Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan
2.2. Thời gian tâm lý
2.2.2. Dự cảm tương lai
Với một tâm hồn nhạy cảm và có phần như là yếu đuối, Lưu Quang Vũ là nhà thơ của những dự cảm. Nhà thơ nhƣ truyền sang kẻ khác cái lo sợ mơ hồ ấy mà thực ra có lẽ ai cũng cảm thấy, nhưng chỉ Lưu Quang Vũ diễn đạt đƣợc qua những vần thơ trĩu nặng ƣu tƣ của ông. Trong bài thơ có cái tên dài khó nhớ nhƣng ấn tƣợng Đêm đông chí, uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói chuyện về những cuộc chia tay thời loạn, nhà thơ trẻ đã cảm nhận cái vô cùng của sự sống, cái chết và cả “sự bất lực trong niềm hy vọng”
[30, tr.159]. Ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ lúc đó hãy còn trong trẻo, tự nhiên, nhịp điệu thơ cũng gieo một cảm giác vừa thanh cao vừa da diết. Cộng thêm nỗi đau riêng đầu đời vừa phải nếm trải, tiếng thơ trầm lắng:
Thôi nhé mai ngày tiễn Khánh đi Đường xa bom phá tàu không về Bâng khuâng ai hát ngoài song cửa Bài ca thanh bình cũ…
“Bài ca thanh bình” ấy sẽ còn lâu lắm, mà có lẽ chẳng bao giờ Lưu Quang Vũ tìm lại đƣợc, nó sẽ trở thành “Bài hát ấy vẫn còn là dang dở” nhƣ một định mệnh khắc nghiệt của đời ông. Chiến tranh ập tới, thơ Lưu Quang Vũ xót xa, lỡ hẹn “đường bom phá tôi không về phố biển” (Hồ sơ mùa hạ 1972). Tất cả dự cảm hậu chiến của ông bỗng dƣng thành sự thật kinh hoàng
“khi con người giết nhau”:
Thời đau khổ chung quanh đều đổ nát Nỗi cô độc đen ngòm nhƣ miệng vực.
Một lần nữa, thơ Lưu Quang Vũ nghẹn ngào trong những suy tưởng đớn đau và nhân bản về một thế giới đổ vỡ bởi chiến tranh và bạo lực. Một thế giới tan vỡ hiện ra nhƣ trong vô thức với những hình ảnh lạ lùng:
Nằm sóng xoài cô gái nước da nâu Hoa cúc xuyên qua miệng
…Vực sâu đã mở ra
Chôn cả lời trăng trối của mùa thu Một chiếc lá khổng lồ đỏ thắm
(Bây giờ)
Trong khung trời quay cuồng và thời gian đảo lộn ấy, thi sĩ nhƣ lại nhìn sâu vào thân phận con người bằng cái nhìn hiện thực nhất:
Biết nói gì nữa em, cô gái hoang
(Chiều cuối)
Chiều mờ sương leo lét đèn dầu Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ Lèo tèo mì luộc canh rau
(Việt Nam ơi)
Đúng như dự cảm “quái gở” mà Vũ Quần Phương đã nhận xét, không phải là không có lí. Dự cảm xót xa một thời ấy, chỉ có thể là của Lưu Quang Vũ, con người không bao giờ hết phập phồng lo lắng cho sự tồn tại trong tương lai đối với con người.
