Không gian tâm tưởng

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 76 - 81)

Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan

3.3. Không gian tâm tưởng

3.3.1. Hoài niệm tình yêu và tuổi trẻ

Thơ là tiếng nói của tình cảm và tâm hồn. Với Lưu Quang Vũ, chính những nếm trải xót xa của số phận - “cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực” - đã đem đến cho thơ ông những ý nghĩa riêng. Thơ Lưu Quang Vũ sẽ giúp ta trân trọng hơn kỷ niệm và quá khứ.

Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất”, Lưu Quang Vũ đã hồi nhớ về gia đình, người thân với cảm xúc chân thành. Đó là hình ảnh đẹp mãi như trong mơ về người cha trong một buổi chiều xưa, với “bóng ngựa trắng … bay trên đồi cỏ biếc”, là tình cảm thiết tha “yêu mẹ nhiều nên áo cũ con thương”

Cội nguồn cảm xúc ấy cũng góp phần quan trọng để tạo nên sự nồng nàn trong tình yêu suốt đời thơ Lưu Quang Vũ:

Nhƣ hai dòng sông gặp gỡ đổi phù sa Nhập luồng nước hòa nhau màu sắc Trao cảm thương hai bàn tay nắm chặt

Nghe máu mẹ cha chuyển giữa mỗi tay mình.

(Hơi ấm bàn tay) Một không gian thương nhớ khác trong thơ Lưu Quang Vũ là không gian vườn. Đó là không gian xuất hiện nhiều trong thơ ông giai đoạn trước

1970, có sự vận động riêng. Ban đầu, đó là vườn đồi, là quê hương trong tiềm thức, vườn mẹ, vườn quê, là kỷ niệm tuổi thơ, biểu tượng của chở che, bao bọc: Ta bước đi thương nhớ những năm nào… Hương đất hương cây bồi hồi bao kỷ niệm…

Không gian xanh đẹp nhất là vườn trong phố. Không gian êm ả này đƣợc nhà thơ gọi bằng nhiều cách và đều mang xúc cảm tha thiết bồi hồi:

Vườn cây mát, nơi đọng gió trời xa, nơi vòm lá, nơi ban đầu, nơi ta hái chùm thơ thứ nhất, nơi mây trắng bay về… Nhà thơ đã đắm đuối ngay từ giây phút đầu:

Cầm tay nhau run rẩy cả trời đêm Trong mắt ƣớt một vì sao thoáng hiện

Cái Tôi run rẩy bởi“Đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ”

(Vũ Quần Phương), mà đây là tình đầu hoa mộng, trong lành man mác như

“Hương cây” và không khỏi thơ ngây ảo tưởng. Cảm xúc tình yêu trong sáng khiến ngôn từ trở nên tự nhiên, nhƣ lời tình tự dịu dàng chẳng cần trau chuốt:

Nơi lá chuối che nghiêng nhƣ một cánh buồm Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc

Se sẽ chứ không cánh buồm bay mất Qua dịu dàng ẩm ƣớt của làn môi

Không gian xanh đến hƣ ảo và thời gian nhƣ ngƣng đọng trong cảm giác giao hòa đến mê lòng, như dìu ta lạc vào vườn địa đàng. Vườn trong phố với vẻ êm say, cùng cái tôi dịu dàng mơ màng ấy đã trở thành một thi phẩm ngọt ngào trong vườn thơ Lưu Quang Vũ ở buổi đầu tỏa hương. Ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ về sau vẫn luôn tạo nhiều xúc cảm êm ả và liên tưởng mềm mại nhƣ thế: Nghe hoa súng bờ ao se sẽ nở (Những con đường), Mắt em xanh thăm thẳm những chân trời” (Nhà chật),

Giữa không gian ấy, hình ảnh “em” hiện ra vừa dịu ngọt gần gũi vừa lộng lẫy: nhƣ“trái cây mùa hạ”, nhƣ“cầu vồng bảy sắc sau mƣa”. Sắc màu rực rỡ tuyệt đẹp đó chỉ có thể hiện ra từ con mắt thơ trẻ trung, trong sáng trước không gian cuộc sống. Tình yêu ngây ngất khiến cho mường tượng về hạnh phúc mang sắc độ tin tưởng thiết tha, thiết tha đến tội nghiệp bởi cách diễn tả của nhà thơ cũng gợi một cảm giác mong manh: Trong triệu người có em của ta. Sau này, khi tình yêu vỗ cánh, nghĩ lại cái vòm xanh của vườn em, vườn tình, vườn thơ thứ nhất mới thấy khao khát ấy của chàng thi sĩ trẻ xiết bao cảm động. Vườn em - vườn thơ thứ nhất đã trở thành biểu trưng cho tình yêu, cảm hứng nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ.

