Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 80 - 87)

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LUẬT CẠNH TRANH TRONG VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI ẤN ĐỊNH GIÁ

3.2 Kiến nghị đề xuất hoàn thiện trong thời gian tới

3.2.4 Một số kiến nghị khác

Đề xuất thứ nhất, xác định mục tiêu của Luật Cạnh tranh rõ ràng và cụ thể.

Để Luật Cạnh tranh phát huy chức năng của mình một cách tối ưu cần phải đặt ra cho nó một sứ mạng cụ thể. Xác định mục đích của Luật Cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ việc xác định ranh giới mong manh giữa hợp pháp và bất hợp pháp, bởi có nhiều hành vi không có tiêu chí để đánh giá mà chỉ có thể dựa vào nguyên tắc chung để suy ra. Quy định cụ thể mục tiêu cũng giúp cơ quan có thẩm quyền có hướng đi đúng đắn trong khi diễn biến cạnh tranh ngày một đa dạng. Đối với những trường hợp mà nhà lập pháp không tiên liệu được thì có thể vào mục đích của Luật Cạnh tranh để có giải pháp xử trí. Đặt mục tiêu ngay trong phần mở đầu của Luật góp phần tạo nền tin vững chắc cho công cuộc áp dụng vào thực tiễn. Nếu mục tiêu không rõ ràng kéo theo việc áp dụng pháp luật cũng trở nên lang mang. Nên xác định mục đích như sau: “Nhằm kiểm soát hay xử lý kịp thời hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho mọi chủ thể kinh doanh”.

Đề xuất thứ hai, xây dựng lại địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Địa vị pháp lý cũng là một yếu tố quan trọng để giúp cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện tốt vai trò của mình. Không thể nào xảy ra trường hợp một cơ quan cấp dưới lại có thể điều tra xử lý cấp trên mà mình trực thuộc những sai phạm được. Để hoàn thành

tốt công tác thì Cục quản lý cạnh tranh phải hoàn toàn độc lập trong quá trình tố tụng và ra quyết định xử lý hành vi vi phạm. Hiện nay Cục quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương chính vì vậy cần nâng cấp cơ quan này thành cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ chuyên quản lý nhà nước về cạnh tranh. Bên cạnh đó trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh cho phép cơ quan được tiến hành một cách độc lập và chỉ tuân thủ pháp luật như hệ thống tòa án nhân dân. Việc mở rộng quy định này tránh tình trạng cơ quan bị chi phối khi xử lý các vụ việc liên quan đến lĩnh vực nhà nước quản lý, doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp do Chính phủ thành lập và trực tiếp quản lý. Có như thế thì hiệu quả hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh mới đạt hiệu suất cao.

Đề xuất thứ ba, mở rộng hiệu lực về không gian của Luật Cạnh tranh.

Hạn chế hiệu lực về không gian cũng đồng nghĩa với việc tạo kẻ hở cho doanh nghiệp lách Luật, pháp luật không phát huy được vai trò của mình. Mở rộng hiệu lực có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế nước nhà trong khi thị trường quốc tế đang phát triển mạnh. Thay vì chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam nên điều chỉnh cả hành vi của doanh nghiệp ở nước ngoài có hành vi phản cạnh tranh ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường Việt Nam. Hiện nay nước ta là một quốc gia nhập siêu cho nên việc thay đổi quy định này giúp nhà nước thực hiện tốt chính sách khuyến khích xuất khẩu để cân bằng cán cân thương mại. Doanh nghiệp sẽ an tâm tham gia vào thị trường quốc tế vì đã có sự can thiệp của Luật Cạnh tranh cả ngay khi ở bên ngoài lãnh thổ.

Đề xuất thứ tư, xây dựng các quy định nên thiên về định tính tránh tình trạng áp dụng cứng nhắc.

