sinh động những khó khăn trong việc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Ở xứ Sa Ngoại, nhiều người “không sốt sắng lắm với việc xây dựng chung”. Hợp tác xã trong quá trình xây dựng gặp nhiều “cản trở”. “ Học tập mãi mà người dân đưa đơn vẫn thưa thớt. Các tổ đổi công vốn đã yếu rồi huống chi là hợp tác. Những tin hoang mang tung ra thì lại lan rất nhanh:
- “Thời cải cách đấu tố địa chủ, phen này hợp tác sẽ đấu tố trung nông! Thằng nào mà tỏ ra có “khả năng” là thằng ấy bỏ mẹ”.[37,tr 43]
Có nhiều nơi thành lập được nhưng “hết sức kém cỏi”, “nhiều người đã vào lại xin ra. Nhiều xã viên giữ ruộng đất riêng chỉ góp một phần “gọi là có”. “Công việc khó khăn như một người mang lưỡi cuốc cùn bổ từng nhát dầy chật xuống nền đất của chiếc lô cốt ấy, gỡ từng mẩu gạch, thỏi sắt, tảng xi – măng, để có một mảnh vườn đất thuần, trồng lên cây to, cây nhỏ. Ác thay, có những viên đá quá sâu trong