CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị16 1. Điều kiện tự nhiên, địa lý
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, địa lý
Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về điều kiện tự nhiên, bởi lẽ mỗi đơn vị hành chính có vị trí địa lý, diện tích, khí hậu, khoáng sản, tiêu chí phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, dân cư khác nhau. Sự đa dạng và phong phú của vùng đất có ảnh hưởng lớn đến việc lập kế hoạch quản lý nhà nước về quy hoạch và thiết kế đô thị. Do đó, việc thực hiện pháp luật quản lý
17
nhà nước về trật tự đô thị cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan, kỹ thuật xây dựng và môi trường sinh thái. Vì vậy, việc xác định và phân tích rõ ràng các yếu tố về điều kiện tự nhiên sẽ tác động mạnh đến việc thực hiện pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng đô thị tại từng lãnh thổ và địa phương.
Việc quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hình ảnh cho mỗi đô thị, ảnh hưởng rõ nét đến giải pháp quy hoạch xây dựng nói chung và thiết kế đô thị nói riêng. Do đó, trong quá trình lập quy hoạch và thiết kế đô thị, cần chú trọng xem xét một cách toàn diện và đúng mức, từ giai đoạn phân tích, đánh giá cho đến việc khai thác, sử dụng, cải tạo và hoàn thiện các yếu tố tự nhiên vốn có. Những điều kiện này ảnh hưởng đến việc lựa chọn vị trí, hình thức kiến trúc, và tính bền vững của các công trình, đồng thời đảm bảo sự hài hòa với môi trường tự nhiên và phát triển bền vững.
1.3.2. Yếu tố chính sách, pháp luật
Yếu tố chính sách, pháp luật có vai trò cốt lõi, chi phối toàn bộ quá trình thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị. Một hệ thống chính sách, pháp luật rõ ràng, đầy đủ, và khả thi là tiền đề quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực thi hiệu quả, đồng thời tạo cơ sở để người dân và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi.
Thứ nhất, tính đồng bộ và thống nhất của pháp luật còn chưa cao. Các quy định pháp luật như Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, và các quy định liên quan đến quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng, thường xảy ra chồng chéo hoặc mâu thuẫn. Ví dụ, quy định về việc xử phạt xây dựng sai phép, không phép tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP đã gặp khó khăn trong việc áp dụng thống nhất với quy định về cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm, gây ra sự lúng túng trong xử lý vi phạm.
18
Thứ hai, khả năng cụ thể hóa chính sách pháp luật tại địa phương còn hạn chế. Theo quy định của Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, giao quyền cho chính quyền địa phương trong việc ban hành các quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng [43, tr.35,36], nhưng nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện tốt việc này, dẫn đến thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng. Chẳng hạn, một số quận có tốc độ đô thị hóa cao nhưng chưa xây dựng được quy chế phối hợp hiệu quả giữa các phòng, ban trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Thứ ba, tính khả thi của các chính sách pháp luật đôi khi còn thấp, chưa phù hợp với thực tiễn địa phương. Một số quy định yêu cầu thủ tục hành chính phức tạp, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng pháp luật.
Ví dụ, quy trình cấp phép xây dựng tại các đô thị lớn thường kéo dài và yêu cầu nhiều tài liệu phức tạp, khiến người dân có xu hướng xây dựng không phép hoặc sai phép để tiết kiệm thời gian.
Do đó yếu tố chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị. Để khắc phục những hạn chế hiện tại, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, đồng bộ và khả thi, đồng thời tăng cường năng lực tổ chức thực hiện chính sách tại địa phương.
1.3.3. Yếu tố tổ chức tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Bộ máy quản lý cần được thiết kế theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng, ban chuyên môn và các cấp chính quyền. Theo Điều 164 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên ngành [37; tr.96].
