TT. THONG TIN THƯ VIỆN
Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của
Luật này.
2. Được cấp và quản lý số bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một
trong các hình thức chi trả sau:
19
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ
quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dung lao động.
4. Hưởng bảo hiểmy tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận
nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng
tháng:
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang
bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Uý quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản số bảo hiểm xã hội.
% Đối với BHYT:
Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y té ban dau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
20
5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.?
Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh,
chữa bệnh.
4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh ngoài phần chỉ phí do quỹ bảo hiểm y tế chỉ trả.
+ Đối với BHTN:
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Việc
làm về bảo hiểm thất nghiệp thì quyền của người lao động về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
1. Nhận số bảo hiểm xã hội có xác nhận đầy đủ về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp khi cham dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
2. Được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều
42 Luật Việc làm.
3. Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu trung tâm dịch vụ việc làm, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
5. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người lao động:
1. Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ va đúng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm.
2. Thực hiện đúng quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2)
3. Bao quan, sử dụng số bảo hiểm xã hội, thé bảo hiểm y tế theo quy
định.
4. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động khi chấm dứt hợp
đồng lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải thông báo với người sử
dụng lao động kế tiếp để tiếp tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
5. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo
quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm khi có nhu cầu.
6. Hang tháng thông báo với trung tâm dich vụ việc làm về việc tim kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
7. Nhận việc làm hoặc tham gia khoá hoc nghề phù hợp khi được trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
8. Trong thời hạn 15 ngày làm việc ké từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng
trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động tìm được việc làm thì phải thông báo
ngay cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất
nghiệp.
9. Nhận thông báo về việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không được hỗ trợ học nghề, quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ
trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục
hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, quyết định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
10. Thông báo theo quy định với trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc các
trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c, d, g, h, | và n Khoản 1 Điều 21 Nghị định này.
11. Nộp lại thẻ bảo hiểm y tế cho tổ chức bảo hiểm xã hội khi thuộc các trường hợp cham dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các Điểm b, c,
d, đ, e, g, i, h, 1 van Khoản 1 Điều 21 Nghị định này và trong trường hợp chuyền hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
12. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.3.2. Quyên và trách nhiệm của người sử dụng lao động
% Đối với chế độ BHXH
Diéu 20. Quyền của người sử dụng lao động
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
22
2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp số bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ
tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để
đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1,
khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho
người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người
lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến
việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động: cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc té chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của
người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7
Điều 23 của Luật này.
% Đối với chế độ BHYT
Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thâm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y té 1. Lập hồ sơ dé nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
2. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
3. Giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.
23
4. Cung cấp day đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y té của người sử dung lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểmy tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao
động hoặc đại diện của người lao động.
+ Đối với chế độ BHTN
Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 xác định rõ mức tiền lương làm căn cứ đóng BHTN, cụ thể là: NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH; nếu mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng BHTN.
Trong trường hợp khác, nếu NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH; nếu mức tiền lương tháng đóng BHTN cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN băng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng BHTN. Hằng tháng, NSDLĐ có nghĩa vụ đóng BHTN và trích tiền lương của từng NLĐ để đóng cùng một lúc
vào Quỹ BHTN.