Không gian vườn đã trở thành vùng ký ức đẹp đẽ của nhà thơ. Sau này, khi tưởng tượng về hình hài tiếng mẹ đẻ, ông đã liên tưởng như nỗi hoài nhớ khôn nguôi xen lẫn tri ân: Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn (Tiếng Việt).

3.3.2. Từ khoảng trời giông bão về nơi bình yên

Tôi biết làm gì, tôi biết đi đâu” là cảm giác của Lưu Quang Vũ về khoảng thời gian thất vọng trong cuộc đời mình. Bao trùm con người là nỗi cô đơn tuyệt đối “trước và sau cuộc đời, trong và ngoài trang sách”, thi sĩ như ở vào trạng thái mất phương hướng. Trong không gian của sự cô độc, nhà thơ không tìm thấy sự chia sẻ khi “Phía nào cũng hàng rào trước mặt”. Cái Tôi hoàn toàn cô đơn, rơi vào trạng thái dằn vặt. (Ở đây, cũng phải nhận thấy bản thân cái tôi cũng là một “vùng ý thức”. Không gian tâm hồn này thực ra đã đƣợc xác lập từ thơ Mới - mỗi tâm hồn nghệ thuật là một khoảng vũ trụ riêng.

Dù đã ấp ủ khát vọng, không gian cái tôi ngày ấy vẫn bơ vơ, “càng đi sâu càng thấy lạnh” - Hoài Thanh). Cái tôi trong thơ Lưu Quang Vũ lại là một vùng ý thức vừa trong sáng vừa dằn vặt (hóa thân trong nhiều hình ảnh: con thuyền giấy nát nhàu sau trận bão, chú ong thơ thẩn hay con tầu đêm nay đi

về đâu…,gió là hình ảnh phóng túng tự do nhất, xuất hiện ở hầu khắp không gian thơ).

Thơ Lưu Quang Vũ lúc cô đơn có rất nhiều sự phủ định, thậm chí còn nhƣ phủ định cả chính mình “Bây giờ anh trong suốt nhƣ không khí (Anh chẳng còn gì nữa). Giữa hoàn cảnh chung nhiều biến động ly tán, từ hoàn cảnh riêng của mình, Lưu Quang Vũ trở nên hoài nghi tất cả, nhất là tình yêu.

Lá thu đƣợc viết vào những năm tháng buồn bã với nỗi đau không che giấu.

Thi sĩ dường như đã mường tượng về một ảnh hình khó nắm bắt, thậm chí bí ẩn: EM nhƣ “Ngọn lửa nhỏ giữa hai vực thẳm”,“ Em cô đơn nhƣ biển lạ lùng ơi”, gọi sự kiếm tìm mê mải, cuồng si. Tình yêu không còn êm đềm trong“Nơi vòm lá rì rào xao động những cơn mƣa” mà hiện ra trong một khung trời “sắp quay cuồng bão lớn”. Cái Tôi cô đơn, mất mát khao khát yêu thương đã tìm đến không gian ấy không ngại ngần, như một cơn say, không cần kiềm chế “Em cô đơn rồ dại của tôi ơi”, để sau đó thêm một lần nếm trải cảm giác hụt hẫng. Và Lưu Quang Vũ luôn mang tâm lý khắc khoải: Hoa tìm mùa xuân suốt đời chẳng gặp/ Anh suốt đời chẳng gặp sắc tầm xuân (Hoa tầm xuân). Hình dung đúng nhất về cái Tôi cô đơn, thất vọng, lang thang buồn rầu có lẽ là:

Anh là con ong bay giữa trời lận đận Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao

(Bầy ong trong đêm sâu)

Nỗi thống khổ lớn trong tình yêu của ông là yêu, đƣợc yêu mà vẫn phải hoài nghi, bất an“Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện”,“Em có là mãi mãi để tôi yêu”. Đây chính là những day dứt đến bi kịch. Ứng xử với tình yêu, Lưu Quang Vũ thường dịu dàng. Thất vọng mà giọng thơ vẫn đắm đuối, chỉ có nuối tiếc, như còn muốn chở che, xoa dịu những vết thương, chia tay mà không thể nguôi quên: Sao em muốn anh quên nhanh chóng thế (Từ biệt), Em

là tia nắng soi anh đến trọn cuộc đời/ Chẳng có ai yêu em nhƣ thế đƣợc (Thơ tình viết về một người đàn bà không có tên).

