CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu
3.2.2 Các biến khía cạnh công việc
Thời gian dành cho công việc: ký hiệu là TW, là số giờ mà một người dành để giải quyết các trách nhiệm liên quan đến công việc trung bình mỗi tuần. Đây là biến định lượng, được xác định bằng cách nhờ người tham gia khảo sát trả lời câu hỏi:
Thời gian các chị làm việc trung bình trong 1 tuần làm bao nhiêu giờ?
Quá tải công việc: ký hiệu là WL, sử dụng thang đo của Caplan (1981) (trích tại Nguyễn Lệ Huyền, 2012) gồm 11 biến quan sát đo lường sự quá tải trong công việc của nhân viên. Thang đo này tập trung vào sự cảm nhận về sự quá tải trong công việc của một cá nhân, mô tả sự cảm nhận về tốc độ và khối lƣợng công việc.
Các câu trả lời đƣợc cho điểm trên thang đo Likert 7 điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý).
Kết quả nghiên cứu sơ bộ:
Sau khi thảo luận tay đôi, thang đo đƣợc điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp.
Đánh giá định lƣợng sơ bộ cho kết quả giữ nguyên 11 biến quan sát nhƣ bảng 3.2.
Bảng 3.1. Thang đo Xung đột công việc – gia đình (WFC) Biến quan sát Xung đột công việc – gia đình (WIF)
WIF1 Yêu cầu công việc ảnh hưởng đến đời sống gia đình của các chị.
WIF2 Các chị khó làm tròn trách nhiệm gia đình vì lƣợng thời gian dành cho công việc quá nhiều.
WIF3 Do yêu cầu công việc, các chị không thể làm những công việc cần làm ở nhà.
WIF4 Áp lực công việc làm cho các chị khó hoàn thành trách nhiệm gia đình.
WIF5 Các chị phải thay đổi kế hoạch cho các hoạt động gia đình vì các nhiệm vụ trong công việc.
Biến quan sát Xung đột gia đình – công việc (FIW)
FIW1 Yêu cầu trong gia đình ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến công việc của các chị.
FIW2 Các chị phải bỏ dỡ việc ở công ty vì yêu cầu của gia đình.
FIW3 Các chị không thể thực hiện những công việc cần làm ở công ty vì yêu cầu của gia đình .
FIW4 Cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến trách nhiệm công việc như đi làm đúng giờ, hoàn thành nhiệm vụ hằng ngày và làm việc ngoài giờ.
FIW5 Căng thẳng liên quan đến gia đình ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành trách nhiệm công việc.
Bảng 3.2. Thang đo Quá tải công việc
Biến quan sát Nội dung
WL1 Các chị đang đảm trách quá nhiều nhiệm vụ hay dự án.
WL2 Các chị đƣợc giao quá nhiều công việc cùng một thời gian.
WL3 Các chị tham gia quá nhiều các cuộc họp trong thời gian làm việc.
WL4 Các chị có quá ít thời gian để hoàn thành các công việc đƣợc yêu cầu.
WL5 Các chị cảm thấy công việc đƣợc yêu cầu là quá cao.
WL6 Các chị đƣợc yêu cầu phải hoàn thành quá nhiều công việc.
WL7 Các chị có quá ít thời gian để suy nghĩ và giải quyết công việc.
WL8 Các chị luôn cảm thấy mình không có đủ thời gian để làm hết công việc của mình.
WL9 Các chị đƣợc kỳ vọng sẽ thực hiện quá nhiều công việc.
WL10 Các chị phải gọi/ nhận quá nhiều cuộc điện thoại hay gặp gỡ quá nhiều đối tác/ khách hàng trong ngày.
WL11 Các chị cảm thấy công việc luôn là một nhiệm vụ quá lớn phải hoàn thành
Chai lỳ cảm xúc: Sử dụng thang đo Maslach Burnout Inventory Gerneral Servey (MBI - GS) của Maslach (1996) (trích dẫn tại Lingard và Francis, 2007b).
Thang đo này đƣợc phát triển từ thang đo MBI –HSS vốn chỉ đƣợc sử dụng cho những người làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng. Trước nhu cầu đo lường Chai lỳ cảm xúc và Kiệt sức ở những các nhóm thuộc ngành nghề khác, MBI – GS đã đƣợc phát triển để đo lường mối quan hệ giữa người được phỏng vấn với công việc nói chung đã làm họ kiệt sức. MBI – GS có ba thang đo phụ là Exhaustion, Cynicism và Professional Efficacy. Các câu trả lời đƣợc cho điểm trên thang đo Likert 7 điểm từ 1 (không bao giờ) đến 7 (rất thường xuyên).
Kết quả nghiên cứu sơ bộ:
Sau khi thảo luận tay đôi và tiếp thu góp ý của giáo viên hướng dẫn, có một số nhóm biến trùng lấp ý nghĩa:
Nhóm 1: “Các chị có thể giải quyết vấn đề xảy ra trong công việc một cách hiệu quả” và “Các chị tự tin rằng mình hoàn thành mọi việc hiệu quả tại nơi làm việc”. Nhóm 2: “Các chị bớt hứng thú với công việc hơn kể từ khi các chị bắt đầu vị trí này” và “Các chị bớt nhiệt tình với công việc của mình hơn”
Trong từng nhóm biến trùng lấp ý nghĩa loại một biến và giữ lại một biến.
Hai biến đƣợc giữ lại là “Các chị tự tin rằng mình hoàn thành mọi việc hiệu quả tại nơi làm việc” và “Các chị bớt hứng thú với công việc hơn kể từ khi các chị bắt đầu vị trí này”.
Sau đó tiến hành phân tích định lượng sơ bộ với mẫu 50 người cho kết quả loại thêm 5 biến có hệ số Cronbach Anpha biến – tổng nhỏ hơn 0.3. Kết quả còn 9 biến nhƣ bảng 3.3 (xem phụ lục 5 - Đánh giá Cronbach Anpha sơ bộ).
Bảng 3.3. Thang đo Chai lỳ cảm xúc
Biến quan sát Nội dung
EE1 Các chị cảm thấy chai lỳ cảm xúc từ công việc của mình.
EE2 Các chị cảm thấy bị vắt hết sức lực sau một ngày làm việc.
EE3 Các chị cảm thấy mệt mỏi khi phải thức dậy đi làm mỗi buổi sáng.
EE4 Các chị cảm thấy vô cùng căng thẳng khi làm việc suốt ngày.
EE5 Các chị cảm thấy kiệt sức vì công việc của mình.
EE6 Các chị cảm thấy mình đang đóng góp hiệu quả cho hoạt động của công ty.
EE7 Các chị bớt hứng thú với công việc hơn kể từ khi các chị bắt đầu vị trí này.
EE8 Theo ý kiến cá nhân, các chị thấy mình làm việc rất tốt.
EE9 Các chị cảm thấy phấn khích khi đạt đƣợc thành tựu trong công việc.