Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT CẠNH TRANH TRONG VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ

3.1 Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam

3.1.1 Những thành tựu đã đạt được

Luật Cạnh tranh ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng của nền pháp lý nước nhà. Sau gần 20 năm thực hiện chính sách đổi mới lần đầu tiên đã có một văn bản chính thống góp phần điều tiết nền kinh tế theo đúng cơ chế thị trường. Ngay từ khi ra đời, Luật Cạnh tranh đã nhận được sự quan tâm đông đảo của giới nghiên cứu, các nhà quản lý, các chủ thể kinh doanh và cả những người tiêu dùng… Pháp luật cạnh tranh đã và đang từng bước xác định những nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh, đảm bảo cho việc duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và ngăn chặn những nguy cơ hạn chế cạnh tranh. Đạo luật ra đời cũng góp phần hài hòa với luật pháp chung của quốc tế trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Nhìn chung, Luật Cạnh tranh đã mang lại một số thành tựu nổi bật sau đây:

Thnht, Luật đã dự liệu và điều chỉnh những vấn đề cơ bản nhất về cạnh tranh, làm nền tảng cho việc xác lập môi trường pháp lý lành mạnh. Những vấn đề quan trọng như quyền tự do kinh doanh, nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề tố tụng cạnh tranh đều được nhà lập pháp đưa vào Luật Cạnh tranh.

Thhai, Luật Cạnh tranh thể hiện khả năng ổn định và dự đoán pháp luật do quá trình tiếp thu tư duy và kinh nghiệm lập pháp của các nước phát triển trên thế giới.

Những quy định trong luật đã mở con đường tiên phong cho các hoạt động cạnh tranh.

Các vấn đề liên quan đến việc xác định và phân loại các nhóm hành vi cạnh tranh có thể bị cấm hoặc kiểm soát, vấn đề xác định thị trường liên quan,… đều dựa trên chuẩn mực của luật quốc tế nhằm hài hòa với nền kinh tế chung.

Thba, Luật thể hiện tính công minh cao trong việc không phân biệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước khi chúng cùng tham gia vào một thị trường. Trong tất cả các doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực công ích nếu có hành vi lạm dụng quyền hạn, chức vụ đều bị xử lý bởi Luật Cạnh tranh.

Trong việc áp dụng Luật Cạnh tranh để kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh cũng mang lại một số kết quả đáng phấn khởi mặc dù đây là lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, hành vi vi phạm đã được kịp thời xử lý nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra. Cụ thể vụ việc ấn định mức phí bảo hiểm, ngày 15/9/2008, tại Mũi Né (Phan Thiết), 15 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã ký bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận đưa ra biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô. Ngay sau đó, 4 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ khác cũng đã tham gia vào thỏa thuận này. Phát hiện dấu hiệu vi phạm, Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành nhập cuộc điều tra.

Từ ngày 27 - 29/7/2010, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên điều trần và đưa ra kết luận: (1) 19 công ty bảo hiểm đã thỏa thuận “ấn định giá hàng hóa, dịch vụ” theo khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh; (2) thỏa thuận ấn định giá đó vi phạm khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh vì “các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên” (thị phần kết hợp của 19 công ty bảo hiểm là 99,79% trên thị trường dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Việt Nam). Do đó, các công ty bảo hiểm đã bị phạt trên 1,7 tỷ đồng.59

Vụ việc cũng khá nổi bật liên quan đến hành vi của Vinapco - doanh nghiệp độc quyền nhà nước hoạt động trong thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không dân

59 Thùy Duyên, Trang thông tin điện tử Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm: “mang tính cảnh cáo” http://gsneu.edu.vn/phat-19-doanh-nghiep-bao-hiem-%E2%80%9Cmang-tinh-chat-canh-

bao%E2%80%9D__179316.html [ngày truy cập 5-9-2013].

dụng, đã ngừng cung cấp nhiên liệu bay cho các máy bay của Công ty cổ phần hàng không Pacific Airlines - nay là Jetstar Pacific Airlines. Trên cơ sở báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh vào ngày 14/4/2009 kết luận rằng Vinapco vi phạm khoản 2 “áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng” và khoản 3

“lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng” của Điều 14 Luật Cạnh tranh. Ngày 26/6/2009, Hội đồng cạnh tranh đã xem xét lại quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo khiếu nại của Vinapco và về cơ bản đã ủng hộ quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Quyết định của Hội đồng cạnh tranh đã bị Vinapco khởi kiện đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội (tòa hành chính); nhưng ngày 22/12/2010 tòa án này đã bác đơn kiện của Vinapco.60

Cục quản lý cạnh tranh cho biết: từ đầu năm 2013, Cục đã ra quyết định xử lý đối với 19 công ty có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó, có vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận thống nhất mức phí bảo hiểm của học sinh của 12 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ này đã thống nhất mức phí bảo hiểm học sinh, mức trách nhiệm và mức chiết khấu. Xuất phát từ thông tin bài báo “hoa hồng bảo hiểm vào trường học” trên Báo Tuổi trẻ online ngày 25/9/2011 về việc đại diện công ty, chi nhánh 12 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã cùng thỏa thuận tăng phí bảo hiểm học sinh từ 60.000 đồng lên 80.000 đồng, Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin. Trên cơ sở những nguồn tài liệu ban đầu, Cục quản lý cạnh tranh cho rằng hành vi của 12 doanh nghiệp trên đã vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh “thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp”.61 Đến nay cơ quan đã hoàn thành việc điều tra và tiến hành chuyển cho Hội đồng cạnh tranh xử lý. Vụ bảo hiểm học sinh được điều tra trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan thông tin, báo chí và Cục quản lý cạnh tranh.

