7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Cốt truyện xây dựng gắn với những xung đột
Đất vỡ hoang và Bão biển đều xây dựng cốt truyện không chỉ gắn với các tuyến nhân vật với các số phận của từng nhân vật, gắn với sự kiện lịch sử mang tính chất cộng đồng mà còn xây dựng cốt truyện gắn với những xung đột gay gắt.
Hai tác phẩm đều được xây dựng trên rất nhiều xung đột xung quanh các nhân vật. Thành công lớn của hai nhà văn là đã chuyển hóa được những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội thành những xung đột văn học gay gắt và đầy kịch tính vào trong tác phẩm. Cả hai tác phẩm đều có sự đan xen của các loại hình xung đột khác nhau một cách hợp lý tạo nên sự lôi cuốn với độc giả. Lấy bối cảnh là vùng nông thôn đang đi vào công cuộc xây dựng kinh tế tập thể, hai tác phẩm phản ánh rõ nét, sinh động những xung đột, mâu thuẫn gay gắt của lịch sử, của dân tộc trong một thời kỳ lịch sử đáng chú ý.
Cả hai tác phẩm đều đi sâu vào làm nổi bật những xung đột có tính chất lịch sử- xã hội. Đó là xung đột giữa những lực lượng tiến bộ đang xây dựng xã hội mới với thế lực phản động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 85
Ở Đất vỡ hoang, xung đột giữa lực lượng tiến bộ với thế lực phản động chống phá cách mạng là xung đột quan trọng. Trong tác phẩm, nhà văn đã đưa ra hàng loạt những chi tiết mâu thuẫn, những biến cố để triển khai mối xung đột căng thẳng và quyết liệt. Ngay từ đầu, Sôlôkhôp đã đưa ra những chi tiết báo hiệu cho xung đột sắp bùng nổ: Hai người lạ mặt đến xã Grêmiatsi Lôc. Một người thì cưỡi ngựa trong đêm tới vẻ lén lút, căng thẳng và bí mật đó là tên cựu Đại úy bạch vệ Pôlôpxep và một người đến Xô Viết xã với vẻ đường hoàng, hoạt bát, nhanh nhẹn và vui nhộn đó là Xê men Đavưđôp thành viên đoàn 25.000 công nhân được cử về lãnh đạo phong trào tập thể hóa nông nghiệp ở các vùng nông thôn. Giữa hai con người này có sự tương phản như bóng tối và ánh sáng. Hành động của họ đối nghịch nhau kẻ thì lén lút đi về trong đêm tối, người thì đường hoàng đi giữa ban ngày. Sự tương phản ấy báo hiệu cho mỗi xung đột sắp bùng nổ.
Trong khi Đavưđốp cùng với Anđrây, Nagunốp cùng sát vai nhau gây dựng kinh tế tập thể, xây dựng nông trang tập thể theo chủ trương của Đảng Bôn sê vích thì một loạt các biến cố, các sự kiện liên tiếp xảy ra trong việc xây dựng nông trang tập thể. Anđrây, Đavưđốp, Nagunốp đưa ra hội nghị các ý kiến thành lập nông trang tập thể mong muốn các xã viên tham gia tự giác vào nông trang thì bị bọn phản động tuyên truyền những luận điệu sai trái, xuyên tạc về nông trang tập thể. Khi chính quyền ra sức kêu gọi vào nông trang thì bọn chúng tuyên truyền xuyên tạc đó là chế độ chung vợ chung chồng, chính quyền vận động việc tập thể hóa công cụ sản xuất, các gia súc lớn cũng bị bọn phản động gây hoang mang trong quần chúng trở thành một phong trào giết mổ gia súc mạnh mẽ. Việc tập trung thóc giống của nông trang bị bọn phản động tung tin rằng nông trang, chính quyền Xô Viết đánh lừa nông dân thu thóc giống để bán ra nước ngoài để mặc cho nhân dân chết đói đã khiến cho người dân không chịu nộp thóc giống, công việc gieo lúa mì không tiến hành được. Bọn phản động dấu mặt từng bước chống phá lại chính sách của chính quyền xã. Chúng lén lút lôi kéo bọn Ku lăc và các binh sĩ cũ thành lập hội “Liên minh giải phóng Sông Đông” để từng bước tổ chức chống phá. Khi Khơpôrôp cương quyết không tham gia hội “Liên minh giải phóng Sông Đông” do chúng thành lập đã bị chúng thủ tiêu cùng với vợ. Biến cố này khiến cho tình hình trong ấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 86
hết sức căng thẳng. Các sự kiện tập thể hóa tiểu gia súc theo quyết định sai lầm của nông trường đã bị kẻ địch xúi giục dân giết gia cầm, gia súc. Để nổi dậy chống chính quyền bọn phản động chuẩn bị việc tổ chức một đám trung nông ở Vôixcôvô nổi loạn thì bài báo “Choáng váng vì thành tích” của Xtalin đăng trên báo Pravđa đã giải quyết những thắc mắc bất mãn của những người trung nông và họ cương quyết không nhập bọn với phản động, từ bỏ ý định đi theo chúng chống chính quyền Xô Viết: “Chúng tôi có hội ý với nhau, và cứ như cái bài đăng trên báo "sự thật" thì chúng tôi quyết định không nổi dậy nữa ”[39, tr 296]. Họ phấn khởi đón mừng bài báo vì bài báo đã vạch rõ đường lối dân chủ và tập thể hóa, phê phán gay gắt những sai lầm của cách lãnh đạo địa phương như cưỡng bức, đe dọa nông dân, tước đoạt tài sản của một số trung nông.
