Đầu tư XD đường vào khu CNTT Km 16,85 17.330

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 38 - 41)

a XD trạm hạ thế Km 6 1.200 b XD đường dây trung thế Km 6,7 1.340 5 Dao tạo nghề chăn nuôi

a Quy mô đảo tạo ng/nam 350

b Kinh phí hỗ trợ đào tao tr.đ/năm 255,5 255,5

- Tổng số khu CNTT là 15 khu, với tông diện tích bố trí 2.341 ha, trong đó diện tích xây dựng trang trại chăn nuôi là 577 ha, diện tích còn lại đất sản xuất nông nghiệp. Trong 577 ha dé xây dựng trang trại chăn nuôi, diện tích xây dựng chuồng

trại là 230 ha, còn lại là diện tích cây xanh cách ly trong các trang trại. Khu CNTT

trên địa bàn huyện phân bồ trên địa bàn các xã: Gia Tan I khu độc lập và 1 khu liên

xã (208 ha); Gia Tân 3 có I khu độc lập va 1 khu liên xã (181 ha); Gia Kiệm có 1 khu độc lập và 2 khu liên xã (665 ha); Quang Trung có 2 khu độc lập va 1 khu liên

xã (497 ha); Bàu Hàm 2 có 3 khu (284 ha); Hưng Lộc có 3 khu (296 ha); Lộ 25 có 2 khu (187 ha) và Xuân Thiện có 1 khu (23 ha).

- Quy mô các loại vật nuôi trong vùng CNTT dự kiến đến năm 2020: Đàn

lợn 420.000 con; đàn gà 1.400.000 con; đàn bò 7.500 con.

- Các giải pháp về quản lý, bảo vệ môi trường và ATSH:

+ Các cơ sở chăn nuôi phải có cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường. Phải có tường rào ngăn cách trang trại với bên ngoài và chiều cao từ 2 m trở lên. Không được xả chất thải, nước thải chưa được xử lý vào môi trường.

+ Các hộ chăn nuôi tập trung phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường

theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ (trang trại có quy mô 100 con lợn

thịt trở lên phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường, nước thải ra phải đảm bảo là nước sạch).

+ Không cấp phép xây dựng nhà ở dân cư và các công trình công công vào

các khu vực đã được quy hoạch làm khu CNTT.

+ Đối với các trại chăn nuôi: trước khi mở rộng quy mô, nên tìm hiểu thị trường qua tư van của các cơ quan chức năng để tránh tình trạng cung vượt cầu; Lay phòng bệnh làm đầu và nền tảng cho phát triển chăn nuôi bền vững. Thực hiện đầy

đủ quy trình tiêm phòng hoặc theo dự báo chu kỳ phát sinh dịch bệnh; Theo dõi thường xuyên tình hình bệnh tật và khi phát hiện vật nuôi có bệnh, phải cách ly

ngay dé chữa trị kịp thời và tránh lây lan. Nếu là bệnh nguy hiểm và thuộc đối

tượng gây dịch phải báo ngay cho cơ quan thú y.

+ Cơ chế quản lý và đầu tư trong vùng CNTT:

(i) Nhà nước không thu hồi đất và giao đất cho sản xuất chăn nuôi mà các hộ có quyền chuyên nhượng dé dau tư phát triển trang trại;

(11) Khi xây dựng chuồng trại, diện tích xây dựng so với khuôn viên trang trại

không vượt quá 25% với trại lợn và không vượt quá 40% với trại gà. Diện tích còn

lại cần được duy trì cây lâu năm (nếu đã có), hoặc trồng mới, hoặc cải tạo vườn cũ.

Trang trại phải có hàng rào theo đúng quy định;

(iii) Chủ trang trại không phải xin giấy phép xây dựng, nhưng phải có giấy phép chăn nuôi, phải xin chuyển mục đích sử dụng với UBND xã hoặc Phòng

Tài nguyên và Môi trường Huyện, nhưng không phải đóng tiền chuyền mục dich sử dụng đất;

(iv) Chủ trang trại có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh môi

trường và cam kết đảm bảo môi trường với Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện.

(v) Đất trong khu quy hoạch phát triển chăn nuôi tập trung không bắt buộc phải chuyên thành chăn nuôi, việc đầu tư phát triển chăn nuôi hay không do chủ sử dụng đất quyết định. Nhưng khuyến khích các hộ chuyển sang phát triển chăn nuôi hoặc sang nhượng cho hộ khác phát triển chăn nuôi.

(vi) Khuyến khích các chủ trang trại chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng

trại theo hướng hiện đại, khoa học, hợp lý, đặc biệt ủng hộ theo hướng xây dựng

chuồng kín.

1.2.3 Tình hình phát triển chăn nuôi trong các khu CNTT

Theo báo cáo Phòng Kinh tế huyện Thống nhất năm 2019, toàn huyện có 2.291 trang trại và hộ chăn nuôi lợn (gọi chung là cơ sở) với tổng đàn lợn là 407,7

nghìn con. Phân loại cơ sở chăn nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi, có 6 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn!, 399 cơ sở quy mô vừa, 668 cơ sở quy mô nhỏ và 1.218 cơ sở quy mô nông hộ. Phân loại cơ sở chăn nuôi lợn theo mô hình chăn nuôi, có 1.166 cơ sở

chuyên nuôi lợn, 184 cơ sở nuôi kết hợp lợn với gia cam (chủ yếu ở quy mô nông hộ với 157 cơ sở, chiếm 85% cơ sở nuôi kết hợp). Tổng số cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại là 1.073 cơ sở, chiếm 46,84%. Đàn lợn được nuôi ở quy mô trang trại là 360,5 nghìn con, chiếm 88,43% tổng đàn lợn. Số cơ sở chăn nuôi lợn mô trang trại nằm trong vùng CNTT khoảng 750 cơ sở với tông đàn 275 nghìn con.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh (nhất là dịch tả heo Châu Phi) và giá nguyên liệu đầu vào tăng nên đến tháng 10 năm 2020, toàn huyện chỉ còn 576 cơ sở

chăn nuôi lợn ở quy mô trang trại, giảm 497 cơ sở với năm 2019 (tương ứng, giảm

46,32%), trong đó số cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại nằm trong các vùng CNTT

còn khoảng 280 cơ sở.

! Chăn nuôi nông hộ: < 10 đơn vị vật nuôi (DVVN); trại trại quy mô nhỏ 10 - < 30 DVVN; trang trại quy mô vừa 30 - < 300 DVVN: trang trại quy mô lớn 300 DVVN trở lên (mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500

kg khôi lượng sông).

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)