Trong trường hợp này, cơ quan báo chí đã phát huy được vai trò của mình trong việc phản ánh hiện thực và môi trường cạnh tranh. Đây là một điều đáng khích lệ cho ngành báo chí Việt Nam.

Vụ việc tiếp theo đã được Cục quản lý cạnh tranh hoàn thiện và chuyển hồ sơ cho Hội đồng cạnh tranh giải quyết liên quan đến 4 doanh nghiệp chiếu phim tại Việt Nam đối với công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Megastar về hành vi lạm dụng vị trí

60 Nguyễn Thanh Tú, Một số bất cập trong quá trình thực thi Pháp luật Cạnh tranh: nhìn từ một vụ việc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2011.

61 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo hoạt động Cục quản lý cạnh tranh năm 2011, Nxb. Jica, 2011, trang 15.

thống lĩnh thị trường. Tháng 4 năm 2010 một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chiếu phim đã gửi đơn đến Cục quản lý cạnh tranh khiếu nại công ty Megastar về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên phân phối phim nhựa nhập khẩu để thực hiện hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh, với hai hành vi sau:

 Áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng, vi phạm khoản 2 Điều 13 Luật Cạnh tranh. Cụ thể là việc Megastar áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng khi áp dụng chính sách định phí thuê phim tối thiểu trên mỗi người xem. Với mỗi phim mà Megastar phân phối cho các doanh nghiệp khác chiếu, Megastar thu 25.000 đồng trên mỗi vé mà các doanh nghiệp này bán ra. Bên khiếu nại cho rằng, cách thu này của Megastar (áp dụng từ đầu tháng 6/2009) đã khiến các doanh nghiệp phải nâng giá vé để tránh lỗ và kết quả là khán giả bị thiệt hại do giá vé tăng.

 Gắn việc mua bán hàng hóa dịch vụ là đối tượng của hợp đồng, với việc phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ nhà cung cấp, vi phạm khoản 5 Điều 13 Luật Cạnh tranh.

Cụ thể, Megastar buộc các doanh nghiệp này phải thuê thêm phim khác kèm theo phim muốn thuê. Ví dụ: muốn có phim Transformers (một phim thuộc dạng “bom tấn”, hút khách) thì Công ty Cổ phần phim Thiên Ngân (Galaxy) phải lấy kèm phim Ice Age (là một phim hoạt hình).62

Tương tự như vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới được điều tra và xử lý năm 2010 vụ tm lp tiếp tục phản ánh những hạn chế về nhận thức pháp luật cạnh tranh của hiệp hội ngành nghề trong việc tổ chức cho các doanh nghiệp thành viên của mình thực hiện các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tại Việt Nam ngành sản xuất tấm lợp fibro - xi măng được hình thành từ những năm 60 với 2 doanh nghiệp. Đến năm 2008 đã có 44 doanh nghiệp, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp đã thúc đẩy cạnh tranh trở nên gay gắt. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp của Hiệp hội tấm lợp Việt Nam đã thống nhất tăng, giảm giá trên thị trường. Ngày 5 tháng 4 năm 2011 Cục quản lý cạnh tranh đã nhận được bản sao văn bản của Hiệp hội tấm lợp yêu cầu doanh nghiệp thành viên điều chỉnh giá bán tấm lợp. Trong năm 2012 Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành hoàn thiện hồ sơ về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này và chuyển giải quyết.63

Trong năm 2012 này, Cục quản lý cạnh tranh cũng đã chủ động điều tra 1 vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường vận tải hành khách

62 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo hoạt động Cục quản lý cạnh tranh năm 2011, Nxb. Jica, 2011, trang 13.

63 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo hoạt động Cục quản lý cạnh tranh năm 2011, Nxb. Jica, 2011, trang 14.

bằng tàu cánh ngầm tuyến TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh. Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được thông tin về việc thỏa thuận mức giá vé. Hiện tại thì vụ việc đang được tiếp tục điều tra, xử lý.64

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đang tiến hành điều tra tiền tố tụng đối với 5 vụ việc có dấu hiệu vi phạm như: 6 doanh nghiệp taxi tại Đà Nẵng về hành vi thống nhất giá taxi; các doanh nghiệp trong hiệp hội bao bì và bìa Carton Bình Định thống nhất giá sàn với nhiều mặt hàng; các doanh nghiệp CP và Emivest về hành vi tăng giá bán trứng gia cầm bất hợp lý; Viettel và VNPT đồng loạt tăng giá cước thuê kênh, hành vi lạm dụng vị trí độc quyền áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.65

Mặc dù Luật Cạnh tranh là lĩnh vực khá mới mẻ và có nhiều khó khăn vướng phải trong công tác thực thi, thế nhưng thành quả mà nó mang lại là không thể nào phủ nhận.

Có những hành vi vi phạm đã được xử lý kịp thời và cũng có những hành vi đang được điều tra từng ngày để tìm chứng cứ. Đây là một động lực đáng trân trọng cho những bước đầu đặt chân tại Việt Nam của Luật Cạnh tranh. Trong tương lai gần Luật Cạnh tranh sẽ được hoàn thiện hơn nữa, phát huy tối ưu vai trò vốn có của nó.

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)