NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỈ TIỂU THEO DOI
2.4.1 Nội dung 1 2.4.1.1 Mục đích
Đánh giá sự phù hợp về vị trí, mật độ chăn nuôi và tác động đến môi trường của các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi
lợn tập trung so với quy định của Nhà nước.
2.4.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá
- Khoảng cách (đơn vị là mét) của cơ sở chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng theo quy định, bao gồm: các khu dân cư hiện hưu, các công trình công cộng (cơ sở giao dục, y tế, văn hóa - thể thao, trụ sở cơ quan,...), nguồn cấp nước sinh hoạt và hệ thông giao thông trục chính.
- Mật độ chăn nuôi (đơn vi vật nudi/ha) trong các vùng CNTT.
- Tác động của các trang trại đến môi trường sống xung quanh, bao gồm: ô nhiễm mùi; ô nhiễm tiếng ồn; ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
2.4.1.3. Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu
VỊ trí của trại chăn nuôi được xác định dựa khảo sát thực địa bằng ứng dụng Tọa độ VN. Tọa độ VN là một ứng dụng trắc địa chạy trên hệ điều hành Android, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS để xác định vị trí, có hỗ trợ tọa độ VN2000.
Tham số cài đặt cho phần mềm: 1. Kinh tuyến Trục Đồng Nai; 2. Múi chiếu 3°.
Hiện trạng về vị trí, quy mô của các đối tượng bị ảnh hưởng được xác định theo bản đồ kiểm kê đất đai cap xã năm 2019 và bản đồ hiện trạng sử dung dat cấp huyện năm 2020 của huyện Thống Nhat. Dự báo về vi trí, quy mô của các đối tượng bị ảnh hưởng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Thống Nhất.
Dữ liệu được xử lý trên phần mềm Mapinfo và Microstation.
Số lượng đơn vi vật nuôi và diện tích các cơ sở chăn nuôi được kế thừa từ kết quả điều tra của Phòng Kinh tế huyện Thống Nhất, thời điểm tháng 10 năm 2020, có cập nhật cho các cơ sở chăn nuôi được khảo sát từ phiếu điều tra.
Đánh giá sự phù hợp về khoảng cách của cơ sở chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng trong vùng CNTT được thực hiện dựa trên các quy định của Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ NNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; Quyết định số 06/QD-BNN-CN ngày 02/1/2020 của Bộ NNPTNT về việc đính chính Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ trưởng Bộ NNPTNT hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi (Bảng 2.1).
Bang 2.1. Một sô quy định của Nhà nước về vi trí cua cơ sở chăn nuôi
Pin teal cơ sở Khoảng cách đên đôi tượng chịu ảnh hưởng (m)
Khu tap trung Nguồn
7 Truong ' Trang xử lý chât cung câp ; Quy mụ ơ học, ; trai chan
; thai sinh hoat, nước sinh ; Loai co so (Don vi bénh nuôi cua
khu công ; hoat cho : vật nuôi) ; vién, ` chủ thê
nghiệp, khu cộng đông
chợ khác dân cư dân cư
Chăn nuôi nông hộ <10 Trang trại chăn nuôi quy mô
10-<30 100 150 50 nhỏ
Trang trại chăn nuôi quy mô
30 -<300 200 300 300 50 vừa
Trang trại chăn nuôi quy mô lớn 300 400 500 500 50
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019, 2020) Ghi chú: Mỗi don vị vật nuôi trơng đương với 500 kg khối lượng sống.
Theo quy định, mật độ chăn nuôi của vùng Đông Nam Bộ năm 2018 là
0,76 đơn vị vật nuôi/ha đến năm 2030 tăng lên 1,5 đơn vi vật nudéi/ha (Nghị định số 13/2020/NĐ-CP). Mật độ chăn nuôi được tính bằng tông số đơn vị vật nuôi trên 01 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định mật độ chăn nuôi là tông diện tích các loại đất nông nghiệp, bao gồm:
đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác.
