VỊ TRÍ, MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI CỦA CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TRẠI ĐÉN MÔI TRƯỜNGTẬP TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TRẠI ĐÉN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 48 - 56)

KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 VỊ TRÍ, MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI CỦA CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TRẠI ĐÉN MÔI TRƯỜNGTẬP TRUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TRẠI ĐÉN MÔI TRƯỜNG

3.1.1 Vị trí của các trại chăn nuôi lợn tập trung và các vùng CNTT

Dựa vào kết quả điều tra thực địa bằng thiết bị GPS, xác định được vị trí của

các cơ sở chăn nuôi lon tập trung trong vùng CN TT như sau:

KCNTT Đức Long 1

KCNTT đông Gia Yên

mm : YEN ĐỊNH QUAN KCNTT Gia Tan 2 — Gia x

Tan 3 — Gia Kiệm ple

Số Ie KCNTT đông Gia Kiém

\

KCNTT tay Gia Kiém —

\ KCNTT xã Xuân Thiện

HUYỆN TRANG BOM ` KCNTT Gia Kiệm -

KCNTT Bàu Ham Qua This

KCNTT Suối Mũ ; KCNTT Nguyễn Huệ -

yee TT Lê Loi 1 KCNTT Bau Minh RS BE | thị

| A 1 I 3 Trai heo có thực hiên phỏng vấn KCNTT Bàu Bà Thông r aa 74 “ th? £c 4 _ Trại heo trong vùng KKPTCNTT

\ % :

j = 1 “i BE cnucancerign nou KCNTT Hung SA <4 :

Léc - Lô 25 a W Cong tình công cộng hiện héu

` k J (Trường học, cơ sở y tế, chợ)

: KCNTT

5 ` ` F -|_ Nguồn cấp nước sinh hoạt

KCNTT Cau Bantam a | BH dao

Nhôm ESOi Dat sản xuắt, kinh doanh phi nông nghiệp:

HUYỆN LONG THÀNH ———— Đường bộ

0 8

= << ng

kilometers

Hinh 3.1. Hién trang cac ving CNTT

Theo số liệu điều tra chăn nuôi năm 2020 của Phòng Kinh tế huyện Thống Nhất, trên địa bàn huyện có khoảng 280 trại CNTT nằm trong các vùng CNTT. Kết quả điều tra thực địa xác định được 260 trại, thấp hơn 20 trại do tại thời điểm điều tra, một số trại đã tạm ngưng chăn nuôi.

Bảng 3.1. Số lượng trại CNTT trong vùng CNTT và vị trí giữa các trại

Khoảng cách từ trại chan nuôi

Số lượng lợn tập trung đến trại chăn nuôi

Vùng CNTT trại. lợn lợn tập trung gần nhất

CNTT

0-49m 50-499m >500m 1. Bau Bà Thông, xã Hưng Lộc 12 12

2. Xã Bau Ham A 2 2

3. Bầu Minh Rỗ, xã Hung Lộc 3 3

4. Cầu Nhôm (Lộ 25) | |

5. Đông Gia Kiệm 2 2 6. Hưng Lộc - Lộ 25 12 12

7. Nguyễn Huệ - Lê Lợi 1 3 3 8. Suối Mũ (Hưng Lộc) 2 2

9. Tây Gia Kiệm 13 12 1 10. Xã Bàu Hàm 5 5

11. Xã Xuan Thiện § 8 12. Gia Kiệm - Quang Trung 64 2 62 13. Đông Gia Yên, xã Gia Tan 3 10 10 14. Đức Long, xã Gia Tân 2 38 10 28 15. Gia Tan 2 - Gia Tan 3 - Gia Kiém 85 24 61

Tổng cộng 260 36 220 4

Bảng 3.1 cho thấy vùng CNTT Gia Tân 2 - Gia Tân 3 - Gia Kiệm có số lượng trại nhiều nhất, với 85 trại (chiếm 32,7%), thấp nhất là vùng CNTT Cầu Nhôm thuộc xã Lộ 25 với | trại (0,4%). Khoảng cách giữa các trai chăn nuôi với nhau phô biến trong khoảng 50 — 499 m (chiếm 84.6%); khoảng cách nằm trong khoảng 1 - 49 m thì 36 trại (chiếm 13,8%); khoảng cách từ 500 m trở lên có 4 trại, chiếm (1,5%).

Theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, các trại chăn nuôi của các chủ thê khác nhau phải cách nhau tối thiêu 50 m. Như vậy, phần lớn các trại chăn nuôi trong vùng đều đáp ứng quy định (86% trại đạt yêu cầu). Tuy nhiên, theo

khuyến cáo của BioCheck.ugent®, khoảng cách giữa các trại nên cách nhau từ 500 m trở lên. Tỷ lệ trại đáp ứng được yêu cầu này chỉ đạt 1,5%. Như vậy khoảng cách

giữa các trại chăn nuôi mới chỉ đáp ứng các quy định của nhà nước, tuy nhiên chưa

đáp ứng theo khuyến cáo của BioCheck.ugent. Điều này đồng nghĩa với việc tăng

nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các trang trại với nhau.

Khoảng cách giữa các trại đến các khu dân cư hiện hữu trung bình là 1.127 m, trong đó có 26 trại (chiếm 10%) nằm cách dưới 400 m. Khoảng cách giữa các trại đến các công trình công cộng (trường học, chợ, cơ sở y tế) và nguồn cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư là 1.613 m, trong đó có 20 trại (chiếm 8%) nam cách các đối tượng trên dưới 500 m.

Bảng 3.2. Khoảng cách giữa các trại chăn nuôi đến các đối tượng chịu ảnh hưởng Khoảng cách đến công

Khoảng cách đên trình công cộng và nguôn khu dân cư cap nước sinh hoạt cho

‹ Sô cộng đồng dân cưK

Vùng CNTT lượng Ta mm F Sô trại Sô trại trại Trung ˆ ae F ; an

R cáchdưới Trungbình cách dưới bìnhfins) 400 m (m) 500 m

(trai) (trai) Bau Ba Thông, xã Hung Lộc 12 1557 2.407

Xã Bàu Ham A 2 470 1 1.443

Bau Minh Rỗ, xã Hưng Lộc 3 1.414 1.953 Cầu Nhôm (Lộ 25) 1 354 1 826

Dong Gia Kiệm 2 1.562 1.890 Hưng Lộc - Lộ 25 12 509 6 1.026

Nguyễn Huệ - Lê Lợi 1 3 1.152 1.236 Suối Mũ (Hưng Lộc) 2 1.030 1.174

Tây Gia Kiệm 13 1.268 2.428 Xã Bàu Hàm 5 1.158 2.377 Xã Xuân Thiện 8 793 1 1.603

Gia Kiém - Quang Trung 64 1.049 6 1.162 11 Đông Gia Yên, xã Gia Tân 3 10 1.196 1.683

Duc Long, xã Gia Tân 2 38 926 6 621 9 Gia Tân 2 - Gia Tân 3 - Gia Kiém 85 1.308 5 2.209

Tổng cộng 260 1.127 26 1.613 20

FT Khu dân cư hiện hữu

Trại chăn nuôi tập trung

3 Trai chăn nuôi tập trung điều tra

0 8

hk

kilometers

Hình 3.2. Khoảng cach từ các trại CNTT đến khu dân cư hiện hữu

Trại chăn nuôi tập trung À

3 Trai chan nudi tap trung diéu tra

mm. Các công trình công cộng

Nguồn cap nước sinh hoạt

kilometers

Hình 3.3. Khoảng cách từ các trại CNTT đến các công trình công cộng và nguồn

câp nước sinh hoạt cho cộng đông dân cư

Khoảng cách giữa các trại CNTT tới các đối tượng (khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, khu công nghiệp, khu dân cư; trường học, bệnh viện, chợ; nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư) theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT nhìn chung là phù hợp. Chỉ có 10% trại nằm cách khu dân cư hiện hữu đưới 400 m và 8% trại nằm cách các công trình công cộng (trường học, chợ, cơ sở y tế) và nguồn cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư dưới 500 m.

