CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.3 Tác hại của túi nylon không phân hủy sinh học
Túi nylon gây ô nhiễm vô cùng lớn đối với môi trường sống, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người và động, thực vật, gây nên những tác hại rất khủng khiếp đối với môi trường hiện tại và tương lai vì túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, có khi lên tới hàng trăm năm, đe dọa nghiêm trọng sự sống trên trái đất dai dẳng nhiều thế kỷ. Từ đó, túi nylon gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế- xã hội, văn hóa du lịch,… của cả một đất nước.
PGS.TS Trần Văn Sung, nguyên viện trưởng Viện Hóa học cho biết, trước đây, viện này đã cho kiểm nghiệm hai mẫu thìa nhựa (loại nhựa cao cấp hơn để làm túi nilon).
Kết quả cho thấy, hàm lượng chì (26mg/kg), cadimi (1mg/kg) và các chất độc khác cao gấp nhiều lần mức cho phép. Khi quan sát bằng kính hiển vi, các chuyên gia còn phát hiện có carbonat được trộn lẫn với hàm lượng trên 20%, trong khi đó mẫu của nước ngoài là 0%. Carbonat có nhiều trong sản phẩm sẽ làm tăng thêm hàm lượng kim loại nặng. Trong các loại thìa trên còn có nhiều ô rỗng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, nếu túi nilon và đồ đựng thức ăn nhựa làm từ rác thải y tế thì nguy cơ độc hại và nhiễm bệnh sẽ cao gấp nhiều lần.
Đối với môi trường không khí:
Theo Viện đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm, việc sản xuất 2 túi nylon sẽ tạo ra 1,1g chất làm ô nhiễm không khí, góp phần gây ra mưa axit và sương khói.
Trong suốt quá trình sản xuất túi nylon sẽ sinh ra khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí.
Đối với môi trường nước:
Sau khi sử dụng, một phần túi nylon con người thường vứt bừa bãi túi nylon
ra kênh, rạch, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước và mất cảnh quan thiên nhiên.
Đồng thời gây tác hại rất lớn đến sức khỏe những người sử dụng nguồn nước từ sông ngòi, hay các sinh vật sống tại đây.
Túi nylon còn gây ngẹt cống rãnh, sông ngòi, ngăn cản hệ thống thoát nước gây ùn tắc và hiện tượng ngập lụt. Đồng thời túi nylon gây tù đọng, là nơi trú ẩn của ruồi muỗi sinh bệnh tật.
Trong môi trường biển, rác nylon phủ đáy biển, với đặc tính khó phân hủy nó khiến cho vùng biển đó trở thành vùng biển chết
.
Đối với môi trường đất:
Túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, có khi lên tới hàng trăm năm, vì vậy ngăn cản sự sống của các vi sinh vật trong đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, làm cho đất ở khu vực chứa nhiều nylon ngày càng mất đi độ dinh dưỡng và trở thành vùng đất chết hoặc gây xói mòn đất do nylon ngăn cản oxy đi qua.
Ngoài ra, trong môi trường nóng ẩm, nylon là môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi gây ô nhiễm cho môi trường và sinh bệnh tật.
Ở vùng đồi núi, túi nylon làm giảm độ dinh dưỡng của đất, cây cối giảm thiểu . Từ đó, gây hiện tượng xói mòn và lở đất.
Đối với động vật:
Túi nylon gây hại đối với động vật : - Gây ô nhiễm môi trường sống của chúng - Gây ô nhiễm thức ăn và sinh bệnh tật
- Ăn phải túi nylon và chết do không tiêu hóa được.
Rất nhiều túi nylon rải rác quanh môi trường sống của động vật trên cạn. Và điều hiển nhiên rằng chúng dễ ăn phải túi nylon và chết. Tại Ấn Độ, có trường hợp bác sỹ thú y phải mổ dạ dày của một con bò và lôi ra 46kg túi nylon trong dạ dày của nó. Có khoảng 100 con bò chết mỗi ngày tại Ấn Độ.
Đối với con người:
Những tác hại của túi nylon đối với sức khỏe con người là những tác hại nghiêm trọng nhất. Quá trình sản xuất túi nylon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc. Túi nylon gây ô nhiễm môi trường đất, nước, đưa nhiều chất độc hại vào môi trường sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của động vật, thực vật và con người, gây ra các bệnh thần kinh, ung thư, phổi,….
Túi nylon làm cho cống rãnh ngẹt, gây tù đọng nước, tạo ra nhiều vi khuẫn lan truyền gây viêm não, ký sinh trùng, muỗi gây bệnh và đáng lưu ý nhất là bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Đối với kinh tế- xã hội:
Tác hại nghiêm trọng đối với cảnh quan, môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch- một ngành là ngành kinh tế mũi nhọn của một số nước.
Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ, ý thức người dân đối với việc xử lý rác, túi nylon còn chưa cao, nên tình trạng túi nylon tràn ngập mọi nơi đã gây những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng:
Năm 2005, tại Thành phố Mumbai Ấn Độ, đã xảy ra trận lũ lụt nặng nề khiến cho 1000 thương vong, tổn thất vô cùng đau lòng và họ đã cho rằng đó là do túi nylon
(The Asian News, 2005). Túi nylon đã làm nghẹt cống rãnh ngăn cản sự thoát nước của thành phố qua các hệ thống cống ngầm.
Ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, túi nylon là một vấn nạn vô cùng lớn, đó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra những tổn hại khủng khiếp về sức khỏe, môi trường sống, kinh tế,…. Trong quá khứ, đến hiện tại và trở thành một hiểm họa khôn lường không thể kiểm soát nổi vào tương lai nếu như chúng ta không biết dừng lại, kiểm soát chúng từ bây giờ.