Tác động của các trại chăn nuôi lợn đến môi trường xung quanh được đánh giá bằng thang đo Likert (Edmondson, 2005; Likert, 1932), nhằm xác định ý kiến, hành vi và nhận thức của cá nhân được phỏng vấn đối với đối tượng nghiên cứu dựa trên mức độ đồng ý của họ. Mức độ đồng ý phụ thuộc lớn vào đặc điểm, tính chất và mức độ gây tác động của đối tượng nghiên cứu. Đối với tác động đến môi trường trong chăn nuôi, do không có các tác động tích cực, mà chỉ có tác động tiêu cực đến môi trường ở các mức độ khác nhau mà người được phỏng vấn có thé cảm nhận
được. Đồng thời, qua khảo sát ý kiến của người dân và các chuyên gia từ các công trình, dy án nghiên cứu về tác động môi trường trong chăn nuôi cũng như kinh
nghiệm của bản. Từ đó rút ra 05 chỉ tiêu đánh giá mức độ phản ứng của các hộ dân
song liền kề về ô nhiễm môi trường của các trại chăn nuôi đối với đời sống, sinh hoạt của họ ở 03 cấp độ ảnh hưởng từ cao đến thấp được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Thang đo Likert 3 cấp độ trong nghiên cứu
Đánh giá Nội dung đánh giá
Định tính Định lượng
Rất khó chịu 3
1. Mùi phát ra từ trang trại Khó chịu 2
Chấp nhận được 1 Rất khó chịu 3 2. Tiếng ồn phát ra từ trang trại Khó chịu 2 Chấp nhận được 1 Bị ô nhiễm, không sử dụng được 3
3. Tác động của trại chăn nuôi , /
: : : Chât lượng nước suy giảm 2 đên nguôn nước ngâm
Không bị ảnh hưởng 1 Bị ô nhiễm, không sử dụng được 3
4. Tác động của trại chăn nuôi , /
7 ơ Chõt lượng nước suy giảm 2 đên nguôn nước mặt
Không bị ảnh hưởng |
Bụi nhiều 3
5. Bụi phát ra từ trang trại Bui ít 2 Không ảnh hưởng 1
Các mức giá trị trung bình đo lường tác động của các trại chăn nuôi lợn đến
môi trường xung quanh được phân chia như sau:
- Từ 1,00 — 1,66: Ô nhiễm nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sông - Từ 1,67 — 2,33: Ô nhiễm trung bình, chấp nhận được
- Từ 2,34 - 3,00: Ô nhiễm nhiều, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống
Xác định số lượng hộ dân điều tra: Theo quy định tại Thông tư số
23/2019/TT-BNNPTNT, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ phải cách khu dân cư tập trung 100 m, quy mô vừa là 200 m, quy mô lớn là 400 m. Do đó, tương ứng với quy
mô trại chăn nuôi trong vùng CNTT sẽ khảo sát phỏng vấn hộ dân sống liền kề
như sau:
- Trang trại quy mô nhỏ: phỏng van 1 hộ trong phạm vi 0 — 100 m đến trang
trại.
- Trang trại quy mô vừa: phỏng vấn 02 hộ dân, gồm: 01 hộ trong phạm vi 0 — 100 m và 01 hộ trong phạm vi >100 m — 200 m đến trang trại.
- Trang trại quy mô lớn: phỏng vấn 3 hộ dân, gồm: 01 hộ trong phạm vi
0 — 100 m; 01 hộ trong phạm vi >100 m — 200 m; và 01 hộ trong phạm vi
>200 m — 400 m đến trang trại.
Phương pháp chọn hộ điều tra: Căn cứ vào vị trí trại trên bản đồ hiện trạng các vùng CNTTT, chọn ngẫu nhiên | - 3 hộ trong các hộ có khoảng cách tới trại và quy mô đàn phù hợp với tiêu chí đề ra, trong đó ưu tiên hộ nằm ở cuối gió hoặc cuối nguôn nước.
Cách thức điều tra: Phỏng van trực tiếp chủ hộ bằng bảng câu hỏi soạn sẵn dé họ lựa chọn va trả lời 1 trong 3 mức độ nêu trên (Phụ lục 2).
