2.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CUA LUA TUỔI THANH NIÊN SINH VIÊN
2.3.3 Một số đặc điểm nhân cách
Trải qua một chuỗi những hoạt động mang sắc thái riêng của mình, nhân
cách của thanh niên sinh viên cũng phát triển một cách khá toàn điện và phong
phú. Sau đây, người nghiên cứu chỉ nêu những đặc điểm đặc trưng nhất liên quan
đến vấn dé đang nghiên cứu.
a. Đặc điểm về tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục ở sinh viên
Đối với thanh niên sinh viên, tự đánh giá là một hoạt động nhận thức phát
triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc, trong đó chủ thể thu thập,
xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ
đó có thái độ, hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điểu chỉnh, tự giáo dục để
hoàn thiện và phát triển. Sinh viên không chỉ trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?” mà còn:
“Tôi là người thế nào? Tôi có những phẩmdhất gì? Tôi có xứng đáng không?”
v,v.. Hơn nữa họ còn có khả năng đi sâu lý giải “Tại sao tôi là người như thế?”
[24, 155].
Từ những cấp độ đánh giá mang yếu tố phê phán, phản tỉnh rõ rệt như vậy,
việc tự đánh giá của sinh viên còn mang ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục.
Khả năng tự đánh giá của sinh viên được nhiều công trình nghiên cứu lấy
làm phương tiện để phục vụ mục đích của mình. Khi nghiên cứu trên khách thể là
sinh viên, những nhà nghiên cứu tiến hành thu thập kết quả tự đánh giá của sinh
Luận văn tốt nghiệp đại học 38
viên về một vấn dé nào đó. Qua đó, kết quả thu được bằng những công cụ nhằm
tìm hiểu về nhân cách của những khách thể này trở nên sắc nét hơn.
Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy điểu này qua một số công trình nghiên cứu chính vấn để tự ý thức, tự đánh giá ở sinh viên: mức độ phát triển của những
phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch
sống trong tương lai của sinh viên. Những sinh viên có kết quả học tập cao
thường tích cực đánh giá về bản thân mình một cách phù hợp, đúng đắn. Còn những sinh viên có kết quả học tập thấp thường tự đánh giá sai lệch (quá cao hoặc quá thấp) về mình. Đó cũng là một trong những khó khăn trong những công trình nghiên cứu về nhân cách của đối tượng này, và đôi khi dẫn đến mức độ tin tưởng thấp.
b. Sự phát triển về định hướng giá trị ở thanh niên sinh viên
PGS. PTS. Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự trong công trình nghiên cứu về định hướng giá trị của nhân cách đã khái quát về “định hướng giá trị” như sau:
- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm
người gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách chủ thể của các hoạt động do,
hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với cá nhân hay nhóm.
- Quá trình định hướng giá trị bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố nhận thức
(đánh gid), ý chí và cảm xúc (thừ nghiệm) cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm
mĩ trong sự phát triển nhân cách.
- Định hướng giá trị là cơ sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của
cá nhân. [35, 69]
Như vậy, định hướng giá trị là sự điểu chỉnh, sửa chữa hành vi, thái độ, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị nào đó. Định hướng giá trị phát triển mạnh vào cuối tuổi thiếu niên, đầu tuổi thanh niên khi họ phải đứng trước
việc chọn nghề, chọn các chuyên ngành khác nhau trong việc thi vào các trường đại học, cao đẳng.
Luận văn tốt nghiệp đại học 39
Cũng trong công trình nghiên cứu cấp Nhà nước của PGS. PTS. Nguyễn Quang Uẩn về định hướng giá trị, cho thấy thanh niên sinh viên lựa chọn các giá
trị nhân cách sau:
+ Có trình độ học vấn rộng
+ Sống có tình nghĩa
+ Có khả năng tổ chức quản lý
+ Sáng tạo trong học tập, lao động + Dám nghĩ, dam lam
+ Năng động, nhanh thích nghỉ
+ Có tự dụy kinh tế, biết tính toán + Biết vây dựng cuộc sống gia đình
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ [35, 98]
Qua đó, ta thấy sinh viên lựa chọn những giá trị rất cơ bản của con người, thể hiện sự chủ động, tích cực trong việc định hướng, dự tính tương lai cho riêng mình. Những giá trị trên đại điện cho xu hướng, hoài bão, ước mơ, lý tưởng của
tuổi trẻ trên con đường thành đạt, được thể hiện trong quá trình học tập. Những
nghề nghiệp tương lai sẽ mang dáng dấp hiện thực của những giá trị được định
hướng trong hiện tại, ở đó không có chỗ cho sự viển vông, huyễn tưởng.
Đối với sinh viên sư phạm, theo nhận định của người nghiên cứu, họ hướng về những giá trị của nghé sư phạm rõ nét hơn. Bên cạnh giá trị “trình độ học vấn”, sinh viên sư phạm còn để cao việc cống hiến công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, cho công cuộc xây dựng xã hội. Ngoài ra, những giá trị đạo đức cũng luôn nằm trong sự lựa chọn của họ.
Trong một nghiên cứu về định hướng giá trị nghề dạy học của Võ Minh Trung (để tài tốt nghiệp đại học năm 2001) [34], sinh viên trường DHSP TP.HCM đã cho biết nhận thức của mình vẻ giá trị của nghề sư phạm như sau
(những giá trị phổ biến):
+ Đồi hỏi tỉnh thắn trách nhiệm cao
Luận văn tốt nghiệp đại lọc 40
+ Giáo dục cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, xã hội
+ Góp phần nâng cao mặt bằng dân trí + Góp phần bồi dưỡng nhân tài
Tuy chưa sâu sắc lắm, nhưng sinh viên trường ĐHSP TP.HCM cũng cho
thấy được nhận thức đúng đắn của mình về nghề sư phạm. Từ đó sẽ hình thành những phẩm chất tốt phù hợp với nhận thức trên.
Việc đặt ra những "kế hoạch đường đời” như vậy sẽ giúp ích cho thanh
niên sinh viên tự kiểm soát, tự điểu chỉnh nhân cách của chính mình, rèn luyện để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực ngành nghề mà mình lựa chọn.
Tóm lại, nội dung vừa trình bày trên là những vấn để rất quan trọng trong quá trình một sinh viên được đào tạo để trở thành một giáo viên trong tương lai ở nhà trường sư phạm, riêng về mặt những phẩm chất của nhân cách. Theo người
nghiên cứu, con đường học tập và rèn luyện (thông qua các dạng hoạt động học
tập, học nghề, hoạt động xã hội, ...) của sinh viên sư phạm có thể được khái quát
trong sơ dé dưới đây:
SINH VIÊN SƯ PHẠM
Học tập đạo đức vàPhẩm chất tuộÁn| Bay
ý chí