Như vậy khoảng 18% số trại trong vùng chăn nuôi tập trung có thể ảnh hưởng đến đời sông dân cư xung quanh và nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, điều này cũng làm tăng nguy cơ mat an toàn sinh học.

3.1.2 Mật độ chăn nuôi

Mật độ chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình dịch bệnh và môi trường của một khu vực. Căn cứ quy định mật độ chăn nuôi tại Thông tư SỐ 23/2019/TT-BNNPTNT, đối với vùng Đông Nam Bộ, mật độ nuôi cho phép tại thời điểm năm 2018 là 0,76 DVVN/ha và đến năm 2030 là 1,50 DVVN/ha, nội suy mật độ nuôi năm 2021 khoảng 0,94 DVVN/ha. Mật độ nuôi theo quy định bao gồm tất cả các loại vật nuôi, quy về DVVN. Thực tế trong các vùng CNTT tại huyện Thống Nhất, theo kết quả điều tra 1/10/2020, tổng số DVVN, bao gồm: heo, gia cầm và gia

súc ăn cỏ của các vùng CNTT đạt 12.722 đơn vi, tương ứng mật độ nuôi bình quân

là 5,51 DVVN/ha, cao hơn 5,8 lần so với quy định hiện hành.

Xét mật độ nuôi với riêng dan lợn trong các vùng CNTT: Tính theo đơn vi

vật nuôi thì bình quân trên 1 ha là 5,4 DVVN, cao hơn 5,7 lần so với quy định. Tinh theo số con trên km? để so sánh với mục tiêu quy hoạch và khuyến nghị của BioCheck.ugent® thì kết quả khảo sát về mật độ dan lợn trong các vùng CNTT năm 2021 được trình bày trong Bảng 3.3. Qua đó cho thấy mật độ trung bình trong các

vùng CNTT là 4.584 con/km’, trong đó 07 vùng CNTT có mật độ nuôi cao hơn so

với bình quân chung, cao nhất là vùng CNTT Đông Gia Yên thuộc xã Gia Tân 3 với mật độ 16.428 con/km?, cao hơn 3,6 lần so với mật độ nuôi bình quân chung. Còn lại 8 vùng CNTT có mật độ chăn nuôi thấp hơn so với mật độ nuôi bình quân chung, trong đó vùng có mật độ thấp nhất là vùng CNTT Cầu Nhôm thuộc xã Lộ 25 với

mật độ 185 con/km’, chỉ bằng 0,04 lần mật độ nuôi bình quân chung. Nguyên nhân

vùng có mật độ nuôi cao và vùng có mật độ thâp chủ yêu là do ảnh hưởng của điêu

kiện giao thông và khả năng cung cấp điện.

Bảng 3.3. Mật độ đàn lợn trong các vùng CN TT năm 2020

Vùng CNTT Diện tíchvùng Số trại Số lợn Mật độ (Km?) (trại) (con) (con/km?) Tổng cộng 23,41 260 105.733 4.584

Bau Ba Thong, x4 Hung Léc 0,94 12 5.423 5.763 Xã Bau Ham A 0,57 2 926 1.628

Bau Minh Rỗ, xã Hưng Lộc 0,35 3 1.700 4.849 Cầu Nhôm (Lộ 25) 1,43 | 265 185

Đông Gia Kiệm 0,79 5 405 513 Hưng Lộc - Lộ 25 1,79 12 6.680 3.724

Nguyễn Huệ- Lê Loi I 1,99 3 1.393 700 Suối Mũ (Hưng Lộc) 0,39 2 471 1.212

Tay Gia Kiém 1,63 13 5.392 3.316 Xã Bau Ham 2,53 5 1.798 711 Xã Xuân Thiện 0,56 8 3.409 6.060