Thời gian rồi sẽ cần mẫn làm công việc của nó, sự sống sẽ lại hồi sinh
“Chiếc vòng tay gãy/ Trên tay người liền lại nỗi bơ vơ”(Hoa cẩm chướng trong mưa). Nhà thơ nói về tương lai như nhắc nhủ một quy luật nhân sinh
“khổ tận cam lai”, nhƣ khẳng định một niềm tin của chính mình:
phút bàng hoàng thấp thoáng bóng tương lai … nơi đoàn tụ mọi con người cách biệt
(Những đám mây ban sớm) Vượt trên nỗi hoài nghi, trước sau Lưu Quang Vũ vẫn là một nhà thơ của niềm tin. Thi sĩ đi tới khẳng định những giá trị bền lâu trước thời gian như
“Những bông hoa không chết”, như khát vọng yêu thương con người “cùng nhau đi trên mặt đấ t”. Cuối cùng, Lưu Quang Vũ còn là nhà thơ của tình yêu, một tình yêu đã đắm đuối ngay từ đầu mà nay hãy còn tha thiết:
Mũi kim nhỏ mà chiều mau tắt nắng Có sao đâu: áo đẹp đã xong rồi
(Bài hát ấy hãy còn là dang dở) Chợt nhớ một ý thơ Xuân Diệu “Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ…” ngày trước, nhưng nếu Xuân Diệu đến với tình yêu để thụ hưởng cuống quýt thì Lưu Quang Vũ lại gìn giữ tình yêu như một khát vọng bất tử hóa thời gian ngắn ngủi của đời người. Mượn chiếc áo thời gian, người thơ cất tình yêu vào đó “Ta đã có những ngày vui sướng nhất”, dẫu “Sau vô biên sẽ chỉ có vô biên”.
Tình yêu lớn nhất trong đời ông cũng nhƣ chƣa bao giờ vơi cạn. Trong cảm thức nghệ thuật xôn xao mới mẻ, nhà thơ bày tỏ mạnh mẽ về sứ mệnh và sức mạnh của thơ “Bao chữ mới đang ầm ầm đập cửa/ Thơ rộng dài cánh lớn hãy bay đi ” (Những chữ). Ông tin tưởng vào ngày mai:
và mai sau sẽ có những nhà thơ đứng trên tầng cao ta ƣớc bây giờ họ sẽ vẫn không ngừng đập cửa
không ngừng lo âu không ngừng phẫn nộ bởi vô biên là khát vọng của con người.
Cho đến hôm nay, có lẽ “bóng chữ” của thi sĩ vẫn còn tỏa rộng. Và chúng ta chƣa thể nói hết về không - thời gian mà nó sẽ còn chiếm lĩnh.
2.2.3. Nhịp độ thời gian
Thời gian vốn mang quảng tính. Nhịp độ thời gian tức là độ dài của các sự kiện và khoảng cách giữa các sự kiện cũng nhƣ thời gian tâm lý dành cho những sự kiện ấy. Nếu thời gian tự nhiên có một nhịp độ đều đặn và liên tục theo vòng tuần hoàn tự nhiên của đất trời thì với thời gian nghệ thuật, nhịp độ thời gian thay đổi nhanh - chậm, đều đặn - êm đềm hay biến động - căng thẳng… là phụ thuộc ý đồ nghệ thuật của tác giả.Với thơ, phương thức trữ tình, thuộc tính này là tất yếu và nó chi phối hầu khắp không gian tình điệu trong một bài thơ. Dạo vườn thơ từ khi còn rất trẻ, những vần thơ đầu tiên của thi sĩ đã gợi nên một hình tượng thời gian tươi tắn và sinh động:
Tháng bảy mƣa nhiều
Tháng tám sen tàn bưởi chín Chim ngói bay về bịn rịn Tháng chín lúa trổ đòng đòng Trời thu hương cốm mát trong
(Gửi tới các anh)
Mỗi câu thơ dồi dào một màu sắc và đậm hương vị riêng, thi sĩ đã cảm và hòa vào từng nhịp đi của năm tháng, từng hơi thở của cảnh vật…
Thời gian trong thơ Lưu Quang Vũ được thể hiện đa dạng, không theo nhịp trôi chảy của dòng thời gian tuyến tính. Thời gian mang đến cho con người mối hoài cảm trong mỗi khoảnh khắc, đến - đi và trở lại day dứt. Nhịp đi của thời gian âm thầm, len lỏi trong sự biến đổi từ vạn vật đất trời tới con người. Thi nhân nhận ra sự đổi thay ấy và âu lo:
Đã qua cả mùa hè Chờ em, em chẳng tới Hết mùa thu ngắn ngủi Bây giờ đông đã sang
(Em sang bên kia sông)
Như bao thi sĩ khác, Lưu Quang Vũ cũng mượn hình tượng thời gian tự nhiên để gợi ra hành trình của dòng chảy vô thủy vô chung đƣợc điều tiết bởi nhịp đập trái tim con người. Có khác chăng là ở mối rung cảm mà nhà thơ gửi gắm ở mỗi bức tranh thời gian Xuân - Hạ - Thu - Đông đó. Khảo sát thơ Lưu Quang Vũ, có thể thấy tần suất các mùa - tín hiệu mùa xuất hiện trong thơ ông khá đều đặn ở tất cả các giai đoạn sáng tác. Mùa hạ trong Hương cây mang hơi thở gấp gáp, nồng nàn của tình yêu tuổi trẻ, là bước chuyển động khỏe khoắn:
Đò ngƣợc xuôi chở trái chín vàng … Thơm ngát mật hương mùa hạ
Có khi thời gian đi nhanh để lại bao thảng thốt “Mai em đi, mùa hạ cũng qua rồi”.
