CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT CẠNH TRANH TRONG VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ
3.1 Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam
3.1.2 Những mặt hạn chế
3.1.2.1 Bất cập về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ nhất, Luật Cạnh tranh không đưa ra định nghĩa khái quát thế nào là một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Luật chỉ đưa ra khái niệm thế nào là một hành vi hạn chế cạnh tranh, là hành vi làm giảm, bóp méo hoặc ngăn cản cạnh tranh trên thị trường và đồng thời cũng liệt kê thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một loại hạn chế cạnh tranh. Thông qua đó, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được diễn giải là hành vi giữa ít nhất hai doanh nghiệp làm
64 Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo thường niên Cục quản lý cạnh tranh năm 2012, Nxb. Jica, 2012, trang 11.
65 Báo điện tử Công an nhân dân, Xử lý 19 công ty có hành vi cạnh tranh không lành mạnh http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/7/203197.cand [ngày truy cập 6-9-2013].
giảm, bóp méo hoặc ngăn cản cạnh tranh trên thị trường. Nhưng theo quy định của Luật thì không phải bất cứ thỏa thuận giữa ít nhất hai doanh nghiệp trong nền kinh tế làm giảm, bóp méo, ngăn cản cạnh tranh cũng bị xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ những hành vi được liệt kê tại Điều 8 Luật Cạnh tranh mới được xem là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Quy định này bỏ sót một vài trường hợp cũng xâm hại đến hoạt động cạnh tranh. Chẳng hạn “thỏa thuận ấn định chất lượng sản phẩm”, “thống nhất không áp dụng chính sách hậu mãi”,… Liệt kê sẽ giúp dễ dàng nhận diện được hành vi, nhưng liệu chúng ta có khả năng dự liệu được tất cả các trường hợp xảy ra. Đáp án là không, quy định này đã ngầm tạo cơ hội cho kẻ xấu tìm cách lẫn tránh pháp luật.
Thứ hai, Luật Cạnh tranh Việt Nam không đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do trong kinh doanh đã làm phát sinh sự lạm dụng của các doanh nghiệp nhằm mục đích hạn chế khả năng cạnh tranh của đối thủ. Một trong những cách thức sử dụng phổ biến là chung tay thỏa thuận để cạnh tranh. Thực tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tồn tại ở hai dạng là thỏa thuận theo chiều ngang - thực hiện giữa các chủ thể cùng cấp độ kinh doanh và thỏa thuận theo chiều dọc - thực hiện giữa những chủ thể không cùng cấp độ kinh doanh. So sánh hai nhóm thỏa thuận trên thì thỏa thuận theo chiều dọc tác động tiêu cực thấp hơn vì chỉ tác động đến một phần, một bộ phận thị trường. Trong khi đó thỏa thuận chiều ngang phạm vi tác động trên toàn diện thị trường. Tuy vậy không có nghĩa là thỏa thuận dọc vô hại, nó cũng phần nào chi phối nền kinh tế, cần phải được kịp thời xử lý.
Thế nhưng, Luật Cạnh tranh Việt Nam lại không phân biệt giữa thỏa thuận cạnh tranh theo chiều ngang và thỏa thuận cạnh tranh theo chiều dọc để có cách xử lý thích hợp. Về mặt bản chất, Luật ta đã không đề cập đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. Việc bỏ sót này sẽ không thể nào xử lý được các trường hợp thỏa thuận giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, bán lẻ. Đôi khi chỉ một thiếu sót nhỏ cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích cần bảo vệ, thiệt hại xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm bù đắp lại đây trong khi không ai có lỗi do Luật còn bỏ ngõ. Đây cũng là một khuyết điểm nghiêm trọng cần chấn chỉnh.
Thứ ba, thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Luật Cạnh tranh Việt Nam chia làm hai loại thỏa thuận, một loại cấm tuyệt đối, một loại được miễn trừ có thời hạn nếu thỏa mãn một số tiêu chí nhằm hạ giá thành có lợi cho người tiêu dùng. Quy định này khá hay, nhưng thủ tục đề nghị miễn trừ thì chưa phù
hợp. Trước khi thực hiện thỏa thuận phải xin phép miễn trừ, tuy nhiên nếu hồ sơ đề nghị miễn trừ quá nhiều sẽ gây khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc giải quyết cho các doanh nghiệp thực hiện đúng tiến độ kinh doanh của mình. Hiện tại thì ở Việt Nam đơn xin miễn trừ khá ít nên có thể áp dụng, nhưng với xu thế phát triển này thực hiện quy định trên sẽ không còn phù hợp nữa. Việc thực hiện mô hình miễn trừ trên khá ròm rà thủ tục, tốn kém thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Làm thế nào để giải quyết nhanh chóng cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân lực của cơ quan nhà nước là một điều đáng phải suy ngẫm.