2.4.2 Nội dung 2 2.4.2.1 Mục đích
Đánh giá tình hình chăn nuôi và mức độ ATSH của các cơ sở chăn nuôi lợn trong vùng CNTT.
2.4.2.2 Xác định số lượng đối tượng điều tra
Xác định số trại chăn nuôi lợn tập trung điều tra
Theo Lê Thanh Hiền (2016), đối với một quần thể, khi muốn xác định giá tri trung bình của một biến liên tục thì dung lượng mau cần thiết được tinh theo công
thức sau:
n=Z2*SID2/d
Trong đó: - Z là giá trị của phân bố chuẩn ở mức tin cậy theo mong muốn.
Ở mức tin cậy 95%, Z = 1,96.
- SD là độ lệch chuẩn mong muốn.
- d là sai số tuyệt đối cho phép giữa giá trị thật của quần thể và giá trị xác định được của mẫu.
Ngô Thị Kim Cúc (2019) nghiên cứu ATSH theo phương pháp
BioCheck.ugent® trên 35 trang trại chăn nuôi lợn ở Hà Nội và Đồng Nai được kết quả: điểm ATSH trung bình là 54,53; SD = 16,7. Trên cơ sở kinh nghiệm đó, đề tài nay chọn SD = 16; d = 5 (chọn sai số tuyệt đối cho phép giá tri thật của quần thé và giá trị xác định được của mẫu là 10%, tương ứng 5,4 và được làm tròn thành 5);
Z = 1,96 dé ước tính số cơ sở chăn nuôi tập trung trong vùng chăn nuôi tập trung dé điều tra. Kết quả được n = 39 trang trại.
Lựa chọn cơ sở chăn nuôi lợn điều tra
Các cơ sở khảo sát được chọn một cách ngẫu nhiên: lập danh sách các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung trong vùng CNTT có quy mô từ nhỏ trở lên, sau đó dùng
phần mềm Excel, sử dụng hàm =INDEX (“vùng tên trang trai”;INT(RAND()*”S6 lượng trang trại”)+1) sẽ chọn ngẫu nhiên được | trang trai. Lap lại thao tác cho đến khi có đủ số lượng mẫu cần điều tra.
2.4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá
- Mức độ ATSH của các cơ sở chăn nuôi lợn được đánh giá qua 12 chỉ tiêu
được chia làm 2 nhóm là ATSH bên ngoài (ngăn mầm bệnh xâm nhập vào trại) và ATSH bên trong (ngăn mầm bệnh phát tán trong trại) như sau:
- Nhóm chỉ tiêu ATSH bên ngoài:
A. Nhập vật nuôi mới, mua con giống, tinh dich B. Vận chuyên động vật; xử lý phân và xác động vật C. Quản lý thức ăn, nước uống, và dụng cụ
D. Nhân sự và khách tham quan
E. Kiểm soát động vật nguy hại và chim E. Địa điểm xây dựng trại
- Nhóm chỉ tiêu ATSH bên trong:
G. Quản lý bệnh
H. Quản lý thời kỳ nái đẻ và nuôi con I. Quản lý lợn sau cai sữa
J. Quản lý lợn thịt
K. Vệ sinh giữa các khu vực; sử dụng thiết bị chăn nuôi
L. Vệ sinh sát trùng
2.4.3 Phương pháp
Mức độ ATSH của các cơ sở chăn nuôi lợn được đánh giá theo phương pháp BioCheck.ugent® của Đại hoc Gent, Bi (Laanen va cs, 2013).
Mỗi nhóm chỉ tiêu khảo sát trong phương pháp này được đánh giá dựa trên nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ được gán cho một trọng số và sau đó được kết hợp thành điểm cho chỉ tiêu. Điểm cho mỗi chỉ tiêu từ 0% (không ATSH) đến 100%
(ATSH hoàn hảo). Điểm số ATSH của trại được tính bằng giá trị trung bình của các điểm số, cũng có giá trị từ 0 — 100%. Phiếu đánh giá được trình bày trong Phụ lục 1.
Chương 3