TINH HINH ATSH CUA CÁC CƠ SỞ CHAN NUOI LON TRONG VUNG CNTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 63 - 71)

3.2.1 Dac diém cua cac trang trai diéu tra

Trong số 39 trại điều tra, có 9 trại (chiếm 23%) nuôi hỗn hợp nhiều loài (lợn, gà, vit, cá sấu, dé). Số lượng lợn mỗi trại dao động từ 90 đến 1.000 con, trung bình

là 402 (+294) con (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Đặc điểm các trại lợn

Thông số X SD = ..

nhât nhât

Số lượng trại điều tra (trại) 39 Số trại có nuôi vật nuôi khác dé bán (trại) 9

Ty lệ trại có nuôi vật nuôi khác dé ban (%) 23

Số lượng lợn (con) 402 294 1.000 90 Số lượng lợn nái (con) 34 31 100 0 Số lượng lợn sau cai sữa (con) bd 56 230 0 Số lượng lợn thịt vo béo (con 31] 298 1.000 37 Số lượng đực giống (con) Z 2 7 0 Số lượng trại nuôi khép kín từ lon nai đến lợn 7

thit (trai)

Ty lệ trại heo thit (%) 79,49

Tổng dan (con) 308 207 870 90 Số lượng lợn nái (con) 43 29 100 10 Số lượng trại lợn thịt (trại) 8

Ty lệ trại heo thịt (%) 20,51

Tổng đàn (con) 769 306 1000 100

Đơn vị vật nuôi 80,34 5927 200 16

Số năm kinh nghiệm (năm) 13,10 7,40 30 4 Số lượng công nhân mỗi trang trại (người) 2,31 1,28 7 | Chuéng muôi lợn đầu tiên (năm) 10,90 5,27 26 4 Chuéng muôi lợn mới nhất (năm) 6,08 3,11 11 |

Hướng sản xuất chính của các trại là nuôi lợn nái sản xuất con giống và lợn thịt (31 trại, chiếm 79,5%). Quy mô trung bình của các trại này là 308 (+207) con, trong đó có 43 (+29) lợn nái. Hướng sản xuất khác là chuyên nuôi lợn thịt (8 trại, chiếm 20,5%), quy mô trung bình 769 (+306) con.

Lao động chủ yếu là người trong gia đình với số lượng từ 1 đến 3 lao động.

Chỉ có 5 trại (quy mô 80 — 100 lợn nai, hoặc 900 lợn thịt) có thuê thêm lao động nên

số lượng lao động trong các trại này cao nhất là 7 người và thấp nhất là 4 người.

Kinh nghiệm chăn nuôi của chủ trang trại hoặc người quan lý trung bình là 13 năm,

cao nhất là 30 năm và thấp nhất là 4 năm. Chuông có thời gian trung bình là 10,9 năm và chuồng lợn mới nhất có thời gian 6,1 năm. Kiểu chuồng chủ yếu là chuồng hở, một số trang trại có sử dụng lưới để chắn chim, côn trùng và muỗi. Chỉ có 3

trang trại nuôi heo nái có sử dụng chuông kín (chiêm 8%).

Về quy trình chăn nuôi, 100% trại đều sử dụng vaccine để phòng bệnh cho lợn, tuy nhiên hầu hết các trại không có xây dựng quy trình và ghi chép về quá trình tiêm vaccine, các bệnh phòng cũng thay đôi theo trại và thay đổi theo tình hình dich bệnh tại khu vực xung quanh. Các bệnh được ưu tiên phòng gồm dịch tả, tai xanh và lở mồm long móng (90% trại áp dụng); bệnh viêm phổi (86%); phó thương hàn (41%); tụ huyết trùng và hội chứng còi cọc (36%); bệnh giả dại (27%); say thai truyền nhiễm (23%) ... Về dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã từng xảy ra, bệnh hay gặp là nhóm bệnh hô hấp (11 trại), lở mồm long móng (8 trại), PRRS (4 trai) ...

đặc biệt là bệnh dịch tả heo Châu Phi, có tới 14 trại đã từng xảy ra và hiện vẫn đang trong quá trình tái đàn. Thức ăn chủ yếu là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, chỉ có 5 trại (chiếm 13%) là sử dụng thức ăn tự phối trộn. Về quy trình xử lý chất thải, có 3 trại (chiếm 8%) không có hệ thống xử lý chất thải, phân lợn được thu gom vào bao rồi đưa ra rẫy, nước rửa chuồng sử dụng để tưới vườn cây. Còn lại 36 trại đều có hệ thống biogas và phân đều được thu gom vào bao dé bán hoặc cho ra rẫy.

