BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
1- Bàn luận và kết luận
Nghiên cứu bắt đầu từ xu hướng mở rộng hệ thống giáo dục Việt Nam để theo kịp với khoa học và kỹ thuật giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Từ những vấn để tổ chức thi và kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm
khách quan, người nghiên cứu đã để nghị đưa thêm hình thức kiểm tra đánh giá
mới này vào 4p dụng song song với * luận để “. Trong các hình thức trắc nghiệm khách quan thì dang trắc nghiệm nhiều lựa chọn là thông dụng nhất.
Trên cơ sở mục đích của nghiên cứu, để kiểm tra thể nghiệm bao gồm ba
chương đầu của học phần I môn Hóa Đại Cương được thiết kế.
Tiếp theo, chúng tôi đã 4p dụng tổ chức kiểm tra và chấm bai thé
nghiệm cho hai lớp sinh viên năm I, khoa Hóa, trường Đại học Sư Phạm, thành
phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã tập hợp các số liệu cũng như dữ kiện khách quan để xem xét chất lượng của để kiểm tra thể nghiệm. Quá trình phân tích
và xử lí số liệu đã dẫn tới kết luận của nghiên cứu.
Mục đích của nghiên cứu là nhằm khảo sát phương pháp thực hành trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn dùng trong quá trình đánh giá thành quả
học tập của học sinh đối với bộ môn Hóa học. Để thực hiện mục đích này, chúng tôi dựa vào sự phân tích kết quả của bài kiểm tra thể nghiệm kết hợp với
ý kiến đóng góp của giáo viên bộ môn.
SVTH: Lê Thị Thiện Mỹ trang 72
Luận văn tốt nghiệp
Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là thiết kế để kiểm tra thể nghiệm nhằm mục đích tập cho sinh viên làm quen với lối thi trắc nghiệm, nhằm kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên về một phần giáo trình Hóa Đại Cương, thu thập
và xử lí số liệu từ bài kiểm tra thể nghiệm qua đó đánh giá chất lượng của các
câu trắc nghiệm.
Kết quả từ bài kiểm tra thể nghiệm cho thấy rằng điểm trung bình của
bài test xấp xỉ với điểm trung bình lý tưởng nên bài trắc nghiệm vừa sức với
sinh viên. Mặt khác, độ khó của bài test cũng xấp xi độ khó vừa phải, diéu đó
chứng tỏ rằng các câu trắc nghiệm không quá dễ cũng không quá khó. Ngoài ra, kết quả về độ lệch chuẩn cho thấy điểm số phân tán tương đối rộng, cho
phép phân biệt được sinh viên giỏi và sinh viên kém.
Khi phân tích độ khó của từng câu trắc nghiệm ta nhận thấy độ khó biến
thiên trong khoảng từ 25% đến 89%. So với độ khó trung bình toàn bài trắc
nghiệm là 60%, bài trắc nghiệm có đủ ba loại câu từ câu dễ đến câu khó trung bình đến câu khó. Trong đó có hai câu rất dễ là câu 17 và câu 22; hai câu khá khó là câu 25 và câu 27. Xét cho cùng, bài trắc nghiệm ít có câu khó quá, ít có
câu dễ quá và đạt mức độ trung bình. Diéu này thật trùng hợp với ý kiến nhận xét về độ khó bài kiểm tra thể nghiệm của một giáo viên bộ môn.
Độ phân cách của bài trắc nghiệm gồm bốn mức độ từ rất tốt, khá tốt đến tạm được và kém.
® Bốn câu có độ phân cách rất tốt là các câu 4, 14, 24, và 29.
® Mười bảy câu có độ phân cách khá tốt và có thể làm cho tốt hơn là
các câu 1, 3, 5, 7, 9, 11, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 30, 31, 32, 35, và 36.
® Mười câu có độ phân cách tạm được, cần phải hoàn chỉnh là các câu
10, 12, 13, 15, 17, 18, 27, 37, 38, và 39.
SVTH: Lê Thị Thiện Mỹ Cang 73
Luận văn tốt nghiệp
® Chín câu có độ phân cách kém, cẩn phải loại bỏ hay chỉnh sửa cho
tốt hơn là các câu 2, 6, 8, 16, 19, 28, 33, 34, và 40. Trong số các câu này, một câu cần đặt biệt lưu ý là câu 28 vì nó có độ phân cách âm.
Thông qua phân tích kiểm nghiệm ý nghĩa của từng câu trong bài trắc
nghiệm, bài trắc nghiệm được nhận xét rằng có 31 câu mà độ phân cách tốt, rất tốt và tạm được cũng chính là những câu có độ tin cậy đạt từ 95% đến 99%.
Chỉ còn lại 9 câu không có ý nghĩa phân cách, không cho phép phân biệt sinh
viên giỏi và sinh viên kém, cần loại bỏ hay chỉnh sửa.
Trong đó có một câu có độ phân cách âm là câu 28, chỉ có 6 sinh viên
làm đúng mà thôi. Dữ liệu thống kê cho thấy rằng các méi nhử với câu đúng không phân cách nên sinh viên chọn nhầm vào mổi nhử rất nhiều. Đây là một
câu bị đánh giá là soạn thảo kém, có lẽ người nghiên cứu đã vô ý quên một
yếu tố quan trọng nào đó trong câu trả lời dự định cho là đúng. Xem xét lại câu
hỏi và 5 lựa chọn, người nghiên cứu đã phát hiện ra một nhằm lẫn hết sức trầm
trọng trong khi đánh và in để. Ở câu lựa chọn đúng là E thay vì “:dt cả đều
đúng", để đã in nhằm là “tat cả đều sai". Thiếu sót này thuộc về khâu kiểm soát bản in của người soạn để trước khi cho ấp dụng.
