Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan
2.1.2. Buổi chiều khắc khoải, đợi chờ
Cảm nhận về thời khắc gợi thương, gợi nhớ trong chiều dài một ngày không là hiếm hoi trong thơ ca. Từ thời thơ Mới, thi nhân đã mang mối rung cảm nên thơ:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều
(Xuân Diệu)
Thơ Lưu Quang Vũ cũng có mối rung cảm ấy, có khác chăng là cách nói và giọng điệu, tiếng thơ ông đắm đuối từ những giây phút đầu tiên. Buổi chiều đƣợc nhìn ngắm từ nhiều phía không gian, tất cả sự vật nhƣ đang bối rối trong một thời khắc chuyển động xao xuyến:
Chim chiều kêu thơ ngây Trời chiều xanh đắm đuối Nắng chiều trong liễu rối Gác chiều nghe gió xa
Nắng và gió không có hình dung cụ thể nhƣng lại có sức lan tỏa khắp không gian. Buổi chiều đƣợc hiện ra cụ thể bằng âm thanh êm ái, dáng vẻ mơ màng, gọi cảm giác xa vắng khó đặt tên trong lòng người. Cụ thể cái trừu
tượng, thậm chí gán cho nó những ảnh hình cụ thể là sở trường của Lưu Quang Vũ, “Chiều tháng Tƣ” bỗng mềm mại đi vào cảnh vật sinh động:
Giờ đang chiều tháng Tƣ Trong vườn chùm nhót đỏ Dãy bàng lên búp nhỏ Xanh như là thương nhau
Thời gian tự nhiên đã âm thầm len lỏi vào trong cảm giác của con người nhờ cách cảm nhận đầy mới lạ của thi nhân. Đọc thơ Lưu Quang Vũ ở buổi đầu cầm bút, ta thường bắt gặp cách so sánh giàu rung cảm ấy, buổi chiều được hình dung bằng những hình ảnh sống động, rực rỡ. Lưu Quang Vũ không chỉ tả cảnh nữa mà đã đánh thức trực cảm - thứ năng lực quan trọng nhất của thi sĩ - trước thời gian
Chiều xuống cánh chim bay Như nụ cười thoáng gặp Nhƣ vầng trăng mới mọc Nhƣ mối tình mới yêu
(Chiều, 1967)
Chiều Hà Nội trong những ngày đánh Mỹ không phải chỉ bừng dậy sức sống của thiên nhiên mà còn là của những con người lớn lên, tâm hồn tràn ngập một ánh sáng mới “Mở cửa phòng ra em/ Để chiều thêm chói lói”. Sau này, Xuân Quỳnh cũng đồng điệu trong cảm nhận cùng anh khi viết “Buổi chiều này rực rỡ nhƣ thêu…”.
Cảm giác dịu dàng khi chiều xuống còn gợi nhắc quá khứ xa xôi trong tâm thức mỗi con người. Nhà thơ hoài nhớ một buổi chiều êm nào trong tuổi thơ xa vắng với hình ảnh sum họp ấm áp và bình yên:
Cái làng nhỏ tuổi thơ Chiều mịt mù mƣa núi
Cha ở mặt trận về
… Chiều ấy khói nồi cơm tỏa nắng … Nụ cười cha ấm như ngọn lửa
(Buổi chiều ấy)
Đó là cảm thức thời gian khi tâm hồn còn thiết tha trong sáng trước cuộc đời rộng mở. Đúng như Nguyễn Du xưa đã nêu ra một quy luật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, về sau, khi tâm hồn nhà thơ đã chịu nhiều biến động, buổi chiều không còn mang vẻ rực rỡ. Chiều buông trở nên lặng lẽ, đúng nhƣ dáng vẻ vốn có của thời điểm báo giờ khắc ngày tàn. Thời gian gợi sự hoang vắng của không gian - Nắng chiều phố vắng ven sông (Quán cà phê ngoại ô) hay sự cô đơn đang giăng mắc lòng người:
Chiều nay bốn bề mƣa xám Ra đi anh vẫn một mình
(Vẫn thơ tình về người đàn bà không có tên – II) Buổi chiều trong thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu xuất hiện nhiều cơn mưa (Từ đây, không gian mƣa sẽ là một chỉ báo về những bất an, u buồn trong tâm hồn nhà thơ). Ở đây, trên phương diện thời gian, mưa cho thấy một sự trôi chảy mà con người bất lực không sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và tương lai trở nên lờ mờ, không xác định. Trong màn mưa xám, thời gian bỗng chuyển thành tâm trạng: Gương mặt em mưa ướt/ Đôi mắt to tan vỡ cả trời chiều (Không đề).
Buổi chiều trong thơ Lưu Quang Vũ không còn mang vẻ rực rỡ, khỏe khoắn sinh động mà nghiêng về nỗi cô đơn buồn nhớ. Trong khoảng lặng đó, con người đợi chờ một hy vọng mong manh và khắc khoải về sự tồn tại ngắn ngủi bất an của phận người. Bài thơ Không mang dấu ấn lạ về một sự phủ định hoàn toàn, trống trơn tuyệt đối:
Không có cả một nỗi buồn để khóc Chúng ta làm gì cho hết buổi chiều nay?
Điệp từ “không” vang lên suốt không gian bài thơ, nhƣ gõ nhịp vào tâm trạng hoang hoải của con người. Thơ Lưu Quang Vũ, khi không còn ở buổi mai trong trẻo, vẫn có nhiều thời khắ c rơi vào trống trải nhƣ thế,
“Chẳng còn gì, kể cả nỗi cô đơn”.
Đó là thời gian mà nhà thơ phải đối diện với hiện thực cuộc sống ngổn ngang sau khi rời quân ngũ. Một chiều cuối năm 1972, trong cái không khí buồn thương, hoang lặng của thời hậu chiến, ông bỗng thấy một khung cảnh :
Cuộc chém giết lặng dần Các dũng sỹ thân tàn ma dại Đập nát những cây đàn quý Ngồi nướng thịt cóc ăn Con mèo đi hai chân Kêu lên tiếng trẻ khóc
(Chiều cuối)
Tưởng tượng của Lưu Quang Vũ không hoàn toàn là kỳ quái. Mượn con đường lặng lẽ của thời gian, ông đi đến sự tiên cảm:
Ngàn mũ sắt lặng im Trong ráng chiều đỏ rực
Đã lâu không có con tàu nào cập bến Không con tàu nào ra đi
Thời gian đã hiện ra hữu hình và biểu cảm nhƣ một thực thể sống, cùng tâm thế khắc khoải với con người:
Chiều nhƣ biển nằm xoài khi bão lặng … Còn nỗi buồn trống rỗng
Sau một đời chiến tranh
(Liên tưởng tháng 2/ 1974)