Hoàn thiện một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường tiểu học huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước (Trang 32 - 39)

CỰC TẠI MỘT SO TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG PHU - TINH

1.4 Phuong phap day học tích cực tại các trường tiểu học

1.4.2 Hoàn thiện một số phương pháp dạy học truyền thống theo hướng phát

huy tính tích cực của học sinh

1.4.2.1 Vận dụng PP thuyết trình theo hưởng tích cực hoá hoạt động của HS

Thuyết trình là PPDH trong đó GV dùng lời nói, chữ viết để trình bày, giảng giải nội dung bài học, còn HS chủ yếu thụ động nghe, nhìn, ghi chép, tái hiện và

ghi nhớ nội dung bài học.

- Phương pháp thuyết trình theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS thể hiện ở hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cường phương pháp giải quyết van dé, đặt HS vào những bai tập nhận thức, kích thích HS hứng thú giải bài tập nhận thức, tạo ra sự chuyên hóa từ quá trình nhận thức mang tính

lý thuyết vào tổ chức các hoạt động nhận thức thực tiễn trong học tập. GV đưa HS vào tinh huống có vấn dé rồi để HS tự mình giải quyết vấn đẻ đặt ra. Theo sự hướng dẫn trước của GV HS học được thói quen suy nghĩa logic, biết phát hiện vấn

22

dé, dé xuất giả thuyết, thảo luận, lam thí nghiệm dé kiểm tra các giả thuyết liên

quan.

- GV kích thích tư duy tích cực của HS cần tăng cường mdi liên hệ ngược giữa GV va học sinh. GV có thé đặt những câu hỏi “có vấn dé” dé HS trả lời ngay tại

lớp, hoặc cho HS trao đổi ngắn trong nhóm nhỏ trước khi GV đưa ra câu tra lời.

1.4.2.2 PP đàm thoại

Thay vi vận dụng dam thoại thông báo tái hiện GV vận dụng PP đảm thoại gợi

mo. GV dua ra câu hỏi mang tính gợi mở, đòi hỏi HS phải lựa chọn tri thức, tổ

chức lại tri thức hoặc tim ra tri thức mới. Câu hỏi gợi mở thường nhiều hơn một câu trả lời đòi hỏi HS phải trả lời hợp lý nhất và nói rõ vi sao lại trả lời như vậy.

Loại câu hỏi này giúp HS tìm ra các phương án khác nhau để giải quyết một vấn đề

vả lựa chọn phương án giải quyết tối ưu.

1.4.2.3 Phương pháp kiểm tra, đảnh giả tri thức, kỹ năng, kĩ sảo ở HS

- Câu hỏi kiểm tra không đơn thuần là mức độ tái hiện tri thức mà kiểm tra mức độ hiểu và vận dụng tri thức, kỹ năng.

- Kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỷ thường được lấy làm tiêu chi để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên thực tế việc kiểm tra này có nhiều hạn chế như:

nội dung kiểm tra chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ trong những nội dung được học, khó có thể kiểm tra được năng lực giải quyết vẫn của học sinh. Để đánh giá năng lực HS hiệu quả hơn GV thường ra những đề kiểm tra theo hướng vận dụng kiến thức để giải quyết những van dé của thực tiễn, những loại đẻ như vậy vừa giúp HS tái hiện lại tri thức vừa được tiếp cận với van dé thực tiễn và lựa chọn cách giải

quyết phù hợp.

PPDH truyền thống áp dụng trong DH có tác dụng hinh thành khái niệm,

phương pháp học tập, phương pháp tư duy ở HS để HS có khả năng chuyên sang

23

tình huống học tập mang tính độc lập cao hơn : “tinh hướng DH gợi mở và áp dung

các PPDH tương ứng ”

1.4.3 Một số phương pháp day học mới phát huy cao tính tích cực của học

sinh

1.4.3.1 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.

Dạy và học không qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Trong phương pháp DH tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", động thời là chủ thé của hoạt động "hoc" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức va chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều minh chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Người học được đặt vào những tinh huống của đời sống thực tế, được trực tiếp quan sát, thảo

luận, làm thí nghiệm, giải quyết van dé đặt ra theo cách suy nghĩ của minh, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nam được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rap theo những khuôn mâu sẵn có, bộc lộ vả phát huy tiém năng

sang tạo.

- Dạy theo cách này thì GV không chỉ đơn giản truyền đạt trì thức ma còn hướng dẫn hành động. Chương trình DH phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.

Đạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu dạy học.

- Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nỗ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thé nhồi nhét vào dau óc HS khối lượng kiến thức ngày cảng nhiều. GV phải quan tâm dạy cho HS phương pháp học ngay tir bậc Tiểu học va cảng lên bậc học cao hơn càng phải được chú

trọng.

- Trong các phương pháp học thì cốt lõi la phương pháp tự học, nếu rèn luyện

cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thi sẽ tạo cho

họ lòng ham học, khơi đậy nội lực vốn có trong mỗi con người. kết quả học tập sẽ

được nhân lên gấp bội. Ngày nay chúng ta thường nhắn mạnh mặt hoạt động học

trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt van dé phát triển tự học ngay trong trường phố thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo

viên.

