Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUNG ĐỘT CÔNG VIỆC - GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Thảo luận kết quả

Kết quả phân tích hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b) khi chứng tỏ WFC là trung gian liên kết giữa hai khu vực công việc và gia đình. Trong đó, các yếu tố khía cạnh công việc nhƣ Quá tải công việc và Chai lỳ cảm xúc có tác động rõ rệt đến WIF, ngoài ra Thời gian dành cho công việc cũng tác động đến WIF nhƣng mức độ thấp hơn hai yếu tố trên. Tuy nhiên, các yếu tố khía cạnh gia đình chỉ có Căng thẳng quan hệ gia đình có tác động đến FIW. Các yếu tố Thời gian dành cho gia đình và Số con không có ý nghĩa trong việc tác động đến FIW.

Giá trị trung bình của WIF là 3.89 (SD = 1.42) (phụ lục 8 – phân tích mô tả biến) cho thấy người được khảo sát cảm nhận Xung đột công việc đến gia đình ở mức vừa phải. Tương tự giá trị trung bình của WL là 3.6 (SD = 1.24), của EE là 3.5 (SD = 1.23) và của TW là 45.19 (SD = 8.02) cho thấy người được khảo sát cảm thấy Quá tải công việc và sự Chai lỳ cảm xúc ở mức vừa phải và Thời gian làm việc nằm trong khuôn khổ qui định của Luật lao động.

Kết quả phân tích mô hình 1 cho thấy các yếu tố Quá tải công việc, Chai lỳ cảm xúc và Thời gian làm việc có tác động có ý nghĩa đến Xung đột công việc – gia

đình (WIF) (R2 điều chỉnh = 0.329). Rõ ràng căng thẳng từ công việc nhƣ Quá tải và Chai lỳ cảm xúc là nguyên nhân chính gây ra WIF (Frone và cộng sƣ, 1997;

Lingard và Francis, 2007b) với hệ số β của Quá tải công việc là 0.312 và của Chai lỳ cảm xúc là 0.301. Thời gian làm việc cũng tác động đến WIF nhƣng mức độ nhỏ với hệ số β là 0.115. Khác với kết quả của Lingard và Francis (2007b) là Thời gian làm việc có tác động đến WIF (β = 0.477) lớn hơn so với Quá tải công việc (β = 0.440) và Chai lỳ cảm xúc (β = 0.454). Điều này có thể lý giải là do đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu của Lingard và Francis (2007b) là các lao động có chuyên môn trong ngành xây dựng, có thời gian làm việc dài và căng thẳng (mean = 47.4 h/tuần, SD = 10.52). Mẫu nghiên cứu trong đề tài này phần lớn là chị em phụ nữ làm việc văn phòng, thời gian làm việc trung bình phù hợp với qui định luật lao động, ít thay đổi và ít phải tăng ca. Thời gian làm việc trung bình của mẫu là 45.19 giờ/ tuần (SD = 8.02), trong đó 80.5% chị em làm việc từ 40 – 48 giờ/ tuần (mức chuẩn theo luật lao động), 11.3% chị em làm việc từ 49 – 56 giờ/ tuần, chỉ có 5.4%

làm việc trên 56 giờ/ tuần (xem phụ lục 8). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Sabil và Marican (2011) khi nghiên cứu 286 nữ nhân viên đang làm việc trong chính phủ tại Malaysia. Thời gian làm việc trung bình của các nữ nhân viên Malaysia là 45 giờ/ tuần và nó có tác động tích cực đến WFC (r=0.205, p< 0.01).

Kết quả phân tích mô hình 2 cho giá trị R2 điều chỉnh = 0.138 là khá nhỏ.