Câu 2 là một câu có độ phân cách quá thấp , hơn nữa tần số của méi nhử hơi lớn hơn tần số của câu đúng một chút. Xem xét lại câu lựa chọn A và E, người nghiên cứu nhận thấy có lẽ sinh viên chưa quen với lối kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn, vội vàng chọn ngay A khi mới đọc qua thấy rằng đúng mà không đọc kỹ các lựa chọn sau đều đúng cả. Điều này thể hiện rõ rằng tỉ lệ phần trăm chọn mỗi nhử A và câu đúng E chỉ hơi chênh lệch một chút.
Câu 6 có độ phân cách thấp, cẩn sửa đổi sự diễn tả khái niệm đồng vị
cho rõ ràng hơn.
Câu 8 là một câu có kết quả ngược đời, cầu đúng C có tin số, tỉ lệ phần tram và độ phân cách nhỏ hơn mỗi nhử E. Han mdi nhử E có nhiều điểm đúng
SVTH: Lê Thị Thiện Mỹ Frang 74
Luận văn tốt nghiệp
vì thế nhiều sinh viên đã lựa chọn nó ? Xem xét lại hai câu lựa chọn C và E, ta
thấy câu phát biểu C cho phép ta tin rằng câu lựa chọn này không phải là sai, nhưng phát biểu ở mdi nhử E cũng có phần nào đúng. Vậy cần sửa lại lam sao
cho chỉ còn một lựa chọn rõ ràng là đúng mà thôi.
Câu 16 có độ phân cách quá thấp, có thể là câu dễ quá ( tần số 83 ) nên
không phân biệt được sinh viên giỏi và sinh viên kém.
Câu 19 có độ phân cách thấp, và có đến 19 sinh viên trên tổng số 100
sinh viên bỏ trống câu này, phải chăng câu trắc nghiệm được soạn dở nên sinh viên phân vân không biết lựa chọn như thế nào.
Câu 40 có chỉ số phân cách thấp, độ phân cách của mổi nhử B và E đều
dương, nghĩa là có tương quan nghịch, trái với sự mong đợi. Xem xét toàn câu
trắc nghiệm, phan gốc của câu hỏi trình bày chưa rõ ràng. Vấn để là chiéu tăng tính axit của các hợp chất Hidrua chứ không phải tổng quát cho tất cả các hợp chất, có lẽ sinh viên không nhận thấy được trường hợp riêng này. Phẩn gốc của câu hỏi cần được sửa chifa lại cụ thể hơn.
Nhìn chung, trong 40 câu trắc nghiệm thì 21 câu đạt chất lượng tốt và rất tốt chiếm 52.5%, 10 câu được đánh giá trung bình chiếm 25%, chỉ có 9 câu bị
xem là kém chiếm 22.5%. Như vậy, bài trắc nghiệm tuy mới thể nghiệm lần đầu nhưng được xem là có chất lượng tốt. Các thuộc tính của bài trắc nghiệm về độ khó, độ lêch chuẩn, độ phân cách và độ tin cậy đạt mức độ tương đối tốt.
Các câu trắc nghiệm trong để kiểm tra thể nghiệm này có thể đóng góp vào
ngân hàng để trắc nghiệm của bộ môn Hóa Đại Cương sau khi được sửa chữa
lại.
Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu là tìm hiểu xem để kiểm tra thể nghiệm
được giáo viên bộ môn có kinh nghiệm đánh giá như thế nào. Chúng tôi nhận được ý kiến cho rằng để có trải đều nội dung 3 chương nhưng chưa bao quát và
chuyên sâu, Để kiểm tra còn tương đối dé, cẩn được bổ sung thêm những kiến
SVTH: Lê Thị Thiện Mỹ Trang 75
Luận văn tốt nghiệp
thức sâu và rộng hơn. Muốn thực hiện được diéu đó, để kiểm tra phải được tảng số lượng câu hỏi cũng như thời gian làm bài. Mặt khác, để kiểm tra nên được trình bày theo từng phẩn, từng ý tưởng, trong mỗi phẩn nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó. Những thiếu sót này có thể được xem là hiển nhiên, không
thể tránh được đối với một bài kiểm tra thể nghiệm. Chắc hẳn, một bài trắc
nghiệm 4p dụng thực sự sẽ bao gồm nhiều câu hỏi hơn và được sắp xếp hợp lí
hơn.
Mục tiêu thứ ba của nghiên cứu là xem xét có thể đưa hình thức trắc
nghiệm vào tiến hành song song với hình thức “ luận để “ hay không. Giáo viên bộ môn nhận xét rằng rất cần thiết đưa thêm hình thức kiểm tra còn mới mẽ này vào 4p dụng không chỉ riêng Hóa Đại Cương mà tất cả các bộ môn.
Tuy nhiên, để kiểm tra phải được soạn thảo chất lượng và thử nghiệm trước khi
đem ra áp dụng chính thức.