CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện.
- Ưu điểm: người trả lời dễ tiếp cận, ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998), lý do quan trọng khiến người ta sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất là tính tiết kiệm về chi phí và thời gian. Về mặt này thì phương pháp chọn mẫu phi xác suất vượt trội so với chọn mẫu xác suất. Chọn mẫu xác suất không phải lúc nào cũng đảm bảo tính chính xác và trong một số trường hợp chọn mẫu xác suất là không thể thực hiện được.
- Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Cành (2007) cho rằng chọn mẫu phi xác suất là dễ phác thảo và thực hiện nhưng nó có thể cho kết quả sai lệch bất chấp sự phán đoán của chúng ta, do ngẫu nhiên nên có thể chúng không đại diện cho tổng thể.
- Nhược điểm: Tuy nhiên hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp chọn mẫu phi xác suất là sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu.
Cụ thể, nghiên cứu thực hiện khảo sát là các đối tượng người dân đã từng mua TNLTHSH đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh .
3.3.1 Quy trình khảo sát
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát
Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sat. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước
lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 20 biến đo lường, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 20 x 5 = 100. Để đạt được tối thiểu 100 mẫu nghiên cứu, tác giả đã gửi 200 bảng câu hỏi đến khách hàng mua bao bì phân hủy sinh học khu vực Tp.HCM.
Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng
Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời
Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng
Đã có 200 phiếu điều tra được thu nhận, trong đó có 04 phiếu bị loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 196 phiếu.
Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS
3.3.2 Mã hóa dữ liệu:
STT MÃ
HÓA DIỄN GIẢI
A - Yếu tố thành phần giá trị xã hội
1 XH1 Anh/chị cảm thấy khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học là để bảo vệ môi trường sống của xã hội
2 XH2 Sản phẩm bao bì phân hủy sinh học được xã hội chấp nhận
3 XH3 Anh/chị được cải thiện hình ảnh trước bạn bè, đồng nghiệp khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học (thân thiện với môi trường)
B – Yếu tố thành phần giá trị chất lượng
4 CL1 Sản phẩm tự phân hủy rất tốt trong tự nhiên 5 CL2 Sản phẩm có màu sắc rất đẹp
6 CL3 Sản phẩm có kiểu dáng rất phù hợp 7 CL4 Sản phẩm rất chắc chắn
C – Yếu tố thành phần giá trị nhân sự
8 NS1 Nhân viên bán hàng phục vụ anh/chị kịp thời 9 NS2 Nhân viên bán hàng lịch sự, thân thiện với anh/chị.
10 NS3 Nhân viên bán hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ anh/chị
11 NS4 Nhân viên bán hàng có đủ kiến thức để tư vấn cho anh/chị D – Yếu tố thành phần giá trị tính theo giá cả
12 GC1 Sản phẩm có giá cả phù hợp với chất lượng
13 GC2 Sản phẩm có giá phù hợp với thu nhập của anh/chị
14 GC3 Sản phẩm có giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm bao bì truyền thống (không tự hủy hoặc rất khó phân hủy)
E – Yếu tố thành phần giá trị cảm xúc
15 CX1 Anh/chị thích những sản phẩm bao bì phân hủy sinh học
16 CX2 Anh/chị cảm thấy thoải mái khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học
17 CX3 Anh/chị cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm bao bì phân hủy sinh học
F – Yếu tố thành phần ý định mua sắm của khách hàng
18 YD1 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó đáp ứng nhu cầu của anh/chị 19 YD2 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì nó phù hợp với khả năng của
anh/chị
20 YD3 Anh/chị có ý định mua sản phẩm vì đem lại sự an tâm cho anh/chị Bảng 3-1 Bảng mã hóa dữ liệu