Lộ trình, nguồn lực thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề Án tốt nghiệp thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng Đô thị trên Địa bàn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.3. Lộ trình, nguồn lực thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị đòi hỏi phải có một lộ trình cụ thể và nguồn lực phù hợp để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong quản lý. Tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, lộ trình thực hiện cần được xây dựng theo từng giai đoạn rõ ràng, gắn với các mục tiêu chiến lược phát triển đô thị và các văn bản pháp luật liên quan như Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), Luật Quy hoạch đô thị 2024 và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Tác giả

53

xác định những mục tiêu, định hướng mang tính chiến lược để đề xuất lộ trình, nguồn lực thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh định hướng mục tiêu đến năm 2030 phát triển kinh tế bền vững; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tình thần của nhân dân; tiếp tục xây dựng quận Tân Phú văn minh, hiện đại nghĩa tình. Tầm nhìn đến năm 2025 phấn đấu đưa quận Tân Phú trở thành một trong những quận trung tâm phát triển thương mại, dịch vụ, logistics, du lịch, là một trong những điểm đến hấp dẫn của thành phố [57, tr.3-4], góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trong thời kỳ đổi mới và phát triển hiện nay, cụ thể như sau:

Thứ nhất, lộ trình thực hiện cần chia thành các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong giai đoạn ngắn hạn (2024–2026), quận cần tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch và trật tự xây dựng, đồng thời rà soát, điều chỉnh các quy định còn bất cập trong thực tế. Giai đoạn trung hạn (2026–2030) hướng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, như triển khai các công cụ giám sát trực tuyến và xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý trật tự xây dựng. Giai đoạn dài hạn (sau 2030) cần hoàn thiện toàn diện cơ chế quản lý, đảm bảo đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị của thành phố.

Thứ hai, giám sát và đánh giá lộ trình thực hiện. Việc triển khai cần được giám sát thường xuyên bởi các cơ quan chức năng như Thanh tra xây dựng và Phòng Quản lý đô thị, đảm bảo các mục tiêu đặt ra được hoàn thành đúng tiến độ.

Ngoài ra, quận cần xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả thực hiện, như tỷ lệ vi phạm trật tự xây dựng giảm, thời gian xử lý hồ sơ cấp phép rút ngắn, và mức độ hài lòng của người dân.

Thứ ba, rà soát tổng thể quy hoạch đô thị quận gắn với quy hoạch khu trung tâm của thành phố để đảm bảo phù hợp yêu cầu phát triển đô thị, kinh tế - xã hội của thành phố và quận. Trong đó định hướng phát triển về quy hoạch sử dụng đất thiết kế đô thị, định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; phân kỳ các dự án ưu tiên đầu tư đối với quận giai đoạn đến năm

54

2025 và định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gắn kết kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị với quy hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng – an ninh, phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị thông minh.

Thứ tư, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa các nguồn lực để hoàn thành các công trình trọng điểm Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ quận Tân Phú lần thứ XII nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, quy hoạch, chỉnh trang đô thị theo định hướng phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng, duy tu, sửa chữa hạ tầng, thoát nước, nâng cấp giao thông, quản lý chặt chẽ trật tự đô thị và trật tự xây dựng.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện cụ thể và có hệ thống trong các quy định, quy hoạch, kế hoạch về thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng đô thị.

Thứ sáu, ứng dụng chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép xây dựng, cung cấp thông tin quy hoạch, cấp số nhà,… giúp cho quận thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện các nội dung trọng tâm theo Quyết định số 328/QĐ- UBND ngày 06/02/2023 của UBND Thành phố về phê duyệt chiến lược quản trị dữ liệu của Thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ bảy, nguồn lực thực hiện cần được đầu tư đồng bộ, đa dạng hóa nguồn tài chính và nhân lực. Về tài chính, ngân sách địa phương đóng vai trò chính trong việc đầu tư cho hạ tầng công nghệ, tổ chức tập huấn và bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, cần huy động nguồn vốn xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong các dự án liên quan. Về nhân lực, cần tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thực hiện theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

55

Thứ tám, chú trọng quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đô thị có tính kế thừa. Nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu là rất quan trọng để tạo ra sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động và sáng tạo, khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến và tinh thần đổi mới của đội ngũ cán bộ, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đề Án tốt nghiệp thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng Đô thị trên Địa bàn quận tân phú, thành phố hồ chí minh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)