Phải chăng trong trái tim chân thành, tình yêu luôn ở lại, không bao giờ thực sự ra đi. Riêng mình,“Lưu Quang Vũ quan niệm rằng, sự đầy đủ của cuộc đời con người là ở chỗ tìm thấy tình yêu mặc dù tình yêu ấy có thể không ở lại cùng ta suốt đời” [30, tr.90]. Ngày trước, Puskin đã đắm đuối về một tình yêu không thành“Tôi đã yêu em chân thành nhƣ thế đó, dịu dàng nhƣ thế đó” để rồi “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Thơ tình muôn đời vẫn đưa Tình Yêu lên ngôi và làm ngời sáng nhân cách con người.

Vƣợt ra khỏi nỗi đau vẫn là một tình yêu đằm thắm, đây là một “bản sắc” Lưu Quang Vũ với hai mặt biểu hiện trong thơ: thất vọng - hy vọng.

Tình yêu với Lưu Quang Vũ lúc này gắn với khát vọng sống: Tình anh như cỏ lau - Tìm nhau trên đất vắng (Không đề), và cũng bởi tâm hồn vốn nhạy cảm, luôn khao khát yêu thương của ông “Lòng tôi như buổi sớm vẫn nguyên lành

(Lá thu). Tình yêu với ông trong những tháng ngày u buồn đã nhƣ một sự cứu rỗi: Và thương mến có nghĩa là hy vọng/ Anh tin đời theo nghĩa lứa đôi (Em- Tình yêu những năm đau xót và hy vọng).

Thơ Lưu Quang Vũ có thời kì cũng đậm đặc các biểu tượng mang ý nghĩa buồn thương, li tán, đổ vỡ hoặc chính là bóng dáng cuộc đời ông luôn trong tâm thế ra đi - mưa, gió, bức tường, bài hát, sân ga, con tàu, quả chuông, mùa đông, đặc biệt là không gian đêm tối…; song vẫn ẩn chứa trong đó những nỗ lực giải thoát, ƣớc vọng hồi sinh… biểu lộ qua giọng thơ lúc nào cũng da diết. Cái Tôi trữ tình đã có lúc“viển vông cay đắng u buồn” nhƣng sau đó càng thêm khao khát kiếm tìm: Tôi phải đốt lên một cái gì/ Cho sáng rực giữa chênh vênh vực thẳm (Có những lúc).

Thơ Lưu Quang Vũ cuối cùng đã xuất hiện nhiều hơn những biểu tƣợng của bình yên: mùa hạ - nhƣ mùa hạ đầu tiên (Dành cho em), mùa thu,

hoa cúc, em- ngọn lửa ấm… ngọn gió tâm hồn thi sĩ đã tìm thấy không gian cao rộng nhất, cũng là nơi bình yên nhất:

Trên mái nhà cao vút rừng cây

Trên rừng cây những đám mây xô dạt

Đấy là một ý thơ nổi bật về không gian sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ.

Hình ảnh mây trắng vốn mang ý nghĩa tƣợng trƣng, biểu thị cho những gì thanh cao trong trẻo nhƣng cũng gợi cảm giác xa xôi, mong manh vô định trong thơ cổ. Với Lưu Quang Vũ, ông đã gửi gắm nhiều nỗi niềm, mây trắng biểu tƣợng cho những gì tinh khôi thuần khiết vƣợt lên trên cuộc đời bụi bặm và đáng buồn “Phố ngoài kia ngột ngạt những toa tàu/ Những nhà cửa nhỏ nhoi những mặt người bụi bẩn”(Từ biệt). Nhờ đặc trưng trữ tình, thơ bù đắp cho cuộc sống. Với Lưu Quang Vũ, thơ là miền không- thời gian để giấc mơ đi về :

Trên ngày tháng trên cả niềm cay đắng Thơ tôi là mây trắng của đời tôi

Một phần của tài liệu Thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ lưu quang vũ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)