Xuất hiện nhiều nhất là mùa thu, phải chăng bởi thi sĩ thấy nó luôn
“ngắn ngủi” hay xa vời “mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông”. Mùa thu mang tính biểu tượng cao trong thơ Lưu Quang Vũ, trước hết bởi nhịp độ trầm lắng của nó gợi sự xa vắng trong lòng người.
Trong cảm nhận của thi nhân về tốc độ di chuyển của thời gian, những mùa, tháng, năm gợi đến những hồi ức – hiện tại – tương lai đan cài. Nếu mùa đông là nỗi hoài tiếc “Sớm mùa đông tôi ra phố tìm em” hay là tiếng thở dài buồn bã “Mùa đông này ta sẽ phải chia tay”… thì mùa xuân lại là những biến thái tinh vi của sự sống “Nhựa âm thầm buốt trắng những cành hoa”. Nhịp độ thời gian êm ả gợi sự bình yên trong lòng người:
Hoa chẳng sớm, trái không quá muộn Xuân không nhanh và Đông chẳng kéo dài (Nơi ấy) và gửi niềm hi vọng:
Còn mùa thu, còn mùa đông
Đến mùa xuân, em sẽ bế trong lòng Một con người nhỏ xíu
(Tới mùa xuân khi cây thay lá mới) Lưu Quang Vũ đã rất tinh tế trong việc nắm bắt và diễn tả những trạng thái chuyển động của thời gian. Bằng trực cảm, ông đã biến những vận động của thời gian thành cảm giác. Nhịp độ thời gian chính là nhịp của tình yêu, khám phá thời gian đã đƣợc chủ thể hóa. Hay nói khác đi, có thể so sánh: thơ Xuân Diệu trước đây là ám ảnh bởi thời gian bên ngoài, đến thơ Lưu Quang Vũ là tìm kiếm thời gian bên trong con người – thời gian chính là con người, song trùng cùng số phận:
Tôi đã đi bao đường xa tít tắp Bao mùa đông mùa hạ đã trôi qua Nếu em biết những gì tôi đang sống Những buồn vui tôi đã có trong đời
Trên con đường thời gian, con người hoảng sợ khi nhận ra một sự trôi chảy không ngừng nghỉ. Nhịp độ thời gian trong thơ Lưu Quang Vũ thay đổi
liên tục. Tốc độ nhanh gợi sự tiếc nuối “Năm tháng tuổi trẻ đi qua”.Tuổi trẻ của ông không cách xa hiện tại, nhƣng nó đã đi rất nhanh. Quán cà phê ngoại ô là bài thơ đầy những buồn thương về những chân dung cuộc đời thoáng chốc, sẽ chìm đi trong dòng thời gian vô tận: Gương mặt em chỉ còn là kỉ niệm/ Mối tình xƣa anh cũng đã quên rồi.