19
Tuy nhiên, trong thực tiễn, yếu tố này thường bị ảnh hưởng bởi tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị quản lý, dẫn đến hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao. Ví dụ, tại một số quận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, việc cấp phép xây dựng và giám sát sau cấp phép đôi khi chưa được thực hiện đồng bộ, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép hoặc sai phép vẫn diễn ra.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cũng là một yếu tố quyết định. Đội ngũ này không chỉ cần am hiểu pháp luật mà còn phải có năng lực chuyên môn cao và đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhiều địa phương hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự hoặc cán bộ chưa được đào tạo bài bản về quản lý xây dựng. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật, cần tăng cường tổ chức lại bộ máy quản lý, đảm bảo phân công rõ ràng và tránh chồng chéo trách nhiệm. Đồng thời, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức là một yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo sự nghiêm minh, hiệu quả trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.
1.3.4. Yếu tố kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa
Các yếu tố kinh tế, xã hội và tốc độ đô thị hóa đóng vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị. Tốc độ phát triển kinh tế kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhà ở, cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng khác. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức lớn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về trật tự xây dựng.
Thứ nhất, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng thường dẫn đến sự gia tăng đột biến các hoạt động xây dựng, đôi khi vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng. Minh chứng là tại các quận ven trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hóa cao khiến tình trạng xây dựng không phép hoặc sai phép diễn ra phổ biến, do cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát toàn diện.
20
Thứ hai, yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Ở những khu vực có nền kinh tế phát triển, hệ thống pháp luật thường được thực thi chặt chẽ hơn nhờ sự đầu tư vào công tác quản lý và cơ sở hạ tầng công nghệ hỗ trợ giám sát. Ngược lại, ở các khu vực kinh tế kém phát triển, công tác quản lý trật tự xây dựng dễ bị buông lỏng, tạo điều kiện cho các hành vi vi phạm.
Thứ ba, yếu tố xã hội như nhận thức pháp luật và văn hóa tuân thủ pháp luật của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện pháp luật. Ví dụ, trong một số khu vực đô thị hóa nhanh, người dân thường thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm quy định về xây dựng để tiết kiệm chi phí hoặc tận dụng lợi ích cá nhân, gây khó khăn cho công tác quản lý.
1.3.5. Yếu tố khoa học và công nghệ
Trong những năm gần đây, chuyển đổi số trong quản lý nhà nước đã được áp dụng mạnh mẽ và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Đặc biệt, trong công tác thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị, cần nhanh chóng thích ứng với xu hướng đổi mới công nghệ thông tin. Chuyển đổi số không chỉ nâng cao vị thế quốc gia mà còn giúp Nhà nước lập kế hoạch và triển khai pháp luật một cách hiệu quả hơn. Sự áp dụng công nghệ thông tin cho phép tự động hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho các chủ thể thực hiện pháp luật. Đồng thời, điều này cũng góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực chuyên môn và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số.
Khi áp dụng việc chuyển đổi số cho việc thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị sẽ giúp tăng cường độ chính xác trong thống kê và phân tích dữ liệu giúp việc quản lý nhanh chóng, tích hợp thông tin dễ dàng, sử dụng tiện lợi, minh bạch hơn trong vấn đề thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm và đối tượng chịu quản lý được thực hiện pháp luật trong môi trường hiện đại, dễ dàng tiếp cận, tăng cường ý thức thượng tôn pháp luật để tin tưởng vào đội ngũ quản lý nhà nước với cách thức tổ chức thực hiện quy định pháp luật mới mẻ, bắt kịp xu hướng thời đại.
21
Tiểu kết chương 1
Hoạt động xây dựng là hoạt động thường xuyên, liên tục trước nhu cầu về nhà ở ngày càng cao để phục vụ cho đời sống con người, cũng như các hoạt động hành chính khác, hoạt động xây dựng thường phát sinh nhiều vi phạm phức tạp. Do đó mà hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Dựa trên các quy định của pháp luật cùng với tiêu chuẩn và quy chuẩn cụ thể của đô thị, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị thực hiện chức năng quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ đúng quy định, giữ gìn trật tự, nguyên tắc, quy tắc và mỹ quan, cũng như bảo vệ môi trường đô thị.
Trong chương 1, đề án đã trình bày hệ thống, trình bày khung lý thuyết những vấn đề lý luận và pháp luật của thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị. Trên cơ sở khung lý thuyết nêu trên, đó sẽ là căn cứ để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2.
22