Việc quy định mang tính chất định lượng đã không còn phù hợp với nền kinh tế tăng trưởng không ngừng như hiện nay. Quy định cụ thể ở giai đoạn đầu áp dụng rất dễ dàng nhưng về sau sẽ trở nên lỗi thời. Mỗi trường hợp đều có một đặc điểm riêng, nên không thể áp khung đã định sẵn mà phải căn cứ vào tình hình thực tế mà xử lý cho phù hợp. Nhằm hạn chế các khuyết điểm trên khi xây dựng các quy định nên thiên về định tính, mang tính chất gợi mở các dấu hiệu pháp lý để có thể linh hoạt áp dụng trong mọi trường hợp. Song song việc quy định như vậy có thể hướng dẫn cụ thể ở Nghị định, thông tư. Việc thay đổi quy định của Luật khá ròm rà trong khi ban hành văn bản hướng dẫn mới thì đơn giản hơn nhiều.

Đề xuất thứ năm, thay đổi thủ tục và giảm mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh.

Việc thu thập chứng cứ trong các vi phạm Luật Cạnh tranh không hề dễ dàng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Với mục tiêu xử lý kịp thời răn đe hành vi phản cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh nên hỗ trợ bên khiếu nại thu thập chứng cứ. Bởi vì hậu quả của hành vi không chỉ gây ra cho người khiếu nại mà nó có thể chi phối cả một nền kinh tế. Trường hợp Cục quản lý cạnh tranh hỗ trợ tìm chứng cứ, nhưng kết quả cho thấy doanh nghiệp bị khiếu nại không vi phạm thì sẽ giải quyết ra sao. Câu trả lời cũng khá đơn giản, buộc bên khiếu nại phải công khai xin lỗi bù đắp lại tổn thất cho doanh nghiệp bị khiếu nại. Chính vì vậy khi khiếu nại phải thật sự cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra yêu cầu tránh tình trạng lãng phí công ích nhà nước. Một vấn đề cũng quan trọng không kém là mức phí xử lý vụ việc cạnh tranh khá cao và phải do bên khiếu nại nộp tiền tạm ứng trước, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trên con đường đi tìm công lý. Vì vậy nên giảm mức phí đối với các đối tượng đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và người tiêu dùng. Tuy nhiên, đương sự phải chứng minh mình thuộc trường hợp được giảm phí.

KẾT LUẬN

Lịch sử phát triển của xã hội đã chứng minh rằng cạnh tranh là một nhân tố tất yếu và là động lực của mọi sự phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển không ngừng của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung. Thông qua quá trình cạnh tranh sẽ chọn lọc ra những doanh nghiệp hoạt động tốt và đào thải những doanh nghiệp yếu kém. Chính vì vậy mỗi chủ thể kinh doanh luôn đổi mới liên tục để sống sót trên thương trường. Nhờ có cạnh tranh mà hàng hóa của doanh nghiệp sẽ ngày càng có chất lượng, mẫu mã đẹp, phong phú về chủng loại. Người tiêu dùng có thêm cơ hội để trải nghiệm những sản phẩm tốt với mức giá hợp lý, phù hợp túi tiền của mình. Bên cạnh đó, đối với nền kinh tế cạnh tranh được ví như “linh hồn” đưa khoa học kỹ thuật bước sang một kỷ nguyên mới, tận dụng tối ưu các nguồn lực kinh tế, và phân công lao động xã hội theo hướng phù hợp.

Song song mặt tích cực, thì cạnh tranh cũng tồn tại những hạn chế như làm hàng giả, hàng nhái, gian lận trong kinh doanh, lạm dụng vị trí thống lĩnh gây bất ổn thị trường…

Để khắc phục những tiêu cực của cạnh tranh, Luật Cạnh tranh 2004 ra đời xem như một giải pháp mở đầu. Văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh trên thị trường, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hóa và sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, Luật Cạnh tranh còn mang một ý nghĩa thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại. Nhìn nhận thực tế, thì Luật ta chưa thật sự hoàn thiện còn nhiều vấn đề bỏ ngõ, chưa rõ ràng, một vài quy định còn phát sinh mâu thuẫn.

Nhưng điều này là dĩ nhiên, bởi Luật du nhập vào nước ta chưa lâu, kinh nghiệm lập pháp chưa cao, tình hình Việt Nam chưa phát sinh nhiều trường hợp phức tạp như ở nước ngoài.