Bọn phản động liên tiếp thực hiện mưu đồ chống phá chính quyền nên nhân dịp các cấp chính quyền thực hiện sửa sai, bọn Ku lăc lại xúi giục nông dân thoát ly nông trường. Chúng tung tin đồn nhảm là số thóc thu của nông dân không phải dùng để gieo mà giao nộp cho Nhà nước gây ra cuộc bạo loạn của nhân dân bắt giữ Anđrây và Đavưđốp để lấy chìa khóa kho thóc. Họ thổi phồng khuyết điểm của Nagunốp và bịa đặt vu cáo thêm một số sai lầm nữa rồi đòi biểu quyết khai trừ Nagunốp. Mối xung đột căng thẳng giữa những đảng viên tích cực tiến bộ như Đavưđốp, Nagunốp, Anđrây với bọn phản cách mạng chống chính quyền được đẩy lên cao trào khi hai chiến sĩ công an giả làm tiếp phẩm tới điều tra bọn phản cách mạng bị bọn Pôlốpxép giết hại. Kết thúc xung đột đó là sự kiện Nagunốp cùng Đavưđốp, Anđrây tới bao vây bắt bọn phản cách mạng ngăn không cho kế hoạch nổi dậy cướp chính quyền của bọn chúng được thực thi. Đavưnôp và Nagunốp hi sinh. Sau đó, bọn phản cách mạng từ Pôlốpxép Nhikônxki- tóc bạc, Kandantxep và những kẻ còn lại đã bị sa lưới. Từ đó diễn ra các vụ bắt bớ khắp bờ biển Adôp- Hắc hải hơn với hơn 600 kẻ tham gia vụ âm mưu ấy bị bắt. Ý đồ phản cách mạng của chúng bị tiêu diệt từ trong trứng nước, các xung đột đã được giải quyết một cách triệt để.
Trong Bão biển của Chu Văn, kiểu xung đột giữa một bên là những người có tư tưởng cách mạng tiến bộ như Tiệp, Vượng, Ái và một bên là những thế lực phản động như Cha Phạm, Cha Hoan, Chánh Hạp, Già San, Mẩy, Ngật, Lực … là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 87
xung đột trung tâm của tác phẩm. Xung đột này chi phối rất lớn đến cốt truyện của
Bão biển. Từ đầu đến cuối tác phẩm các biến cố, sự kiện được thể hiện chủ yếu xoay quanh xung đột trung tâm này cũng như những con người tiến bộ trong Đất vỡ hoang luôn luôn cố gắng hết mình cho phong trào xây dựng nông trang tập thể, bọn phản cách mạng luôn tìm mọi cách nói xấu, bôi nhọ chính quyền, phá hoại sản xuất. Những lực lượng tiến bộ trong Bão biển cũng càng nỗ lực xây dựng cuộc sống mới bao nhiêu thì phe đối lập lại cố gắng phá hoại, níu kéo những gì lạc hậu, mê muội của giáo dân bấy nhiêu. Chúng luôn mong giữ chặt đặc quyền, đặc lợi mà chúng vốn có để phá hoại trật tự xã hội mới.
