Chương 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ 31 2.1. Thời gian vật lý và những tương quan
3.2. Không gian cƣ trú
3.2.2. Không gian cuộc sống đời thường
Sự đắm đuối cũng là một lăng kính để Lưu Quang Vũ nhìn ngắm cuộc đời thực trước khi tái hiện nó vào trong thơ. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, có thể thấy cuộc sống đời thường hiện ra với tất cả những màu vẻ sinh động trong những không gian đa chiều của nó.
Lưu Quang Vũ là người con Hà Nội, mảnh đất thân thuộc đã được ông đƣa vào không gian thơ một cách nhuần nhị, tự nhiên ngay từ những bài thơ đầu tay. Hà Nội - Vườn trong phố - là dấu hiệu không gian đô thị đầu tiên trong thơ Lưu Quang Vũ. Nhưng ở những cảm nhận ban đầu, không gian Hà Nội vẫn hoàn toàn mang vẻ bình yên đến mơ màng. Hình nhƣ tấn kịch chiến tranh lúc ấy chƣa đến hồi khủng khiếp nhất hay tâm hồn còn quá trong trẻo mà nhà thơ vẫn cảm nhận một không gian hết sức êm ả, một Hà Nội mang vẻ dịu dàng: Năm đánh Mĩ gian truân/ Qua một ngày vất vả/ Hà Nội vẫn dành ta/ Trọn chiều hương êm ả/ Từng ngọn cỏ hơi mưa/ Có đời ta ở đó (Chiều, 1967). Lưu Quang Vũ có khả năng tập hợp nhiều chi tiết tưởng chừng không nhiều ý nghĩa để làm thành một thông điệp tự nhiên, thơ không dụng công mà vẫn khiến người ta nhận ra tình điệu gửi gắm. Chẳng hạn như mấy nét phác thảo:
Nắng rung rinh khắp ngả đường Hà Nội Còi báo yên vừa thổi
Chuông tàu đã leng keng…
(Chưa bao giờ, 1967)
đã đủ để gọi về khung cảnh yên bình. Những chi tiết bình thường, gần gũi qua cảm xúc của thi sĩ bỗng trở nên độc đáo, khác lạ, có vang động, hình nét rõ ràng:
Tiếng bắp cải nặng vai tròn kĩu kịt Tiếng guốc lanh canh, tiếng cười ríu rít
(Trên cầu Long Biên)
Thơ Lưu Quang Vũ có rất nhiều con phố, hầu như không có tên, có lẽ bởi chúng thân quen quá, nhà thơ gọi chung là “Phố ta”. Thiên nhiên trong phố nhỏ mang vẻ trầm mặc, đƣợc đan dệt bởi nhiều chi tiết: lá cơm nguội rụng đầy, những cây táo nở hoa, con đường lát đá, những mái nhà ẩn hiện, sương chiều lãng đãng… Không gian đời thường ấy được ngắm nhìn bằng
con mắt hồn hậu yêu thương, trở nên gần gũi. Hình ảnh con người hiện ra ấm áp, gợi cảm giác bình yên (chị thợ may, bác đưa thư , Bà giáo già về hưu ngồi dịch sách/ Dạy cậu con tiếng Pháp/ Suốt ngày chào: bông-giua),… và nhất là trẻ em “Thổi bay cao bong bóng xà phòng” làm sinh động cả con phố. Không gian phố còn là hình ảnh thu nhỏ của không gian đất nước trong những ngày biến động. Phố chìm trong bóng đêm, hoang tàn bởi chiến tranh: phố Cầu Gỗ tối đen lạnh buốt, phố Khâm Thiên ngổn ngang chết chóc - Tối đen thành phố đêm lưu lạc. Lưu Quang Vũ có biệt tài trong việc mở rộng trường liên tưởng, giúp tô đậm hình ảnh. Hà Nội và phố bỗng trở thành không gian im lìm:
Phố Hàng Buồm không còn một cánh buồm Phố Hàng Lƣợc chẳng còn ai bán lƣợc Phố Hàng Bạc những người thợ bạc Đã chết cùng đêm hội ngày xƣa
(Không đề)
Chỉ còn những “Khu nhà vắng trẻ em”, đây mới là sự trống rỗng lớn nhất mà những cuộc chiến để lại. Cảm xúc thơ, trước hết cất lên từ nỗi đau của con người, vì thế mang lại giá trị nhân bản, và chỉ có nhà thơ mới nhận ra hình ảnh này: Những trái dâu da trên thềm không ai nhặt/ Nhƣ những trẻ con bị bỏ rơi lăn lóc (Mấy đoạn thơ).
