CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4 Các yếu tố khía cạnh gia đình và FIW
2.4.1 Các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW
Thời gian dành cho gia đình là yếu tố đầu tiên trong các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW. Vai trò gia đình đòi hỏi mọi người dành một lượng lớn thời gian cho các hoạt động gia đình. Những người có gia đình trải qua FIW nhiều hơn những người chưa có gia đình. Những gia đình lớn mà người chồng dành hết thời gian cho công việc cũng tạo ra FIW cho người vợ vì phải dành nhiều thời gian để
H1a
H1b H1c Chai lỳ cảm xúc
Quá tải công việc Thời gian dành cho
công việc
WIF
chăm lo cho đại gia đình. (Greenhaus và Beutell, 1985). Thời gian dành chăm sóc gia đình nhiều sẽ chiếm hết thời gian dành cho các trách nhiệm công việc và làm tăng tác động của gia đình đến công việc (Sabil và Marican, 2011; Lingard và Francis, 2007b).
Lingard và Francis (2007b) tìm thấy yếu tố khía cạnh gia đình có tác động cùng chiều đến FIW là Căng thẳng quan hệ vợ/ chồng (Tension in relationship with spouse/ partner). Riêng Số con (Number of children) và Thời gian dành chăm sóc người phụ thuộc (Time off work to care for a dependent) không có quan hệ với FIW, theo lý giải của Lingard, có thể vì mẫu chọn phần lớn là nam giới ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khu vực gia đình. Greenhaus và Beutells (1982) cho rằng người vợ có định hướng công việc khác với chồng sẽ trải qua FIW mạnh. Sự bất đồng về vai trò gia đình giữa vợ chồng cũng tạo ra căng thẳng gia đình. Sự căng thẳng, xung đột và sự thiếu hỗ trợ trong gia đình sẽ gây ra FIW.
Nghiên cứu của Fu và Shaffer (2001) tìm thấy giữa các biến khía cạnh gia đình có Nhu cầu làm cha mẹ và Thời gian dành cho công việc nhà có tác động có ý nghĩa đến FIW. Những người làm cha mẹ trải qua FIW nhiều hơn những người chƣa làm cha mẹ. Gia đình có số con càng nhiều và càng nhỏ cũng trải qua FIW nhiều hơn (Herman và Gylstrom, 1977, trích tại Fu và Shaffer, 2001).
Boyar và cộng sự (2003, p.179) (trích tại Lingard và Francis, 2007b) tìm thấy thời gian dành cho gia đình có tác động đến FIW. Tác giả đã định nghĩa trách nhiệm gia đình rộng ra là “bổn phận chăm sóc những người là thành viên gia đình được công nhận chính thức hoặc không chính thức”. Boise và Neal (1996) (trích tại Lingard và Francis, 2007b) đề nghị trách nhiệm gia đình, không kể là trách nhiệm chăm sóc con cái hay những người phụ thuộc khác, làm tăng yêu cầu thời gian dành cho gia đình. Sự gắn kết về mặt thời gian này, ngƣợc lại, có tác động tiềm ẩn đến vai trò công việc của cá nhân.
Nghiên cứu của Boyar và cộng sự (2008) cũng đề nghị rằng các biến Tình trạng hôn nhân và Xung đột vai trò gia đình có thể dẫn đến FIW.
Bảng 2.4. Tóm tắt các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW Các tác giả
Các yếu tố
Frone và cộng sự (1997)
Lingard và Francis, (2007b)
Fu và Shaffer (2001)
Boyar và cộng sự (2008)
Căng thẳng quan hệ vợ chồng X X
Thời gian dành cho gia đình X X X
Nhu cầu làm cha mẹ X X
Số con X
Tình trạng hôn nhân X
Xung đột vai trò gia đình X
Theo bảng 2.4 tóm tắt các yếu tố khu vực gia đình tác động đến FIW, các biến đƣợc ủng hộ nhiều là Thời gian dành cho gia đình, Căng thẳng quan hệ vợ chồng và Nhu cầu làm cha mẹ. Sự có mặt của những đứa con trong gia đình đòi hỏi trách nhiệm làm cha mẹ cao hơn, do đó làm tăng Nhu cầu làm cha mẹ, dẫn đến tăng FIW. Nhu cầu làm cha mẹ cũng phụ thuộc vào số con có mặt trong gia đình. Do đó, tác giả chọn yếu tố Số con thay cho yếu tố Nhu cầu làm cha mẹ. Thực tế tại Việt Nam, có nhiều gia đình nhiều thế hệ chung sống nên ngoài cha mẹ, con cái còn có ông bà, các cháu, … Do đó, Căng thẳng quan hệ vợ chồng đƣợc thay đổi là Căng thẳng quan hệ gia đình. Nhƣ vậy, các yếu tố khía cạnh gia đình đƣợc lựa chọn để dự đoán cho FIW gồm: Thời gian dành cho gia đình, Căng thẳng quan hệ gia đình và Số con.