Những mâu thuẫn giữa những con người tiến bộ và những kẻ chống đối đã được Chu Văn miêu tả hết sức sinh động, cụ thể phù hợp với thực tế. Từ khi Tiệp trở về làm ủy viên hành chính xã với mong muốn đưa Sa Ngọc phát triển cũng là lúc bọn phản động lập lại các hội tôn giáo. Trong phong trào đầu tiên của hợp tác xã: Nhân dân tham gia gặt, dân công tuyên truyền về công tác vệ sinh, y tế và học sinh đi kẻ khẩu hiệu trong khi đó dân ở đây còn lạc hậu, lười không ra gặt lúa ngập, gia đình ông bà Khoản mê tín mua đứa trẻ con sắp chết về làm ma mong sau này được lên thiên đàng. Các kế hoạch thu mua lương thực, công nghiệp hóa xây dựng hợp tác xã bị nhiều người phản đối. Trong khi Tiệp đả kích việc khao vọng thì Chánh Hạp lại lôi kéo Tần khao vọng. Sau khi chống phá không thành công trong vụ gặt và thu mua lương, thực bọn Chánh Hạp bàn lập hội Trống, làm đàn lôi kéo nhân dân, sai Nhài lấy cắp phiếu vải. Ủy ban xã muốn tổ chức đám cưới cho Ái – Vượng bị bọn Hạp, Lái Táp lợi dụng Nhân, Tần phá đám, ném đá vào Tiệp. Bọn Cha Độ, Cha Hoan tiếp tục thể hiện âm mưu của chúng đưa Cha Quang về Sa Ngoại nắm cơ sở để dễ dàng chống phá. Cha Quang về xã làm lễ tử vì đạo, tăng ngày kiêng việc xác giữa thời vụ gặt hái khẩn kỳ. Thất phải vận động nhân dân các nhà thiếu gạo đi gặt lúa. Cùng với việc Tiệp, Thất hết lòng xây dựng kinh tế, phát động nhân dân tham gia sản xuất thì ở phía bên kia những kẻ chống đối luôn ngấm ngầm phá hoại. Chúng dải truyền đơn bôi nhọ chính quyền, phát tín phiếu. Sau khi vụ việc phát tín phiếu của Cha Hoan bị lộ, sơ Khuyên, San, Hào bị bắt tưởng chừng như xung đột giữa hai lực lượng tiến bộ và chống đối được giải quyết nhưng trên thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 88
tế Chu Văn không để mâu thuẫn dừng ở đó mà đẩy nó lên thành cao trào, đỉnh điểm để rồi kết thúc ở phần hai của tác phẩm. Sau khi các phần tử phản động San, Khuyên, Hào bị bắt, Tiệp và Thất bắt đầu đi vào xây dựng phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Tiệp đề xuất việc đắp đê lấn biển đạt hiệu quả. Tiệp lo phân bón vụ mùa, Ái làm bèo hoa dâu phục vụ sản xuất. Trong khi đó, cha Quang được sự chỉ đạo từ toà thánh giao giảng những luận điệu khó hiểu mà thâm hiểm. Tiệp tiếp tục có những sáng kiến xây dựng nhà hộ sinh, trạm xá, mở rộng trường học, mở lớp bổ túc văn hóa… Không phá được các công việc của tập thể, bọn Hạp, Táp bàn mưu hại Tiệp và phá loa truyền thanh xã. Việc hại Tiệp, phá loa truyền thanh của chúng thất bại, Tiệp chuyển về Giang Ninh xây dựng, chỉnh đốn lại hợp tác xã, lo công tác an ninh càng khiến cho xung đột giữa hai bên được đẩy lên cao trào. Chúng lợi dụng Lực để thực hiện âm mưu phá cống muối. Lực gài mìn định hại Tiệp nhưng Tiệp không chết, Lực bị bắt. Kết thúc xung đột mọi mâu thuẫn được giải quyết một cách triệt để. Âm mưu phá hoại của bọn Cha Phạm, Cha Hoan không thành công. Tiệp đã hi sinh nhưng đó là cái chết vinh quang ,là động lực để những người ở lại như Vượng sau này sẽ tiếp tục công việc xây dựng hợp tác xã, xây dựng CNXH thành công. Như vậy, lực lượng chống đối không còn đủ khả năng chống đối, lực lượng tiến bộ bước đầu thắng lợi một cách vẻ vang, dù trước mắt họ còn nhiều thử thách nhưng niềm tin và quyết tâm cách mạng vẫn ánh lên ở phần cuối tác phẩm.
Bão biển và Đất vỡ hoang đều xây dựng thành công xung đột giữa những con người tiên tiến với những thế lực phản động. Ở cả hai tác phẩm, xung đột này đều là xung đột trung tâm và qua các bước phát triển lên tới cao trào rồi đều được giải quyết triệt để. Kết thúc xung đột ấy đi liền với nó là sự thắng lợi của những con người tiến bộ nhưng bên cạnh đó cũng là sự hi sinh, mất mát. Song, qua khó khăn thử thách họ càng trưởng thành hơn, một niềm hi vọng mới đang được thắp lên.Đó là ý nghĩa nhân văn cao đẹp làm cho các tác phẩm văn học đi vào lòng người và có sức sống riêng của nó.