Có lúc nhà thơ lại miêu tả con người như rơi xuống đáy sâu của sự thất vọng: Ba đứa da vàng ngồi uống rượu/ Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu.
Những con phố xô lệch trong không gian bất ổn lúc này đã hiện ra cụ thể, nhƣ nỗi đau có thật, không thể quay mặt của con người thời đổ nát. Bằng dự cảm hậu chiến, cộng thêm những đổ vỡ niềm tin trong cuộc sống riêng, Lưu Quang Vũ buồn nản:
Thành phố thời anh mười bảy tuổi Viển vông cay đắng u buồn
Đó là tâm thế khác biệt so với đương thời, Lưu Quang Vũ vì thế mà đã có một số phận thơ đặc biệt.
Một không gian quen thuộc trong thơ Lưu Quang Vũ là không gian căn phòng. Không gian này hiện hữu trong thơ ông nhiều ở giai đoạn sáng tác về sau. (Lần đầu xuất hiện, thực ra nó chỉ làm nền cảnh trống trải cho một sự chia ly, đó là không gian gợi sự thất vọng đến tội nghiệp: Phòng anh chẳng có gì ăn đƣợc (Từ biệt). Nó khác biệt hoàn toàn với những không gian gió lộng- không gian tâm hồn mà thi sĩ hằng khát vọng. Nhà thơ đã chua xót “Em không màng những ngọn gió anh trao”…). Không gian căn phòng trở lại trong thơ ông, nhƣng không còn trống trải. Đƣợc trang hoàng bởi tình yêu, không gian trở nên sinh động, rộng rãi không ngờ mà cũng thật ấm áp. Lưu Quang Vũ có cách gọi riêng - “không gian của anh và em”. Đó là không gian lý tưởng vì người ta có thể “ vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống”
(Nhà chật). Không gian ấm áp này cũng thường xuất hiện trong không gian thơ người bạn đời của ông:
Căn phòng con riêng của chúng mình … Sách trên giá và thơ trong trí nhớ
(Xuân Quỳnh)
Lần đầu tiên trong tình yêu, cái tôi được nếm trải cảm xúc đời thường thân thuộc: “Phiên chợ xanh non màu rau diếp/ Tiếng trẻ cười, tiếng chim hót xa xa” (Không đề). Không còn lạc lõng bơ vơ giữa khung trời nổi gió, tâm hồn nhà thơ bình yên trong không gian tổ ấm tình yêu bé nhỏ: “Ô cửa nhỏ treo tranh và phơi áo/ Ta chỉ có mấy thước vuông cho hạnh phúc của mình”
(Nhà chật). Không gian bình thường nhưng bình yên này không kém lãng mạn bởi thi sĩ vẫn luôn dồi dào năng lực trực cảm và tưởng tượng. Đây là một phẩm tính như “bẩm sinh” của Lưu Quang Vũ:
Ngủ đi em ơi gian phòng nhỏ nhƣ thuyền
(Thơ ru em ngủ)
Với những tâm hồn đã nhiều bất hạnh, nhu cầu yêu thương càng thường trực và cũng luôn âu lo trước dòng đời, Lưu Quang Vũ muốn định vị chắc chắn bến đậu bình yên của mình nhƣ đã từng bày tỏ: Anh chẳng cần những lâu đài lạnh giá / chỉ tin nơi nào có em đến ở. Không gian tồn tại nhờ những chi tiết bé nhỏ nhưng có mối tương giao quấn quýt - ngọn đèn, trang sách, khung cửa mƣa rơi… (Em - II). Không gian đó đủ cho thi sĩ “sống với đời thường và sống cùng giấc mơ phía trước”. Với Lưu Quang Vũ, khi ấy, đời thường đã là một giấc mơ kỳ diệu.