Thứ tư, Luật Cạnh tranh không quy định cụ thể về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật cạnh tranh bị vô hiệu.
Về vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại Luật Cạnh tranh chỉ quy định một cách chung nhất “tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Do luật không rõ ràng nên theo nguyên tắc sẽ dựa trên Luật chung là Bộ luật Dân sự để giải quyết. Một giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập, nên không thể tồn tại vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; do đó cũng không có trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, nếu việc vô hiệu do lỗi của một bên và điều đó gây thiệt hại cho bên kia thì bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy, cần phải xác định yếu tố lỗi ở đây để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng trong trường hợp thỏa thuận vi phạm điều cấm cả hai đều có lỗi, không thể áp dụng trách nhiệm bồi thường được. Quy định này đã bỏ sót trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc, khi mà một bên trong thỏa thuận có vị trí yếu thế hơn không còn phương thức nào khác đành phải chấp nhận hợp đồng theo mẫu mà bên thế mạnh đưa ra. Rõ ràng lỗi ở đây thuộc về bên có vị thế, thiệt hại xảy ra thì bên yếu thế lại không được yêu cầu bồi thường.
Chính thiếu sót này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thế mạnh đưa và các hơp đồng các điều khoản hạn chế cạnh tranh. Những doanh nghiệp nhỏ muốn tồn tại bắt buộc phải chấp nhận thiệt hại. Vì vậy, cần phải có biện pháp xử lý doanh nghiệp khởi xướng các điều khoản hạn chế cạnh tranh và bù đắp tổn thất cho doanh nghiệp bị thiệt hại.66
66 Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Thanh Tú, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên trong thỏa thuận vi phạm Pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2006.
Thứ năm, Pháp luật Cạnh tranh bỏ sót một số chủ thể trong vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Hiệp hội ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, nâng cao nâng lực cạnh tranh. Gia nhập vào hiệp hội các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật, nghiệp vụ, được khuyến cáo, hướng dẫn kinh doanh. Thế nhưng một thực tế đáng lên án là việc hình thành nên các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp thành viên. Các thỏa thuận này có thể là các thỏa thuận bị cấm theo quy định của Luật Cạnh tranh. Vụ việc điển hình là hiệp hội bảo hiểm Việt Nam khuyến nghị doanh nghiệp thành viên tăng phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2009.
Hiệp hội cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh được quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Cạnh tranh. Nghị định số 120/2005/NĐ-CP cũng xác định hiệp hội ngành nghề hoạt động tại Việt Nam là đối tượng xử lý của vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Nhưng có một nghịch lý là Luật Cạnh tranh và cả nghị định 120/20005/NĐ-CP không quy định cụ thể kiểm soát hành vi nào của hiệp hội và cũng không đề ra một chế tài nào áp dụng cho hiệp hội gây cản trở cạnh tranh trên thị trường. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan hữu quan trong việc xử lý vi phạm.
Thứ sáu, Luật Cạnh tranh chưa đề ra phương pháp hiệu quả để xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngầm.
Trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô thị trường lớn như thép xây dựng, xi măng, sữa bột, ngân hàng… đều có hiện tượng thỏa thuận ngầm nhằm hạn chế cạnh tranh, đầu cơ, nâng giá, lũng đoạn thị trường. Cục Quản lý cạnh tranh cũng thừa nhận chưa thu thập được những chứng cứ cụ thể về những hiện tượng nói trên.Tuy nhiên thực tế thì thỏa thuận ngầm thì ngành nào cũng có ví dụ nêu trên chỉ là những lĩnh vực phổ biến thỏa thuận ngầm về giá. Có 10 lĩnh vực được nhóm nghiên cứu của cục Quản lý cạnh tranh điều tra, khảo sát bao gồm 5 ngành sản xuất: sữa, thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, và 5 loại hình dịch vụ: ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xăng dầu, viễn thông và hàng không.
Theo một số nguồn tin mà nhóm nghiên cứu thu thập được và một số tài liệu khác, trong 5 lĩnh vực sản xuất đã xuất hiện hiện tượng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như liên kết về giá, mà điển hình là ngành sữa. Cụ thể, việc các hãng sữa ngoại đề nghị giá bán lẻ ra thị trường Việt Nam quá cao so với giá gốc và gần gấp đôi so với mức trung bình trên thế giới (mặc dù mức thuế nhập khẩu so sánh không cao) là một điều không bình thường
và đủ cơ sở để có những quan ngại về sự thao túng thị trường của họ. Và còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa đang chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý.67
Luật Cạnh tranh không phân biệt giữa thỏa thuận công khai và thỏa thuận ngầm, như vậy vẫn có thể xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ngầm. Vấn đề khó khăn hiện nay là không tìm được bằng chứng cho những hành vi thỏa thuận ngầm về giá, bởi lẽ các doanh nghiệp không thỏa thuận với nhau bằng văn bản. Chính vì vậy, cơ quan quản lý cạnh tranh cần đề ra phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý các mặt hàng thiết yếu tránh tình trạng sốt giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Thứ bảy, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về giá chưa được xử lý và kiểm soát chặt chẽ.