Cùng với xung đột trung tâm: Xung đột giữa một bên là những con người tiến bộ, một bên là các thế lực phản động thì Bão biển và Đất vỡ hoang đều thể hiện xung đột nhân cách, tính cách của những bộ phận người khác nhau trong cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 89
Trong Đất vỡ hoang, xung đột tính cách được thể hiện khá rõ nét qua việc miêu tả hàng loạt các biến cố dồn dập, căng thẳng. Các biến cố ấy là cơ sở tạo nên sự xung đột các tính cách, là điều kiện để nhà văn khắc họa nội tâm và sử dụng thủ pháp đối chiếu các tính cách tương phản. Các biến cố liên tiếp xảy ra trong năm tháng đầu của năm 1930. Cuộc họp bần nông và phần tử tích cực ở Grêmiatsi lôc trong đó nổ ra những quan điểm trái ngược nhau. Việc tịch thu tài sản của bọn Ku lăc và trục xuất chúng ra khỏi thôn xã. Một nhóm do Đavưnôp chỉ huy đã đến tịch thu tài sản của tên Bôrôđin, Bôrôđin hồi nội chiến vốn là du kích đỏ, sau do làm ăn khéo nên đã trở thành Ku lăc. Tên này ngoan cố chống lại việc tịch thu tài sản và đánh Đavưnôp bị thương. Cũng ở nhà Bôrôđin đã xảy ra biến cố có tính chất hài hước: Lão Sucarơ luôn huênh hoang, khoác lác tự vỗ ngực là phần tử tích cực tiên tiến nhưng khi cùng Đavưđốp tới nhà Bôrôđin và thấy mấy con chó của Bôrôđin thì lão cuống cuồng bỏ chạy con chó đè ngửa lão ra cắn nát chiếc áo.
Tiếp đó hàng loạt các biến cố nối tiếp diễn ra với nhịp điệu gấp gáp về việc thành lập xây dựng nông trang: Tập thể hóa công cụ lao động, bò và ngựa, tập trung thóc giống… Trong các biến cố xảy ra đều có bàn tay phá hoại của Pôlốxép và đồng bọn, liên tiếp xúi giục nhân dân, tung tin nói xấu chính quyền. Biến cố ấy xảy ra, xung đột tính cách xuất hiện tạo điều kiện khắc họa thế giới nội tâm nhân vật. Khi xảy ra biến cố, Nagunốp do nóng vội đã bắt giữ một số người không nộp thóc, đánh bị thương cựu binh Bannich vì tên này không những không nộp thóc mà còn thóa mạ chính quyền Xô Viết. Hành vi của Nagunốp dẫn tới cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt trong Chi bộ…. Đavưđốp phê bình tác phong quan liêu, nóng vội của Nagunốp. Qua đó, không chỉ tính cách của Nagunốp được thể hiện mà tác giả còn làm nổi bật tính nguyên tắc, tác phong lãnh đạo sâu sát, tình yêu thương đồng chí của Đavưđốp. Anh thẳng thắn vạch ra những sai lầm của Nagunôp và đề nghị Chi bộ tiến hành kỷ luật. Khi thấy đồng chí của mình không nhận ra sai lầm thì anh rất mềm dẻo và khéo léo nói với Nagunốp về chuyện Naiđênốp đoàn viên thanh niên cộng sản giỏi vận động quần chúng và ở khu vực cậu ta phụ trách thu được nhiều thóc nhất. Đavưnôp gợi ý Nagunôp nên đi cùng Naiđênốp để rút kinh nghiệm xem cậu ta làm thế nào mà đạt kết quả cao như vậy. Nagunôp là con người trung thực, có tinh thần cầu tiến và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 90
nghiêm khắc với bản thân. Bề ngoài chưa chịu nhận khuyết điểm nhưng trong lòng cảm thấy day dứt, buồn phiền với bản thân. Anh vui lòng cùng đi với Naiđênốp vào nhà nông dân. Trong việc thực hiện chính sách của Đảng Nagunốp tỏ ra là người đứng cao hơn quần chúng, anh tin vào sự đúng đắn của bản thân không cần đếm xỉa đến trình độ tiếp thu và nhận thức của đối phương. Anh quen ra lệnh buộc quần chúng phải thực hiện ngay tức thì, nếu không thực hiện đã có biện pháp cưỡng bức, trừng phạt. Anh nghĩ phải làm như vậy là đúng bởi tất cả phải phục tùng lợi ích của