Về quy mô trại, có 11 trại (chiếm 28,2%) chăn nuôi quy mô nhỏ, còn lại 28 trại (chiếm 71,8%) chăn nuôi quy mô vừa.

3.2.2 Tình hình ATSH của các trại a) Nhóm chỉ tiêu ATSH bên ngoai

Trong nhóm chỉ tiêu ATSH bên ngoài, chỉ tiêu đạt điểm cao nhất là mua heo hậu bị, heo con và tinh với 82,43%. Tiếp đó, các chỉ tiêu về khách và công nhân, kiểm soát động vật nguy hại và chim, vị trí của trang trại lần lượt được đáp ứng ở 63,46%,55,90% và 55,38%. Chỉ tiêu vận chuyển động vật và xử lý chất thải cùng với chỉ tiêu cung cấp thức ăn, nước và trang thiết bị có điểm thấp nhất với

47,38% và 41,74% (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Điểm ATSH của các trại lợn (%, n=39)

Nhómca Chỉ tiêu phụ X SD Téida Tối thiếu

chỉ tiêu :

Điểm ATSH của trại 59,92 11,64 78,00 36,00 Điểm ATSH bên ngoài 59,33 12,14 75,00 36,00

MT HN DỤC Ae ee HE ERVU 80,82 16,37 100,00 48,00

Ngũ giông, tinh dịch

gan Ạ A aA ơ...

i OA PHẾ (HD VỆ KHUẤP 47,38 1121 62,00 19,00

tênh phân và xác động vật `.

xăm ON, gy ry 12,26 63,00 17,00

` dụng cu

nhập VÀO 1 Nhận sự và khách tham quan 63,46 26.41 100,00 12,00 trại (bên E. Kiểm soát động vật nguy hại và

ngoài 4. VI Việt REMY ie 55,90 22,79 90,00 0,00

F. Địa điểm xây dung trại 55,38 21,62 100,00 20,00 Diém ATSH bén trong 60,10 12,84 80,00 36,00

G. Quản lý bệnh 58,46 26,91 100,00 20,00

N a 2 z a ` re 2 ` Ae

gan H. Quan ly thoi ky nai dé va nudi 64,90 9.17 71,00 36,00

mam con

bệnh . I, Quản lý lợn sau cai sữa 56,09 19,47 86,00 14,00

phat tan J Quan lý lợn thịt 69,76 16,73 93,00 43,00

trong trại K. Vê sinh giữa các kh _

(bên eer FY cde a is BE 50,10 12,93 79,00 29,00

trong) ung thiết bị chăn nuôi

L. Vệ sinh sát trùng 65,92 26,69 98,00 10,00

Điểm ATSH bên trong 60,10 12,84 80,00 36,00

Điểm ATSH chung của nhóm chỉ tiêu ATSH bên ngoài đạt 59,33%. Kết qua này cao hơn kết quả (đạt 58,3%) khảo sát của Trần Quốc Vĩ và ctv (2016) tại một số trang trại chăn nuôi lợn ở vùng Đông Nam Bộ và cũng cao hơn khảo sát của Ngô

Thị Kim Cúc và ctv (2020) (đạt 53,56%) trong việc đánh giá thực hành ATSH trong

chăn nuôi lợn và gia cam ở Việt Nam. Có 02 yếu tố chính góp phan nâng cao điểm ATSH của nhóm chỉ tiêu này là các trại thực hiện tốt việc quản lý nhân sự và khách tham quan, không cho khách vào thăm trại hoặc nếu cho vào thì phải thay ủng, giày dép trước khi vào trại (kết quả khảo sát là 63,46% so với khảo sát của Nguyễn Thị Kim Cúc lần lượt là 34,67%); việc kiểm soát không cho chim bay vào trại và tích cực diệt chuột và các loại động vật khác của các trại cũng đạt điểm khá cao (55,9%), cao hơn so với kết quả (15,3%) của Nguyễn Thị Kim Cúc. So với tiêu chuẩn của BioCheck.ugent® về tình hình ATSH của các trại lợn ở Việt Nam, tất cả các tiêu chí đều thấp hơn điểm trung bình của ca nước, cụ thể tiêu chí vận chuyển động vật, xử lý phân và xác động vật thấp hơn nhiều nhất với khuyến cáo (47,38%/62%); kế đến là tiêu chí quản lý thức ăn, nước uống, và dụng cụ (đạt 41,74%/52%). So với các tiêu chuẩn thế giới, toàn bộ tiêu chí đạt được trong khảo sát này đều thấp hơn.