Tăng cường học tap cá thé, phôi hợp với học tập hợp tác

- Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tién độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Phương pháp day học tích cực được áp dụng ở

trình độ cảng cao thi sự phân hóa nảy càng lớn vả vận dụng các phương tiện công

nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu câu và khả năng của mỗi học sinh.

- Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thay - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh

nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thẻ, ý kiến mỗi cá nhân

được bộc lộ, khăng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ

mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thay

giáo.

- Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cắp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được vận dụng phé biến trong DH là hoạt động hợp tác trong

nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc

các cả nhân dé hoan thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thé có hiện tượng ¥ lại; tinh cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tinh bạn, ý thức tổ chức, tinh than tương trợ. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dan với

sự phân công hợp tác trong lao động xã hội.

- Trong nên kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia,

liên quốc gia; năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.

Kết hợp danh giả của thay với tự đánh giá của trò

- Trong dạy học, việc đánh giá HS không chi nhằm mục đích nhận định thực

trạng và điều chỉnh hoạt động học của trỏ mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điêu chỉnh hoạt động dạy của thay.

- Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giả để tự điều chỉnh cách học. GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng va điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt

trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

~ Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sông xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không

thẻ dừng lại ở yêu cau tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huỗng thực tế.

- Sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một

công việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để

linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chi đạo hoạt động học.

- Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai

trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tỏ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu

của chương trình. Trên lớp, HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhan nhã hơn nhưng,

trước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với

kiểu đạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi

mở, xúc tác, động viên, cô van, trong tải trong các hoạt động tìm tỏi hảo hứng,

tranh luận sôi nôi của học sinh. GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà

nhiều khi diễn biến ngoai tim dự kiến của giáo viên.

1.4.3.2 Phươf Sháp DH giải quyết vấn dé

Phương pháp DH giải quyết vấn dé có đặc trưng chủ yếu là lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho HS hoạt động đặt và giải quyết van đẻ. Sau khi giải quyết vấn đề HS sẽ thu nhận được kiến thức mới, kỹ năng hoặc thái độ thích

hợp.

Phương pháp này không mới nó đã xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX.

Nêu và giải quyết vấn dé, đặt và giải quyết vấn đề, giải quyết van dé, phát hiện và giải quyết vấn đề...là những thuật ngữ được dùng trong lý luận DH trong các

môn khoa học khác nhau, tuy thuật ngữ có khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung của phương pháp là đặt và giải quyết được vẫn đẻ, kết luận vấn đề kết luận

van dé dé rút ra kiến thức cần lĩnh hội hoặc áp dụng kiến thức vào thực tiễn.

1.4.3.3 Phương pháp DH theo dự án

- Dạy học theo dy án nhắn mạnh vai trò của người học, theo định nghĩa của Bộ giáo dục Singapore. Dạy học theo dy án là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội

cho học sinh tông hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, áp dụng một cách sang

tạo vào thực tế cuộc sống [32].

- Trong học theo dự án, các hoạt động học tập được thiết kế mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, lấy người học làm trung tâm và gắn kiến thức nhà trường với những vấn dé thực tién của thế giới hiện tại. Dự án là một bai tập tình huỗng mà người học phải giải quyết van dé đòi hỏi sự tự lực cao của người học. Khi người học được lựa chọn nội dung/ tiêu chủ đề và tự đặt ra vấn đẻ can tìm hiểu nghiên cứu, người học sẽ hoàn toàn chủ động tích cực trong việc lập

kế hoạch nghiên cứu, tìm kiếm, tổng hợp, xử lý thông tin để giải quyết vấn đẻ.

1.4.3.4 Phương pháp dạy học theo góc

- Dạy học “theo góc” được gọi là “tram học tập” hay “trung tâm học tập”. Học theo góc là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ

khách nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo phong cách học khác nhau.

- Day học theo góc xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người học. Mỗi học sinh

thường có sở thích va phong cách học khác nhau, có học sinh thích nghiên cứu tài

liệu, học sinh khác thì thích thực hành, thí nghiêm...Học theo góc thể hiện sự đa

đạng, do đó học sinh có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong

cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thế hiện năng lực cảu mình. Điều này cho phép giáo viên giải quyết vấn dé đa dạng trong hoạt động học

của học sinh.

1.4.3.5 Phương pháp động não

- Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn dé nào đó. Đây là một phương pháp có it để (đưa ra) một danh sách các thông tin.

- Quy trình của phương pháp

28

|. Giáo viên (GV) nêu câu hỏi hoặc vấn dé (có nhiều cách trả lời) cần được tim hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.

. Giáo viên khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng

tat.

. HS tiếp nhận ý kiến, suy nghĩ và liệt kẽ tất cả mọi ý kiến lên bang hoặc

s2

oe)

giấy to không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp tring lặp.

4. Phân loại các ý kiến,

5. Lam sang tỏ những ý kiến chưa rõ rằng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Thực trạng quản lý phương pháp dạy học tích cực tại một số trường tiểu học huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)