Trong giai đoạn sắp tới, để Luật Cạnh tranh thật sự hoàn thiện, để môi trường cạnh tranh ở Việt Nam là lành mạnh đòi hỏi phải có sự can thiệp của các ngành, các cấp. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng là một biện pháp thiết thực hiện nay. Làm thế nào trong tương lai gần Việt Nam trở thành một cường quốc, thị trường nước nhà là một mảnh đất màu mỡ để phát triển kinh tế không chỉ cho thương nhân Việt mà cả bạn bè quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Bộ luật Dân sự 2005

3. Luật Thương mại 1997 4. Luật Cạnh tranh năm 2004 5. Luật Thương mại 2005 6. Luật giá 2012

7. Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh

8. Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

9. Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc Thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh 10. Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định chức

năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh

11. Nghị định số 119/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/12/2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

Danh mục sách, báo, tạp chí, giáo trình

1. Bryan A.Garmer, Black’ Law Dictionary, St. Paul, 1999

2. Bộ Tài chính, Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn nghiệp vụ thẩm định giá, chuyên đề: Nguyên lý hình thành giá cả, năm 2010

3. Bùi Ngọc Cương, Đồng Ngọc Ba, Lê Đình Vinh, Đoàn Trung Kiên, Giáo trình Luật thương mại, Nxb. Giáo dục Việt nam, 2010

4. Bùi Nguyên Khánh, Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân Việt Nam hiện nay - hiện thực và triển vọng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2010

Nxb. Jica, 2011

6. Cục quản lý cạnh tranh, Báo cáo thường niên Cục quản lý cạnh tranh năm 2012, Nxb. Jica, 2012

7. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004

8. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006

9. Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Thanh Tú, Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của một bên trong thỏa thuận vi phạm Pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2006

10. Nguyễn Như Phát & Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb. Công an nhân dân, 2001

11. Nguyễn Như Phát, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, 2003

12. Nguyễn Hữu Huyên, Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, Nxb. Tư pháp, 2004

13. Nguyễn Ngọc Sơn, Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 tháng 9 năm 2005

14. Nguyễn Thanh Tú, Pháp luật về bán giá thấp nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2005

15. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích luật viết, Nxb. Tư pháp, 2006

16. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn, Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006

17. Nguyễn Văn Cương, Tiêu chí đánh giá tính cạnh tranh bất hợp pháp của một số nước và một số bình luận về Luật Cạnh tranh của Việt Nam, Nxb. Tư pháp, 2006 18. Nguyễn Thanh Tú, Một số bất cập trong quá trình thực thi Pháp luật Cạnh tranh:

nhìn từ một vụ việc, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2011

Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách cạnh tranh, Hoàng Xuân Bắc dịch, 2004

20. Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2004

21. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành Luật, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010

22. Phạm Hoài Huấn, Hành vi định giá hủy diệt trong Pháp luật Cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2012

23. Phạm Hoài Huấn, Nhữ Ngọc Tiến, Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh vị trí độc quyền để cạnh tranh về giá, NXB Chính trị quốc gia, 2013

24. Tăng Văn Nghĩa, Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực thi Luật Cạnh tranh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7/2007

25. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt nam, 2009 26. Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000

27. Trần Quốc Dũng, Bài giảng Kế toán tài chính, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2012

28. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, 2006

29. Vụ pháp chế, Bộ Thương mại, Luật Cạnh tranh Canada và bình luận – Cơ quan phát triển kinh tế quốc tế Canada (CIDA), 2004

30. Vụ công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Luật Cạnh tranh, Nxb. Tư pháp, 2005

Danh mục trang thông tin điện tử 1. Báo điện tử Afamily

http://afamily.vn/doi-song/gia-sua-ngoai-nhap-mot-ban-sau- 20130725111257381.chn

2. Báo điện tử Công an nhân dân

http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2013/7/203197.cand

3. Báo điện tử Người đưa tin

http://m.nguoiduatin.vn/928-doanh-nghiep-chua-nam-ro-luat-canh-tranhkhi-loi- chua-thaydung-bat-toi-quan-tam-a87250.html

Một phần của tài liệu kiểm soát hành vi ấn định giá theo pháp luật cạnh tranh (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)