Với nhóm chỉ tiêu mua heo hậu bị, heo con và tinh: Yếu tố gây mất ATSH cao nhất là chất lượng của nguồn tinh đề thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tinh dich chất lượng không cao có thé chứa nhiều mầm bệnh tiềm an, chang hạn như virus PRRSv va virus Circovirus (Donald, 2011). Qua thực tế khảo sát cho thấy có tới 76,9% trại (30 trại) có mua tinh lợn bên ngoài, trong đó 43,6% trại (17 trại) không biết rõ về nguồn gốc và chất lượng tinh.

Nhóm chỉ tiêu vận chuyền động vật, xử lý phân, xác động vật:

- Phương tiện vận chuyên là con đường lây truyền mầm bệnh nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh. Nghiên cứu của James vả cs (2014) tại Hoa Kỳ,

trên 575 xe vận chuyền lợn khi nước này xảy ra dịch tiêu chảy ở lợn (PEDV) vào năm 2013, có 6,6% xe nhiễm mầm bệnh. Đây lại là tồn tại lớn nhất của các trại trong vùng CNTT. Hầu hết các trại đã chú ý tới việc yêu cầu xe vận chuyền lợn thịt khi vào trại phải để trống và khử trùng, nhưng lại ít chú ý đến xe đến vận chuyển lợn nái loại thải của trại. Kết quả điều tra cho thấy trong số 29 trại lợn nái, có 9 trại (31,0%) đôi khi không yêu cầu và cho phép xe vận chuyền lợn nái loại thải không trống vào trại; có 4 trại (13,8%) yêu cầu xe vận chuyên lợn nái loại thải phải trống,

nhưng đôi khi không thực hiện khử trùng xe; chỉ có 16 trai còn lại (55,2%) có yêu

cầu xe vận chuyên lợn nái loại thải phải trống và có thực hiện khử trùng.

- Xác lợn là nguồn phát tán mầm bệnh quan trọng, nhưng có tới 41% trại (16 trại) không thường xuyên mang găng tay y tế trong quá trình xử lý xác lợn hoặc có

rửa sạch và khử trùng tay sau khi xử lý xác lợn. Đặc biệt có 2 trại, người xử lý xác

lợn hầu như không mang gang tay hoặc sát trùng tay kỹ sau khi xử lý xác. Dé giảm rủi do mất ATSH, các trại cần quan tâm hơn tới việc xử lý xác chết, cần chôn xa trại và sat trùng kỹ, trong quá trình xử lý phải mang bao tay dùng 1 lần hoặc phải sát

trùng kỹ sau khi sử dụng.

Nhóm chỉ tiêu công nhân và khách tham quan: Các trại thực hiện khá tốt với khách thăm quan bằng cách không có khách vào thăm trại. Tỷ lệ trại thực hiện đạt 66,7% (26 trại). 33,3% trại còn lại (13 trại) có yêu cầu khách phải sử dụng giày dép của trại, nhưng lại không yêu cầu thay quần áo bảo hộ. Các trại rất quan tâm đến

khách, nhưng lại chủ quan với lao động của trại. Khi người của trại đi ra ngoài trại

trở về, việc thực hiện vệ sinh sát trùng không được chú trọng. 71,8% trại không có khu vệ sinh, sát trùng hoặc có nhưng không đảm bảo kỹ thuật. Có rất nhiều mầm bệnh có khả năng cao phát tán qua con người như mầm bệnh dịch tả heo Châu phi, bệnh giả dại trên heo, hội chứng rỗi loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS)...

(Carr, 2017). Dé giảm nguy co mất ATSH, các trại đều cần có khu vệ sinh, sát trùng trước khi vào trại. Tất cả khách tham quan và người của trại chỉ được vào trại qua lỗi này. Trong khu này, nguyên tắc sạch — ban phải được thực hiện nghiêm túc.

