Đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại một số nông trường - Tổng công ty cao su Đồng Nai (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3. Đề xuất các giải pháp

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các yếu tố thực tiễn quản trị nguồn nhân lực tác động tích cực đến sự thỏa mãn trong công việc. Trên cơ sở đó, gợi ý cho các nhà quản trị trong việc xây dựng và phát triển thực tiễn quản trị nguồn nhân lực thúc đẩy các hành vi tích cực của người lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời góp phần duy trì, thu hút nguồn nhân lực. Từ các kết quả đóng góp của nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp theo những định hướng cụ thể sau:

3.1 Giải pháp về cải thiện chính sách trả công lao động

− Theo đánh giá của người lao động mức lương chỉ ở mức trung bình vừa đủ trang trải cho các nhu cuộc sống hằng ngày. Do vậy công tác trước mắt cho chính sách tiền lương là phải điều chỉnh đơn giá tiền lương ở mức hợp lý. Căn cứ vào mặt bằng lương chung ở khu vực và các doanh nghiệp cùng ngành để điều chỉnh mức lương, các khoản phụ cấp hợp lý, đồng thời cũng cần chú ý đến biến động về mặt bằng giá cả trên thị trường ở từng thời điểm.

− Doanh nghiệp là đơn vị doanh nghiệp nhà nước nên việc thực hiện chính sách tiền lương cũng bị ảnh hưởng nhất định, chưa mạnh dạn trả lương cho những người thực sự có đóng góp, không tạo được động lực kích thích người lao động. Vì vậy công ty vẫn nên tiếp tục duy trì việc trả lương theo hai phần: phần cứng và phần mềm. Tuy nhiên hàng tháng người lao động được trả lương theo 1 phần cố định và hàng quý, hàng năm dựa vào kết quả làm việc và dự đoán mức lợi nhuận để chi trả phần lương tăng thêm chứ không như hiện này những tháng đầu năm lương rất có khi người lao động không đủ sống dồn hết vào những tháng cuối năm để chi trả.

Như vậy thu nhập của người lao đông sẽ ổn định hơn sẽ kích thích các nhân viên làm việc tích cực hơn không còn sự so sánh giữa các bộ phận hay giữa các đơn vị ngoài khác.

− Đối với các bô phận làm việc trong điều kiện độc hại phải có chế độ phụ cấp độc hại, các Nông trường nên ký hợp đồng với các đơn vị bên ngoài để chuẩn bị các bữa ăn trưa nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động.

− Thực hiện chính sách khoán các công cụ, dụng cụ cho người lao động trong năm theo tháng hoặc quý có thể bằng hiện vật hoặc bằng tiền để họ tự mua, như vậy sẽ chủ động hơn trong công việc, không phải đợi chờ cơ chế xin-cấp phát.

− Mặt dù doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến sức khỏe người lao động, xây dựng các trạm y tế tại các đơn vị, hàng năm còn đều có đội ngũ các y bác sĩ về tận các Nông trường để khám định kỳ cho người lao động nhưng xem ra công tác này không mấy hiệu quả, người lao động không muốn đến do không tin tưởng và không

thỏa mái vì bị bắt buộc phải đi, vì vậy cần phải quan tâm đầu tư thêm các kỹ năng, kiến thức cho các y bác sĩ làm việc tại Bệnh viện cũng như tại các trạm y tế ở các Nông trường.

3.2 Giải pháp để duy trì, cải thiện quan hệ lao động

− Doanh nghiêp cần chú trọng, khuyến khích giao tiếp trong tổ chức, trong đó đẩy mạnh việc trao đổi thông tin hỗ trợ lẫn nhau giữ các bộ phận tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành công việc của tổ chức. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp thông tin hai chiều giữa cấp và cấp dưới giúp nhân viên có đầy đủ thông tin để thực hiện công việc và khi gặp những khó khăn, vướng mắc họ có thể nhận được sự hướng dẫn kịp thời của cấp trên giúp họ cải tiến và thực hiện công việc tốt.

− Tổ chức cần xây dựng bầu không khí làm việc hòa đồng, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau khi cần thiết trong tập thể nhân viên nhằm tạo ra nét văn hóa liên kết.

− Ban lãnh đạo cần quan tâm đến vấn đề cá nhân của nhân viên như thường xuyên thăm hỏi về sức khỏe, gia đình, quan sát biểu hiện của người lao động… để tìm ra những vướng mắc, khó khăn mà người lao động đang gặp phải từ đó để có những cách giải quyết để không ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.

− Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ, thể thao giao lưu giữa các bộ phận, đơn vị Nông trường…xây dựng được mối quan hê gần gũi, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa rèn luyện tinh thần đoàn kết trong nội bộ.

− Hàng năm vào mùa cao su rụng lá các Nông trường nên tạo điều kiện thêm hỗ trợ tổ chức tham quan, du lịch cho người lao động như hỗ trợ về xe. Đồng thời, vào các ngày lễ như 8/3, 20/10,… Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn Thanh niên phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu như thi karaoke, nấu ăn,… để xây dựng được mối quan hệ tốt trong công tác.

− Đảm bảo tính công bằng, nhất quán trong việc xây dựng các chính sách quản trị như chính sách động viên – lương, thưởng, phúc lợi,…nhằm tạo ra động lực kích

thích, động viên nhân viên do bởi nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá, khen thưởng xứng đáng với công sức nổ lực đã bỏ ra. Tính công bằng trong nội bộ doanh nghiệp sẽ tạo tâm lý tích cực, thỏa mãn với công việc và gia tăng cam kết gắn bó với tổ chức. Ngược lại sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực, làm giảm tinh thần hợp tác, hỗ trợ, bất mãn, phản ứng lại và có thể bỏ việc.

− Nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đến công tác nhân sự như luật lao động, pháp lệnh về hợp đồng, giải quyết các chế độ chính sách…để đảm bảo lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp

3.3 Giải pháp về hoàn thiện công tác tuyển dụng

− Một trong hạn chế của công ty là nhiều khi công tác tuyển dụng nhân sự dựa trên nhu cầu phát sinh nên mang tính thụ động. Với phương pháp tuyển dụng như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bị động trong thu hút ứng viên do nhu cầu cần gấp.

− Tăng cường uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, có lợi thế là một doanh nghiệp nhà nước đã đảm bảo an toàn về mặt việc làm, vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm,… cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong và ngoài nước có cơ sở để cải thiện môi trường làm việc, chính sách phúc lợi …thu hút người lao động làm việc cho doanh nghiệp vì viễn cảnh về tương lai ở đó tốt hơn so với các doanh nghiệp khác.

− Tổ chức quảng bá rộng rãi việc tuyển dụng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng… nhằm thu hút rộng rãi người lao động chứ như hiện nay tại doanh nghiệp việc tuyển dụng mang tính chất nội bộ, chỉ những người bên trong doanh nghiệp mới biết đến thông tin tuyển dụng.

3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác huấn luyện-đào tạo

− Các chính sách trong công ty cần được thông báo đầy đủ, rõ ràng giúp họ hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với tổ chức, từ đó thu hút sự quan tâm nhiều hơn của họ đối với tổ chức.

− Với trình độ phát triển như hiện nay, doanh nghiệp cần tạo điều kiện cho người lao động được học tiếp lên các cấp độ cao hơn để cải thiện trình độ chung của doanh nghiệp và cũng nhằm tiếp bước cơ hội để thăng tiến. Hàng năm doanh nghiệp gửi nhiều đối tượng lao động tham gia các lớp ngắn hạn, dài hạn để nâng cao trình chuyên môn cũng như về chính trị. Chính vì thế doanh nghiệp cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng về đối tượng nào được cơ quan cử đi học chứ không phải cho đi theo cảm tính và thông thường lao động trực tiếp sẽ là đối tượng được chọn cuối cùng như cách làm của doanh nghiệp hiện nay, bên cạnh đó cần có kế hoạch chuẩn bị nguồn kinh phí cho huấn luyện-đào tạo từ lợi nhuận hay trích từ các quỹ khen thưởng, phúc lợi khác… và phải được hạch toán, quản lý 1 cách có hiệu quả. Đồng thời, phải đánh giá đến tính hiệu quả của việc đào tạo đem lại cho doanh nghiệp từ các khóa học.

− Phát triển các chương trình đào tạo có hiệu quả hơn dựa trên việc thu thập các thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Đồng thời cần chú ý công tác đào tạo cho một nhóm đối tượng chuyển qua bộ phân khác làm việc khi không đủ sức tham gia lao động ở các công việc nặng nhọc.

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại một số nông trường - Tổng công ty cao su Đồng Nai (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)