Dòng thời gian có lúc lại nhƣ ngƣng đọng trong tâm thức của chủ thể trữ tình:
Đêm nay
Thị xã ƣớt đầm cỏ lạ
… Đêm nay, tôi chẳng biết lối về
Phía nào cũng hàng rào trước mặt
(Mấy đoạn thơ) Anh nhìn vào bóng tối
Con tàu đêm nay đi về đâu
(Viết cho em từ cửa biển)
“Đêm nay” như dừng lại một khoảnh khắc để con người cảm nhận nỗi cô đơn. Thơ là sự giãi bày bản thể một cách tự nguyện và nhà thơ diễn giải tâm hồn mình bằng ngôn ngữ. Để nhịp thời gian ngừng trôi trong cảm thức là cách duy nhất con người chiếm lĩnh thời gian, kéo dài sự sống. Thi sĩ muôn đời vẫn mang mối sầu cảm ấy trước thời gian: Tôi muốn tắt nắng đi… (Xuân Diệu). Lưu Quang Vũ ý thức khát khao về sự tồn tại của những giá trị:
Những dòng thơ thao thức khôn nguôi Những dòng thơ nhƣ móng tay day dứt Trên vỏ dƣa xanh thắm của mùa hè Cho kẻ xa nhà mái lá chở che
Cho ngƣng lại nhịp đồng hồ quên lãng
(Mây trắng của đời tôi)
Đối sánh với thơ hiện đại hôm nay, ta sẽ thấy tƣ duy nghệ thuật của Lưu Quang Vũ mang đầy tính dự báo và vì thế cũng mang vẻ đẹp nhân bản sâu sắc.
Tiểu kết
Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, thể hiện phương diện sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ. Với thơ Lưu Quang Vũ, thời gian đã được cấp những mã nghệ thuật riêng, biểu hiện cho thế giới tâm hồn của thi sĩ.
Đứng trước dòng chảy miệt mài, lặng lẽ của thời gian, con người đã ý thức về những giới hạn, với thi sĩ, ý thức đó còn làm bừng dậy những giấc mơ nghệ thuật - Văn chương cũng như yêu, làm cho con người phong phú và giàu có hơn. Nó giúp cho ta đƣợc sống nhiều cuộc đời trong một kiếp sống hữu hạn (Lưu Khánh Thơ). Lưu Quang Vũ đã cảm nhận thời gian bằng trực cảm vốn rất tinh nhạy của mình. Con mắt thơ nhận ra những thời khắc chuyển mùa đầy xao xuyến qua những mùa – tháng – năm, để rồi liên tưởng đến thời gian bên trong con người. Điều này khác với cảm thức về thời gian bên ngoài thời thơ Mới 30- 45. Hình tượng thiên nhiên trong thơ Lưu Quang Vũ cũng biểu trưng cho bước đi, nhịp độ thời gian một cách biểu cảm.
Ở giai đoạn về sau, thơ Lưu Quang Vũ trở nên trầm lắng. Thời gian đồng hiện thường hiện hữu trong nhiều khoảnh khắc suy tư, giúp nhà thơ hiểu ra chính tâm hồn mình. Lưu Quang Vũ cũng đã nhìn thấy sự đối lập nghiệt ngã giữa thời gian cuộc đời và thời gian ít ỏi mà con người sở hữu. Thức nhận rõ ràng nhất trong quan niệm thời gian của thi sĩ là thấy dòng đời biến động, thời gian trôi mau, mà trong đó, thời gian đời người chỉ là thoáng chốc, sự có mặt của con người trước thời gian chỉ là một tồn tại ước lệ: Đường xa lắm mà đời người thật ngắn (Em - II).
Suy tư về thời gian của thi sĩ đã chuyển hóa thành suy tư về kiếp người.
Đây cũng là cảm xúc đem lại tính nhân bản cho thơ Lưu Quang Vũ. Nhịp độ thời gian trong thơ Lưu Quang Vũ vì thế mà cũng trở nên khắc khoải hơn.
Chương 3