Nhóm chỉ tiêu quản lý thức ăn, nước uống, và dụng cụ: cũng ton tại một số điểm yếu. Nước uống nhiễm khuẩn có thé phát tán mầm bệnh dé dàng và nhanh (Carr, 2017). Kết quả điều tra có tới 79,5% trại sử dụng nước giếng làm nước uống cho lợn, nhưng không thực hiện kiểm định chất lượng nguồn nước; 20,5% trại còn lại sử dụng nước máy dành cho con người làm nước uống cho lợn nên chất lượng được đảm bảo hơn. Về thức ăn, có 23,1% trại chưa có nhà kho tách biệt với chuồng nuôi, xe vận chuyên thức ăn và người bốc vác có thé tiến sát chuồng làm tăng nguy cơ mat ATSH.

Nhóm chỉ tiêu kiểm soát động vật nguy hại và chim: Các đối tượng này có thé truyền bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp (thức ăn, nước uống...) cho đàn lợn (Carr, 2017). Kết quả điều tra có 56,4% trại thực hiện che lưới, không để cho chim bay vào chuồng lợn; 43,6% trại còn lại không có biện pháp phòng ngừa nào. Đối với chuột, gián... các trại đều thực hiện diệt trừ, nhưng lại không chú ý đến việc phát quang, làm sạch quanh chuồng nuôi. Điều này tạo môi trường cho động vật nguy hại chú an, làm tăng nguy cơ mat ATSH.

b) Nhóm chỉ tiêu ATSH bên trong

Trong nhóm chỉ tiêu ATSH bên trong, điểm cao nhất là chỉ tiêu quản lý lợn thịt đạt 69,76%, tiếp đến chỉ tiêu vệ sinh sát trùng đạt 65,92%. Chỉ tiêu quản lý thời

ky nai đẻ và nuôi con đạt 64,90%. Chỉ tiêu quản lý bệnh đạt 58,46%. Chỉ tiêu quan

ly lợn sau cai sữa đạt 56,09%. Chỉ tiêu thấp nhất là vệ sinh giữa các khu vực; sử dụng thiết bị chăn nuôi đạt 50,10%.

Điểm ATSH chung của nhóm chỉ tiêu ATSH bên trong đạt 60,10%. Kết qua này cao hơn kết quả khảo sát của Trần Quốc Vĩ và cs (2016) là 48,2% và khảo sát của Ngô Thị Kim Cúc và cs (2020) là 55,05%. Theo số liệu của BioCheck.ugent®,

so với Việt Nam, có hai tiêu chí là quan lý thời ky nai đẻ và nuôi con và quản lý lợn thịt cao hơn (65%/49% và 70%/69%); các tiêu chí còn lại trong nhóm chỉ tiêu này

đều thấp hơn; so với thế giới, trong khảo sát này chỉ có tiêu chí quản lý thời kỳ nái

đẻ và nuôi con (H) cao hơn (65%/61%). Các tiêu chí còn lại trong cả hai nhóm

ATSH bên trong và ATSH bên ngoài đều thấp hơn điểm trung bình của thế giới.

Trong đó, tiêu chí vận chuyên động vật, xử lý phân và xác động vật thấp hơn rất nhiều (47% so với 81%), kế đến là tiêu chí kiểm soát động vật nguy hại và chim chỉ đạt 56% (so với khuyến cáo 77%).

Nhóm chỉ tiêu vệ sinh giữa các khu vực; sử dụng thiết bị chăn nuôi: Điểm tồn tại lớn nhất là việc sử dụng chung dụng cụ cho tất cả các nhóm lợn, thiếu các khay sát trùng, với tỷ lệ trại chiếm tới 41,0%. Điểm tồn tại lớn thứ hai là việc sử dụng chung xi lanh, kim tiêm giữa các nhóm lợn, với tỷ lê trại chiếm 38,5%. Đây là nguồn có thé đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh của nhiều bệnh truyền nhiễm (Filippitzi và cs, 2017)). Dé cải thiện ATSH cho nhóm chỉ tiêu này,

khuyến nghị các trại sử dụng riêng bộ dụng cụ cho mỗi nhóm lợn, có đánh dau dé

phan biệt; chú trọng hon vào vệ sinh sát trùng tay và dung cu, đặc biệt khi di chuyền giữa các khu nuôi; con non dễ nhiễm bệnh hơn, nên quy trình chăm sóc từ nhỏ đến lớn; có vách ngăn vật lý giữa các khu; thay kim tiêm sau 10 lần tiêm; thay kim tiêm

ngay sau khi tiêm lợn bệnh.

