Bất cập về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT CẠNH TRANH TRONG VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ

3.1 Thực tiễn áp dụng Luật Cạnh tranh ở Việt Nam

3.1.2 Những mặt hạn chế

3.1.2.2 Bất cập về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền

Một là, cấu thành của hành vi định giá loại bỏ chưa phù hợp với các quy luật kinh tế học.

Quy định về hành vi định giá loại bỏ trong luật Việt Nam chỉ dựa vào một tiêu chí duy nhất là mức giá mà quên đi các yếu tố khác như: khả năng tăng giá trong tương lai, rào cản gia nhập thị trường, loại hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh… Cụ thể, nếu rào cản gia nhập thị trường không có, doanh nghiệp định giá loại bỏ muốn tăng giá trở lại cũng sẽ khó khăn bởi lẽ các doanh nghiệp mới sẽ xuất hiện để cạnh tranh. Trường hợp nếu doanh nghiệp định giá loại bỏ mà vẫn duy trì mức giá đó không tăng thì khách

68 Báo điện tử Afamily, Giá sữa ngoại: nhập một, bán sáu http://afamily.vn/doi-song/gia-sua-ngoai-nhap-mot-ban- sau-20130725111257381.chn [truy cập ngày 7-9-2013].

hàng sẽ được lợi. Mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh là mặt hàng không đồng nhất, dễ thay thế thì người tiêu dùng dĩ nhiên chọn mặt hàng khác thay thế nếu doanh nghiệp tăng giá trở lại. Như vậy hành vi định giá loại bỏ chỉ thật sự gây hại khi có rào cản gia nhập thị trường, mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh là đồng nhất, ít có khả năng thay thế và doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tăng giá trở lại sau khi loại bỏ đối thủ. Tóm lại, Luật không nên có những quy định cứng nhắc như vậy, tùy từng trường hợp mà ta xem xét các yếu tố đặc thù của nó.

Hai là, xử lý hành vi phân biệt giá còn nhiều bất cập trong quy định của pháp luật.

Theo cách diễn đạt của Luật thì hành vi phân biệt giá của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền là nhằm làm cho một hoặc một nhóm khách hàng có lợi hơn so với khách hàng khác. Như vậy, doanh nghiệp và khách hàng phải là hai chủ thể riêng biệt với nhau. Nhưng trên thực tế một doanh nghiệp hoạt động cùng lúc ở hai thị trường thì sẽ khó xử lý. Cụ thể ở vụ Megastar, doanh nghiệp này hoạt động trên cả hai lĩnh vực phân phối phim và chiếu phim. Việc phân phối phim giá cao sẽ tạo điều kiện cho Megastar có lợi thế ở thị trường chiếu phim. Thế nhưng, Megastar không bị xem là vi phạm vì khách hàng ở thị trường chiếu phim cũng chính là Megastar thực hiện không phải chủ thể khác. Tương tự như vậy năm 2010 EVN tăng giá thuê cột điện đối với hãng viễn thông VNPT. Theo đó, so với mức giá cũ, mức giá sàn mới mà EVN định ra tăng vọt từ 3,98 lần lên đến 8,08 lần.69 Mức giá này đã làm cho chi phí đầu vào của VNPT tăng cao buộc doanh nghiệp này phải tăng giá dịch vụ. Không đơn thuần như thế, hành động này của EVN cũng vì mục đích tăng tính cạnh tranh cho công ty con của mình là EVN Telecom đang hoạt động trên lĩnh vực viễn thông. Rõ ràng EVN Telecom cũng thuộc EVN, chính sơ hở này của Luật sẽ rất khó khăn cho cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý.

Ba là, sự mất cân đối giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.