2.4.2 Mô hình nghiên cứu các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW Thời gian dành cho gia đình:
Tương tự thời gian dành cho công việc, thời gian dành cho các hoạt động gia đình gắn với FIW. Theo xu hướng hiện đại khi cả vợ và chồng cùng đi làm thì trách nhiệm gia đình là vấn đề cần đƣợc xem xét. Trách nhiệm gia đình làm tăng yêu cầu thời gian dành cho gia đình. Sự gắn kết về mặt thời gian này, ngƣợc lại, có tác động tiềm ẩn đến vai trò công việc của cá nhân. Do đó, giả thuyết thời gian mà cá nhân
tách khỏi công việc để đảm trách nhiệm vụ gia đình có tác động đến FIW (Lingard và Francis, 2007b).
H2a: Thời gian dành cho gia đình có tác động cùng chiều đến FIW.
Thời gian dành cho gia đình được đo bằng số giờ trung bình mà một người dành cho các hoạt động của gia đình trong tuần.
Căng thẳng quan hệ gia đình:
Theo Lingard và Francis (2007b), gia đình có thể gồm nhiều người như ông bà, con cháu ngoài vợ và chồng. Do đó, căng thẳng quan hệ gia đình gồm sự bất đồng ý kiến giữa những người trong gia đình như vợ/ chồng hoặc những người thân khác. Kết quả nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b) cho thấy căng thẳng quan hệ gia đình có tác động tiêu cực đến chất lƣợng công việc. Do đó, tác giả đề nghị giả thuyết Căng thẳng quan hệ gia đình có tác động đến FIW.
H2b: Căng thẳng quan hệ gia đình có tác động cùng chiều đến FIW.
Căng thẳng quan hệ gia đình đƣợc đo bằng thang đo của Orden và Bradburn (1968) (trích tại Lingard và Francis, 2007b).
Số con:
Theo Fu và cộng sự (2000), những người độc thân có thể sử dụng thoải mái thời gian và năng lượng của họ nên ít trải qua FIW hơn những người đã kết hôn. Và những người đã kết hôn trải qua FIW ít hơn những người có con. Số con trong gia đình càng nhiều và độ tuổi càng nhỏ thì FIW càng cao (Lingard và Francis, 2007b).
Do đó, tác giả giả thuyết rằng Số con có tác động đến FIW.
H2c: Số con có tác động cùng chiều đến FIW.
Từ các giả thuyết đã đƣa ra, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu đề nghị gồm các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW nhƣ sau:
Hình 2.2. Mô hình 2 - Các yếu tố khía cạnh gia đình tác động đến FIW
Tóm tắt
Chương 2 đã trình bày định nghĩa WFC và các yếu tố dự đoán WFC. Trong đó, WFC bao gồm xung đột công việc – gia đình (WIF) và xung đột gia đình – công việc (FIW). Do đó, các yếu tố tác động đến WFC đến từ hai khía cạnh công việc và khía cạnh gia đình. Khía cạnh công việc bao gồm các yếu tố: Thời gian dành cho công việc, Quá tải công việc và Chai lỳ cảm xúc tác động đến WFC thông qua WIF.
Khía cạnh gia đình bao gồm các yếu tố: Thời gian dành cho gia đình, Căng thẳng quan hệ gia đình và Số con tác động đến WFC thông qua FIW. Sang chương tiếp theo tác giả sẽ đi chi tiết vào phần phương pháp nghiên cứu.
H2a
H2b H2c Số con
Căng thẳng quan hệ gia đình Thời gian dành cho
gia đình
FIW