Nhóm chỉ tiêu vệ sinh sát trùng: Do các trại lợn nái đều nuôi lũy kế nên rất khó thực hiện vệ sinh, khử trùng toàn bộ trại một cách triệt dé. Dé cải thiện ATSH, khuyến nghị các trại nên vệ sinh khử trùng toàn bộ trại và có thời gian nghỉ sau mỗi chu kỳ nuôi; sử dụng thuốc sát trùng theo đúng quy trình, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; khay thuốc sát trùng nên thay ngay khi thấy ban.

Nhóm chỉ tiêu quản lý nai đẻ và nuôi con: Tén tại lớn nhất là các trại cho bú chéo (13/31 trại nai, 41,9%). Việc cho bú chéo có thé làm lây lan mam bệnh từ lợn mẹ bị bệnh sang lợn con mẫn cảm không có kháng thể phù hợp với lợn mẹ (Zimmerman và cs, 2012); hoặc làm lây lan mầm bệnh từ đàn heo này sang đàn heo khác. Để tăng mức độ ATSH cho nhóm chỉ tiêu này, khuyến nghị các chủ trại không cho bú chéo, không trộn đàn hoặc chỉ trộn 1 lần duy nhất; cần sắp xếp quy trình can thiệp thú y để giảm số lần lợn bị stress (VD: tiêm phòng, cắt răng nanh cùng 1 thời điểm); Dao thiến lợn con nên dùng tối thiểu 2 cái, khi 1 cái dang sử dụng thì cái kia sẽ được ngâm trong thuốc sát trùng, không sử dụng 1 đao cho 2 con liên tiếp.

Nhóm chỉ tiêu quản lý lợn cai sữa: Việc thực hiện quy trình cùng vào cùng ra

thực hiện chưa tốt, chỉ có 15/31 trại nái thực hiện (48,4%). Đề tăng cường ATSH, khuyến nghị các trại thực hiện quy trình cùng vào cùng ra và thực hiện vệ sinh, sat

trùng giữa 2 đợt nuôi.

Nhóm chỉ tiêu quản lý bệnh: Heo con bị bệnh là nguồn phát tán mầm bệnh quan trọng, vì vậy khuyến nghị cách ly những con bị bệnh và còi cọc, có thể tiêu hủy nếu cần thiết. Đồng thời nên đánh giá tình hình dịch bệnh ít nhất mỗi năm 1 lần, dé xây dựng quy trình phòng bệnh cho phù hợp

c) Tổng hợp điểm ATSH trong và ngoài trại

Điểm ATSH chung của trại đạt 59,92%, cao hơn kết quả khảo sát của Trần Quốc Vĩ (2016) là 53,5% và khảo sát của Ngô Thị Kim Cúc (2020) là 54,53%. Điều này cho thấy mục tiêu của quy hoạch vùng CNTT đã đạt được.

Xét mức độ ATSH giữa các chỉ tiêu phụ với nhau, kết quả cho thấy có sự khác biệt tương đối cao. Chẳng hạn như quản lý bệnh đạt 26,91%, vệ sinh sát trùng

đạt 26,69%, khách và công nhân đạt 26,41%. Trong khi nhập vật nuôi mới, mua con

giống, tinh dịch đạt 80,82%, quản lý lợn thịt đạt 69,76%, vệ sinh sát trùng đạt 65,92%. Điều này cho thấy các trại chăn nuôi cần phải cải thiện nhiều việc quản lý ATSH. Tuy nhiên, so với trung bình của Việt Nam và thế giới (BioCheck.ugent®, 2022), điểm ATSH của các trại trong vùng còn thấp.

Điểm ATSH bên ngoài Điểm ATSH bên trong

"x__..__.._. _ủN K

'„ Bmwwwr ' Em A — mm S° “=—————

Tổngđẻm MAI C Tổng điểm

0 20 40 60 80 100 0 20 40 60 80 100

m Thế giới mViétNam mBQ của khảo sát m Thế giới mViệtNam mBQ của khảo sat

Hình 3.12. Điểm ATSH trung bình của các trại lợn được khảo sát so với điểm trung bình của Việt Nam và thé giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)