Do ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến sự mất cân đối trong thị trường. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đều thuộc kinh tế nhà nước. Sự hình thành vị trí độc quyền không bắt nguồn từ sự tích tụ, tập trung vốn hay chiến lược cạnh tranh mà nó xuất phát từ một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Chính việc bảo hộ này đã làm cho các doanh nghiệp ỷ lại kinh doanh kém hiệu

69 Báo điện tử Vneconomy, EVN tăng giá thuê cột điện VNPT “cầu cứu”

http://vneconomy.vn/2009122512054628P0C9920/evn-tang-gia-thue-cot-dien-vnpt-cau-cuu.htm [truy cập ngày 10- 9-2013].

quả, tụt hậu so với các nước. Thậm chí có những giai đoạn giá điện thoại, giá điện cao ngất ngưỡng cũng do sự độc quyền. Giá cả luôn cao hơn các nước nhưng hằng năm vẫn phải bù lỗ không rõ lý do. Sự mất cân đối giữa hai khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước có vẻ đơn giản thế nhưng hậu quả của nó là không thể xem thường. Làm thế nào để cân bằng giữa hai khu vực và tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng là vấn đề cần thiết và cấp bách.

3.1.2.3 Hạn chế trong nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về Pháp luật Cạnh tranh

Luật Cạnh tranh đã có mặt tại Việt Nam gần 10 năm thế nhưng nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về nó rất hạn chế. Kết quả khảo sát của Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) khiến nhiều người không khỏi giật mình về sự hiểu biết của các doanh nghiệp đối với Luật cạnh tranh.Theo đó, trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 1,6% doanh nghiệp "hiểu rất rõ" Luật cạnh tranh, trong khi đó có tới 92,8% doanh nghiệp

"chưa hiểu rõ" về luật này. Ngoài ra, có 73,2% doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế nói chung, chỉ 26,8% có đơn vị riêng phụ trách việc tuân thủ pháp luật (bao gồm Luật cạnh tranh); có 30,6% doanh nghiệp được khảo sát chưa từng biết đến Cục Quản lý cạnh tranh cho tới khi được hỏi. Từ những con số trên, nhiều chuyên gia nhận định luật Cạnh tranh vẫn còn rất mờ nhạt trong cộng đồng các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành cũng đã cho thấy luật bộc lộ không ít vướng mắc.70

Vậy do đâu mà nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về Luật Cạnh tranh lại hạn chế như vậy. Trong khi việc am hiểu pháp luật cạnh tranh là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, giúp cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên nhân chính xuất phát từ những yếu kém trong công tác tuyên truyền pháp luật và thái độ thờ ơ của các doanh nghiệp. Việc không hiểu Luật doanh nghiệp sẽ không thể nào bảo vệ được quyền lợi của mình trước đối thủ cạnh tranh, không nắm được các phương thức cạnh tranh lành mạnh mà pháp luật cho phép. Có những trường hợp doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh mà không hề hay biết vì lý do không hiểu Luật. Phải chăng chính nhưng lợi ích trực tiếp đã làm cho các doanh nghiệp quên đi mình cũng là đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới nhiều vấn đề kinh tế mới phát sinh, nếu doanh nghiệp vẫn giữ thái độ xao lãng với Luật Cạnh tranh thì sẽ bị các doanh nghiệp

70 Báo điện tử Người đưa tin, 92,8% doanh nghiệp chưa nắm rõ Luật Cạnh tranh http://m.nguoiduatin.vn/928- doanh-nghiep-chua-nam-ro-luat-canh-tranhkhi-loi-chua-thaydung-bat-toi-quan-tam-a87250.html [truy cập ngày 9-9- 2013].

khác chi phối. Sâu xa hơn nữa doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu về kinh tế, bởi nâng lực yếu kém của mình. Thay vì quan tâm đến lợi ích trước mắt hãy đầu tư cho những lợi ích lâu dài, phát triển một cách bền vững trong tương lai. Người tiêu dùng cũng vậy, nên có một động thái tích cực để trang bị cho mình kiến thức pháp luật, nếu không muốn là đối tượng bị các doanh nghiệp bóc lột, mỗi người hãy là một nhà thông thái trong tiêu dùng.

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)