CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Các yếu tố khía cạnh công việc và WIF
2.3.1 Các yếu tố khía cạnh công việc tác động đến WIF
Thời gian là nguyên nhân đầu tiên quan trọng của WFC. Giả thuyết này dựa trên quan điểm thời gian là nguồn lực có giới hạn. Thời gian dành cho công việc nhiều sẽ làm giảm bớt thời gian dành cho các hoạt động gia đình nên làm tăng WIF.
Số lƣợng và tần suất tăng ca cũng có tác động đến WIF (Greenhaus và Beutell, 1985; Frone và cộng sự, 1997; Lingard và Francis, 2007b). Kết quả nghiên cứu của Sabil và Marican (2011) cũng ủng hộ điều này khi chứng minh độ dài thời gian làm việc có ảnh hưởng đến WIF.
Căng thẳng trong công việc có thể liên quan đến WFC nhƣ: thay đổi môi trường làm việc, sự tham gia vào các hoạt động không chuyên, căng thẳng trong giao tiếp tại công ty hoặc sự tập trung tinh thần quá mức do yêu cầu công việc (Burke và cộng sự, 1980, trích tại Greenhaus và Beutell, 1985). Kết hợp giữa lý thuyết của Greenhaus và Beutell (1985) và mô hình của Frone và cộng sự, (1997), Lingard và Francis (2007b) đề nghị Căng thẳng ở khía cạnh công việc gồm hai biến là Chai lỳ cảm xúc (Emotion Exhaustion) và Quá tải công việc (Subjective quantitative workload). Hai yếu tố này gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi cho cá nhân tại nơi làm việc. Jones và Butler (1980) (trích tại Greenhaus và Beutell, 1985) đã
chỉ ra công việc không quan trọng, làm theo qui trình và không có thử thách làm cho nhân viên chán nản, căng thẳng và do đó làm tăng WIF. Sự xâm lấn cảm xúc tiêu cực từ công việc đến gia đình cũng tạo ra WIF (Greenhaus và Beutell, 1985).
Kết quả nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b) đã chứng minh Chai lỳ cảm xúc
và Quá tải công việc có ảnh hưởng cùng chiều với WIF và điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của Frone và cộng sự (1997).
Một nghiên cứu khác của Fu và Shaffer (2001) xác định các biến khía cạnh công việc có tác động mạnh đến WIF. Trong đó, Xung đột trong công việc, Quá tải công việc, và Thời gian dành cho công việc được trả lương là ảnh hưởng đặc biệt khi giải thích cả hai dạng xung đột theo thời gian và căng thẳng.
Nghiên cứu của Boyar và cộng sự (2008) về tác động của nhu cầu công việc và gia đình đến WFC cũng cho kết quả Xung đột vai trò công việc có thể dẫn đến WIF. Đây là biến quan trọng tác động đến thái độ của nhân viên về công việc, có thể đƣợc xác định dễ dàng hơn và liên quan với mức độ xung đột trải qua trong công việc.
Bảng 2.3. Tóm tắt các yếu tố khía cạnh công việc tác động lên WIF Các tác giả
Các yếu tố
Frone và cộng sự (1997)
Lingard và Francis, (2007b)
Fu và Shaffer (2001)
Boyar và cộng sự (2008)
Căng thẳng công việc X
Quá tải công việc X X X
Thời gian dành cho công việc X X X
Chai lỳ cảm xúc X
Xung đột vai trò công việc X X
Dựa vào bảng 2.3 tóm tắt các yếu tố khía cạnh công việc tác động đến WIF, Thời gian dành cho công việc, Quá tải công việc là các yếu tố đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra (Frone và cộng sự, 1997; Fu và cộng sự, 2001; Lingard và Francis, 2007b). Ngoài ra, yếu tố Chai lỳ cảm xúc (Lingard và Francis, 2007b) cũng đƣợc xem nhƣ một dạng của Căng thẳng công việc (Frone và cộng sự, 1997) và là kết quả của Xung đột công việc (Fu và cộng sự, 2001; Boyar và cộng sự, 2008). Chai lỳ cảm xúc có tác động tiêu cực đến đời sống gia đình của nhân viên và nó lan truyền đến những thành viên khác trong gia đình (Westman và cộng sự
(2001), (trích dẫn tại Lingard và Francis, 2007b). Nhƣ vậy, các yếu tố khía cạnh công việc đƣợc lựa chọn để dự đoán cho WIF gồm: Thời gian dành cho công việc, Quá tải công việc và Chai lỳ cảm xúc.
2.3.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố khía cạnh công việc tác động đến WIF Thời gian dành cho công việc:
Thời gian dành cho công việc là số giờ mà một người dành để giải quyết các trách nhiệm liên quan đến công việc mỗi tuần. Thời gian này có thể bao gồm thời gian làm việc chính thức và thời gian làm việc ngoài giờ hoặc thời gian dành để giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc phát sinh ngoài thời gian làm việc chính thức tính trung bình mỗi tuần. Thời gian dành cho công việc đƣợc đo bằng số giờ làm việc trung bình mỗi tuần.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng thời gian làm việc dài có liên quan nghịch chiều với sự tham gia vào gia đình (Greenhaus và Beutell, 1985; Frone và cộng sự, 1997; Lingard và Francis, 2007b; Fu và Shaffer, 2001; Sabil và Marican, 2011). Do đó, tác giả đề nghị giả thuyết nhƣ sau:
H1a: Thời gian dành cho công việc có tác động cùng chiều đến WIF.
Quá tải công việc:
Quá tải công việc là nhận thức chủ quan của cá nhân rằng anh ta/ chị ta có quá nhiều việc để làm trong cùng thời gian. Major và cộng sự (2002) (trích dẫn tại Lingard và Francis, 2007b) đề nghị rằng quá tải xảy ra khi lƣợng công việc vƣợt khỏi khả năng giải quyết của cá nhân (theo nhận thức của họ). Hơn nữa, một người có thể trải qua quá tải công việc, thậm chí khi công việc đƣợc hoàn thành đúng hạn.
Về điều này, sự đánh giá chủ quan về quá tải liên quan nhiều với sự đánh giá khả năng của một người có đáp ứng được các nhu cầu, và do đó nó liên quan đến nhận thức hơn là đo lường quá tải thực sự khách quan. Do đó, tác giả đề nghị giả thuyết Quá tải công việc có tác động đến WIF.
H1b: Quá tải công việc có tác động cùng chiều đên WIF.
Quá tải công việc đƣợc đo bằng thang đo của Caplan (1981) (trích tại Nguyễn Lệ Huyền, 2012)
Chai lỳ cảm xúc:
Chai lỳ cảm xúc đƣợc hiểu là nhân tố cốt lõi của sự mệt mỏi, kiệt sức ở nhân viên theo Maslach và cộng sự (1996) (trích dẫn tại Lingard và Francis, 2007b). Chai lỳ cảm xúc phản ánh cảm giác nguồn lực bị rút hết và sự kiệt sức liên quan tới công việc của một người. Như thế, nó có thể là một dạng của căng thẳng công việc.
Nghiên cứu trước đây đề nghị rằng Chai lỳ cảm xúc có thể có tác động nghịch chiều đến đời sống gia đình của nhân viên. Do đó, tác giả đề nghị giả thuyết Chai lỳ cảm xúc tác động đến WIF.
H1c: Chai lỳ cảm xúc có tác động cùng chiều đến WIF.
Chai lỳ cảm xúc đƣợc đo bằng thang đo MBI-GS của Maslach (1996).
Từ các giả thuyết đã đƣa ra, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị gồm các yếu tố khía cạnh công việc tác động đến WIF