Giá cả hàng hóa phản ánh được bộ mặt của thị trường, không những vậy giá cả còn tác động trực tiếp đến thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà nước luôn có chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh về giá để đưa ra mức giá hợp lý cho người tiêu dùng. Mục tiêu trọng tâm mà Luật Cạnh tranh hướng đến là bảo vệ người tiêu dùng, tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh. Nhưng trên thực tế, giá cả chưa đáp ứng được yêu cầu này, vẫn còn đó nhiều hành vi ấn định giá trái pháp luật gây thiệt hại cho khách hàng, doanh nghiệp đối thủ, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cạnh tranh.
Luật gần như bỏ ngõ để giá sữa ngoại tăng một cách chóng mặt. Trong khi đó, giá nhập khẩu giảm, giá trong nước lại tăng. Không những vậy so với giá nhập khẩu giá bán trong nước gấp sáu lần, cụ thể:
Một loại sữa có mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ có thể gây choáng váng cho nhiều người, đó là sữa Nestlé Nido Kinder loại 1,6kg/hộp. Trên thị trường, một số cửa hàng sữa bán lẻ sản phẩm này ở mức 600.000 đồng/hộp. Thế nhưng, giá nhập đã có thuế của Nestlé Nido Kinder chỉ khoảng 115.300 đồng/hộp. Như vậy, mức chênh lệch giá từ khi hàng ra khỏi cảng nhập khẩu đến tay người tiêu dùng lại tới 484.700 đồng/hộp.
Tương tự, một số sản phẩm của Abbott cũng có chênh lệch giá rất lớn. Similac Advance, Similac Go&Grow có giá bán lẻ phổ biến 540.000 - 560.000 đồng/hộp, cao hơn giá nhập 420.300 - 440.300 đồng/hộp. Sữa Enfamil Infant loại 663g/hộp của Hãng Mead
67 Báo điện tử Sài gòn tiếp thị, Thỏa thuận ngầm thao túng giá: phổ biến ở nhiều ngành http://sgtt.vn/Kinh- te/131160/Thoa-thuan-ngam-thao-tung-gia-pho-bien-o-nhieu-nganh.html [ngày truy cập 6-9-2013].
Johnson có giá nhập khẩu chỉ khoảng 4 USD/hộp. Nếu tính cả thuế nhập khẩu, giá nhập vẫn thấp hơn giá bán lẻ tới 467.800 đồng/hộp. Một sản phẩm khác cũng của Mead Johnson là sữa bột Enfagrow Older Todder hộp 680g có giá nhập khẩu thấp hơn giá bán lẻ khoảng 444.800 đồng/hộp. Như vậy, giá bán lẻ những mặt hàng này cao hơn từ 350 - 500% so với giá nhập khẩu. Theo tìm hiểu, nhiều mặt hàng khác như sữa Ensure dạng bột, sữa non Pro Care, sữa Guigoz, sữa Nutrilatt, sữa XO... cũng có giá bán lẻ cao gấp 2 - 3 lần so với giá nhập khẩu về cảng VN. Đa số mặt hàng này có xuất xứ Mỹ, Pháp, New Zealand, Hàn Quốc...68
Sữa là một mặt hàng thiết yếu cho mọi người thế nhưng giá cả lại quá đắt đỏ, lợi nhuận của doanh nghiệp là rất lớn thông qua việc bóc lột người tiêu dùng. Tất cả các doanh nghiệp nhập sữa ngoại đều đồng loạt tăng giá, trong khi giá nhập khẩu liên tục giảm ở mức thấp trong thời gian gần đây. Cần phải có biện pháp mạnh để truy thu lại giá sữa, bù đắp cho người tiêu dùng.
Giá sữa chưa được giải quyết thì một vấn đề nóng nữa lại xuất hiện giá lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long rớt thê thảm, mặc dù nhà nước luôn có các chính sách tạm trữ để thu mua cho nông dân. Một bất cập nhất hiện nay là trong khi nhà nông bán lúa thì doanh nghiệp lại mua gạo chính vì điều này vô hình chung tạo điều kiện cho cánh thương lái thỏa thuận ép giá nông dân. Hành vi thỏa thuận của thương lái đã đưa giá lúa rớt một cách thê thảm. Đặc biệt là vào những lúc thu hoạch rộ như vụ Đông Xuân với năng suất cao nhất, nông dân gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra thì cánh thương lái lại chung tay ép giá.