MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng tự đánh giá phẩm chất nghề giáo và kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 23 - 28)

2.1.1 Nhân cách

2.1.1.1 Định nghĩa “nhân cách ”

Thuật ngữ nhân cách bắt nguồn từ chữ “person” trong các nghiên cứu vé

đời sống tâm lý con người ở phương Tây cuối thế kỷ XIX. W. Stern đã đưa ra khái niệm “person” trong tác phẩm “Ban về Tâm lý học khác biệt cá nhân” để chỉ bất kỳ một thực thể nào có khả năng tự xác định và tự phát triển trong thế giới

vô cơ lẫn thế giới hữu cơ [1, 212].

Trong tiếng Anh, từ “personality” có nghĩa là nhân cách, nhân phẩm. cá tính; cũng có nghĩa là người, nhân vật, cá nhân. Còn trong các từ điển tiếng Việt,

“nhân cách " thường được hiểu chung là những phẩm chất của con người.

Cho đến nay, thuật ngữ “nhân cách” đã được nhiều ngành khoa học dé cập đến, mỗi ngành khoa học xét “nhân cách” ở những góc độ khác nhau, trong Tâm lý học, nhân cách cũng có rất nhiều định nghĩa tùy theo từng tư tưởng của thời

dai, của tác giả. Có thể nêu lên một số định nghĩa vé “nhân cách” của các nhà

Tâm lý học Việt Nam sau đây:

- “Nhdn cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người” [36, 167].

- “Nhân cách là toàn bộ các đặc điểm tâm lý ổn định của con người —

những đặc điểm này quy định hành vì và giá trị xã hội của cá nhân. Nó vừa biểu thị bản sắc riêng của cá nhân, vừa biểu thị những đặc trưng chung của

một nhóm người mà người đó đại điện " [25, 94].

- _ "Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện

những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với cá nhân khác, với tập thé, với xã hội, với thế giới xung quanh và mối

Luận văn tốt nghiệp đại học 20

quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương tai" (1,

2221.

Nhìn chung, các định nghĩa trên đều tập trung ở một số nội dung:

- _ Nhân cách là một tổ hợp những đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân.

- Nhân cách mang tính xã hội.

Nhân cách quy định hành vi của cá nhân thể hiện ở ba cấp độ: bên

trong cá nhân, liên cá nhân, bên ngoài bằng hoạt động và sản phẩm của

hoạt động đó.

2.1.1.2 Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Trong Tâm lý học, khi nói đến nhân cách, thường để cập đến cấu trúc của nhân cách. Hiểu được cấu trúc nhân cách, hệ thống nhân cách, sẽ tạo điểu kiện hiểu được bản chất của nhân cách.

Cấu trúc nhân cách là “sự sắp xếp các tính chất, thành phân của nhân cách thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối liên hệ và quan hệ nhất định" (1, 223]. Về vấn để này cũng có nhiều quan niệm khác nhau, một khi dựa

trên các phương tiện và các tiêu chuẩn khác nhau. Trong phan này, người nghiên cứu trình bày hai quan niệm về cấu trúc nhân cách theo nghiên cứu Tâm lý học ở

nước ta.

* Trước hết, khi căn cứ vào các đặc điểm biểu hiện và vai trò của các đặc

điểm ấy trong đời sống tâm lý của con người, cấu trúc nhân cách được hợp bởi

bốn nhóm cơ bản: xu hướng, năng lực, tính cách và khí chất. Cấu trúc này xuất

phát từ quan điểm của A.G. Kôvalev (Nga).

- Xu hướng: là hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt

động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó.

- Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, dim bảo cho hoạt động đó có

kết quả.

Luận van tốt nghiệp đại học 21

- Tinh cách: là một hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực, thể hiện trong hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng.

- Khi chất: biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói nang của cá nhân.

Bốn nhóm trên có quan hệ biện chứng khăng khít với nhau tạo thành nhân cách thống nhất.

* Quan niệm thứ hai là xét cấu trúc theo hai mặt phẩm chất và năng lực hay còn gọi là đức và tài. Kiểu cấu trúc này được sử dụng nhiều khi nghiên cứu

về nhân cách từ trước đến nay, xem như một cách phân chia truyền thống, trong quan điểm của các nhà tư tưởng cũng như các chuyên gia nghiên cứu ở nước ta.

Chủ tịch H6 Chí Minh đã nhấn mạnh: “Người không có đức là người vô dụng;

người không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Người có nhân cách phải là người

thống nhất được hai mặt phẩm chất và năng lực.

Thực chất trong cách đánh giá nhân cách của chúng ta thì thường nói về

mặt phẩm chất, phẩm giá trong đó bao hàm cả mặt năng lực.

Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu đứng trên quan điểm thứ hai trong việc tìm hiểu nhân cách sinh viên: theo hai mặt phẩm chất và năng lực, trong đó chỉ để cập đến các phẩm chất (mặt đức).

2.1.1.3 Nhân cách người thầy giáo

Khái niệm nhân cách người thay giáo về bản chất không khác gì khái niệm nhân cách nói chung, chỉ mang những nội dung đặc trưng hơn về những cá nhân đại điện cho một vị trí nghề nghiệp trong xã hội — nghề sư phạm.