Gia Kiém, Quang Trung 3,81 64 24.009 6.913

Đông Gia Yên, xã Gia Tan 3 0,25 10 4.066 16.428

Đức Long, xã Gia Tân2 1,32 38 14.547 9.573

Gia Tân 2 - Gia Tân 3 - Gia Kiệm 4,86 85 35.249 7.257

So sánh mật độ chăn nuôi lon thực tế với mục tiêu quy hoạch: Mật độ chăn nuôi theo quy hoạch đến năm 2020 là 18.000 con/km? (420 nghìn con lợn/2.341 ha các vùng CNTT). Kết quả thực hiện là 4.584 con/km? (106 nghìn con/2.341 ha các vùng CNTT), đạt 25,6% so với mục tiêu quy hoạch. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn về mật độ nuôi giữa các vùng CNTT, trong đó vùng cao nhất đạt 91,6% và vùng thấp nhất đạt 1,0% so với mục tiêu quy hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân

chính là do việc đầu tư phát trién hệ thống giao thông, điện cho các vùng CNTT dat thấp hơn quy hoạch. Cụ thê, đầu tư đường giao thông dự kiến đầu tư 152 km đường trục và đường nhánh vào vùng CNTT, nhưng thực tế chỉ đầu tư được 13 km đường,

đạt 8% so với mục tiêu đê ra.

So voi khuyén nghị BioCheck.ugent®: Mật độ chăn nuôi được khuyên nghị là dưới 300 con lợn/km?. Mật độ chăn nuôi của vùng hiện nay cao gấp 15 lần khuyến nghị BioCheck.ugent®, điều này dẫn đến điểm ATSH của các trại chăn nuôi trong vùng CNTT bị giảm xuống, đồng thời cũng tác động đến môi trường

xung quanh vùng.

Tóm lại, so với quy định của Nhà nước cũng như khuyến nghị của BioCheck.ugent®, mật độ chăn nuôi heo theo mục tiêu quy hoạch và thực tế trong các vùng CNTT đề cao hơn nhiều lần. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến diém ATSH của các trại chăn nuôi trong vùng CNTT đạt thấp và nguy cơ 6 nhiễm môi trường gia tăng, cần có giải pháp khắc phục.

3.1.3 Dự báo tác động của các yếu tố hạn chế đến phát triển vùng CNTT 3.1.3.1 Xác định không gian không phù hợp với phát triển CNTT

Căn cứ quy hoạch sử dụng đất huyện Thống Nhất đến năm 2030 (Quyết định số 5370/QD-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai), các yếu tố chính tác động đến các vùng CNTT hiện có và phát trién mới như sau:

a) Quy hoạch khu dân cư tập trung

Từ nay đến năm 2030, quy hoạch mới và mở rộng 20 khu dân cư tập trung, cùng với nhu cầu đất ở tăng thêm tại các khu dân cư hiện hữu, dự báo diện tích đất ở tăng thêm 827,59 ha, đạt 1.750,77 ha. Sau khi xử lý trên phần mềm Mapinfo với

phạm vi từ khu dân cư ra 400 m, xác định được phạm vi không gian không phù hop

phát triển CNTT do giới hạn bởi yếu tố khu dân cư là 18.417 ha.

HUYỆN ĐỊNH QUÁN

HUYỆN TRẢNG BOM

Tà £

L———] Khu dân cư nông thôn năm 2030

age ER

HUYEN LONG THANH = << =€§=—ESEetetss

kilometers

GE Khu vực không phat triển CNTT L_] Khu dân cư đô thị năm 2030

Hình 3.4. Quy hoạch khu dân cư đến năm 2030 và vùng không phát triển CNTT b) Quy hoạch dat giáo dục, y tế và chợ

x Diện tích đất giáo dục năm 2030 là 195,12 ha, tăng 136,54 ha so với năm

2020 do huyện quy hoạch mới 31 trường học, mở rộng 11 trường. Đất cơ sở y tế

năm 2030 là 17,11 ha, tang 12,11 ha so với hiện trạng năm 2020 do quy hoạch 9 dự

án đất y tế. Đất chợ năm 2030 là 22,52 ha, tăng 17,89 ha so với hiện trạng do quy

hoạch thêm 15 chợ. Trên cơ sở ranh giới sử dụng đất của các công trình trên di ra 500 m, xác định được phạm vi không gian không phát triển CNTT là 5.614 ha.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Chăn nuôi: Thực trạng phát triển vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)