Nguyên nhân có thể do các các biến trong mô hình có giá trị thấp. Giá trị trung bình của FIW là 3.53 (SD = 1.29) cho thấy người khảo sát cảm nhận Xung đột gia đình đến công việc thấp và thấp hơn Xung đột công việc đến gia đình. Đồng thời giá trị trung bình của TR là 2.87 (SD = 1.10) cũng cho thấy người trả lời cảm thấy Căng thẳng quan hệ gia đình ở mức thấp. Kiểm định các giả thuyết cho kết quả chỉ có Căng thẳng quan hệ gia đình tác động đến FIW (hệ số β = 0.381). Điều này đúng với kết quả của Lingard và Francis (2007b) (hệ số β = 0.272) đồng thời cũng phù hợp với kết quả của Frone và cộng sự (1997). Frone và cộng sự (1997) cho rằng đau khổ và quá tải gia đình đều là những dự đoán có ý nghĩa của FIW. Kết quả không có ý nghĩa nhƣ tác động của Số con và Thời gian dành cho gia đình đến FIW có thể do

đặc điểm của mẫu. Theo thống kê, hầu hết các chị em đều chƣa có con, Số con trung bình là 1.57 (SD = 0.74) trong đó: 57.5% chưa có con, số người có 1 con chiếm 29.1%, số người có 2 con chiếm 12.7%. Do đó, tác động của Số con lên FIW chƣa thấy rõ. Thƣ̣c tế đây là mô ̣t vấn đề phổ biến đáng lo nga ̣i ta ̣i TP .HCM. Theo TS. Dương Quốc Trọng , Tổng Cu ̣c trưởng Tổng cu ̣c Dân số – Kế hoa ̣ch hóa gia đình, TP.HCM có tổng tỉ suất sinh thấp nhất trong cả nước , hầu hết các gia đình đều chỉ sinh 1 con và đó là mô ̣t “tình tra ̣ng đáng nga ̣i” (theo baodatviet.vn). Hầu hết các chị em đều có thời gian dành để nghỉ ngơi cùng gia đình hoặc làm những công việc nhà. Theo thống kê, 21.7% chị em dành từ 4 – 15 giờ/ tuần và 40.7% dành từ 16 – 28 giờ/ tuần cho hoạt động của gia đình, chỉ khoảng 37.6% dành từ 29 giờ/ tuần trở lên cho các hoạt động của gia đình. Thời gian dành cho gia đình không nhiều (mean

= 26.56 giờ/ tuần, SD = 13.09) nên có thể đây là nguyên nhân nó ít gây áp lực lên thời gian dành cho công việc, do đó chị em không cảm thấy FIW. Mặt khác, khi có con thì người phụ nữ mới cần nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Do đó, mẫu hầu hết chƣa có con cũng là nguyên nhân khiến cho yếu tố thời gian dành cho gia đình không trở thành yếu tố gây căng thẳng. Ngoài ra, đối tươ ̣ng nữ nhân viên văn phòng cũng khác vớ i các đối tượng khác như công nhân sản xuất hay nông dân . Các chị em có kiến thức, có công việc ổn định nên cuộc sống gia đình không quá khó khăn , do đó, vấn đề gia đình dường như ít tác đô ̣ng đến công viê ̣c hơn những lao đô ̣ng n ữ phổ thông khác.

Tóm tắt:

Chương này trình bày kết quả thống kê mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định thang đo, kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach Anpha và EFA cho thấy sau khi loại bỏ 3 biến của thang đo Chai lỳ cảm xúc thì các thang đo đều thỏa mãn để đƣa vào phân tích hồi qui tuyến tính bội.

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu chứng tỏ chấp nhận 3 giả thuyết của mô hình 1 là Thời gian dành cho công việc, Quá tải công việc, Chai lỳ cảm xúc tác động đến WFC qua WIF. Kết quả phân tích mô hình 2 chỉ có giả thuyết Căng thẳng quan hệ gia đình tác động đến WFC qua FIW, giả thuyết Số con và Thời gian dành

cho gia đình tác động đến FIW không có ý nghĩa thống kê. Lý giải điều này có thể do đặc điểm của mẫu phân tích chủ yếu là các chị em chƣa có con và thời gian dành cho gia đình tương đối ít nên Số con và Thời gian dành cho gia đình không phải là những yếu tố gây căng thẳng từ gia đình tác động đến công việc. Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, nêu những kết quả, hàm ý và những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUNG ĐỘT CÔNG VIỆC - GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)