Theo PTS. Triệu Xuân Quýnh, nhân cách người thẩy giáo được hiểu là

"toàn bộ các đặc điểm, những phẩm chất tâm lý ổn định điển hình của người giáo

viên, những đặc điểm va các phẩm chất này quy định các hành vi và giá trị của cá nhân người giáo viên đó đối với xã hội, mà trước nhất là đối với học sinh và các

bạn đồng nghiệp của mình. Chúng vừa biểu thị ban sắc riêng của cá nhân đó, vừa

Luận văn tốt nghiệp đại học 22

mang những đặc trưng chung thông qua hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo

viên mà cá nhân đó là người đại điện” [27, 192].

Nhân cách người thẩy giáo chính là nhân tố đảm bảo cho chất lượng của

giáo dục, đảm bảo cho vai trò và sứ mệnh mà mình đảm nhiệm trong xã hội.

Nhân cách, không gì khác hơn chính là công cụ lao động của người thầy giáo.

2.1.2 Phẩm chất

Thuật ngữ phẩm chất trong “Đại từ điển tiếng Việt” (trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa thông tin 1997) có để cập “la giá trị

và tính chất tốt đẹp của con người hay vật gì đó". Các từ điển tiếng Việt khác nội

dung định nghĩa cũng tương tự.

Theo PGS. Lê Văn Hồng: “Nói đến phẩm chất là nói đến thái độ của con

người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, người khác và cả bản thân), có nghĩa nó

là hệ thống những thuộc tính tâm lý biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của

người đá” [17, 166].

Khái niệm phẩm chất được xem xét trong cấu trúc của nhân cách bên cạnh

khái niệm năng lực, cũng giống như hai mặt Đức và Tài. Như vậy, phẩm chất đồng nghĩa với “Đức”. Trong cấu trúc của nhân cách, “Đức” bao gồm [36, 171]:

- Phẩm chất xã hội (hay đạo đức - chính trị): thế giới quan, niêm tin,

lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái dé lao động.

- Phẩm chất cá nhân (hay đạo đức tư cách): các nết, các thói, các

“tha” (ham muốn).

- Phẩm chất ý chí: tính kỷ luật, tính tự chủ, tính mục đích, tính quả

quyết, tính phê phán...

- Cung cách ứng xử: tác phong. lễ tiết, tính khí v.v...

Theo một số quan điểm khác, cũng trong sự phân tích cấu trúc của nhân

cách, bên cạnh "năng lực”, các tác giả để cập đến khái niệm “giá trị". Theo đó,

“giá tri” được định nghĩa “la cái được chủ thể đánh giá thừa nhận trên cơ sd quan hệ với sự vật, hiện tượng dé” (1, 261]. Như vậy, có thể xem phẩm chất của con

Luận văn tốt nghiệp đại học 23

người như “gid trị sống” của người đó, là những giá trị được cá nhân lựa chọn,

thừa nhận trong các mối quan hệ của cuộc sống và ứng xử theo những giá trị đó.

Tóm lại, khi bàn đến phẩm chất, phải đặt trong mối quan hệ với các thành

tố khác (đặc biệt là năng lực) trong cấu trúc của nhân cách.

2.1.3 Đánh giá - Tự đánh giá

2.1.3.1 Đánh giá

Trong Tâm lý học và Giáo dục học, việc đánh giá được tiến hành ở những cấp độ khác nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác

nhau.

4( H hs Pon |

-® “theo B.S. Bloom, “đánh giá” là khâu sau cùng trong lĩnh vực nhận thức, |] - }

) "là việc phán đoán về một giá trị của các ý tưởng, của các tác phẩm, của cách giải kí

Á quyết, của phương pháp, của tài liệu v.v..." {2, 278]. Đây còn là khâu rất quan yuo

trong, kết thúc một quá trình nhận thức và có tác dung kết hợp tất cả các khâu đã hire

qua của quá trình nhận thức đó.

Z# — Còn theo GS. Trần Bá Hoành, đánh giá “la quá trình hình thành những La

“\\ nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông `

tin thu được, đổi chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã dé ra, nhằm dé xuất |

những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, diéu chỉnh, nâng cao chất |

lượng và hiệu quả công việc” [16, 5]. x |

Nhìn chung, đánh giá là việc ghỉ nhận thực trạng, phán đoán kết quả của

một quá trình hoạt động và đưa ra những quyết định làm thay đổi thực trạng. Tự | lồ)

đánh giá là cấp độ cao nhất của đánh giá. “na

2.1.3.2 Tự đánh giá 1 Tự đánh giá là một trong những phẩm chất quan trọng, thể hiện một trình

độ phát triển cao của nhân cách. Tự đánh giá có ý nghĩa định hướng, diéu chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạt mục đích một cách tự giác. Theo S.

Franz - nhà Tâm lý học Đức, “tu đánh giá là phát biểu của cá nhân về mức độ

Luận văn tốt nghiệp đại học 24

biểu hiện của những hiện tượng cơ thể và tâm lý, của những phương thức thái độ...

đang tôn tại ở bản than” [5, 50].

Tự đánh giá có liên quan mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác trong đó đặc biệt là thái độ của cá nhân đối với xã hội, đối với bản thân và đối với công

việc.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng tự đánh giá phẩm chất nghề giáo và kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)