Trong đó: t là trị số tra trong bảng phân bố t (Student)
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá phương pháp
3.3.2. Đánh giá phương pháp định lượng selen bằng F-AAS kỹ thuật
3.3.2.1. Tính đặc hiệu
Tính đặc hiệu được chứng minh bằng phương pháp thêm chuẩn. Đo độ hấp thụ của mẫu nền, mẫu tự tạo và mẫu chuẩn:
- Mẫu nền: khảo sát sơ bộ để chọn ra mẫu không chứa selen làm mẫu nền.
Chọn mẫu K08. Cân chính xác khoảng 0,2000 g mẫu này cho vào cốc teflon - Mẫu chuẩn: hút chính xác 1,0 ml dd selen chuẩn nồng độ 250 ppb vào cốc
teflon
- Mẫu tự tạo: cân chính xác khoảng 0,2000 g mẫu nền vào cốc teflon, thêm chính xác 1,0 ml dd selen chuẩn nồng độ 250 ppb.
3 mẫu trên được thêm thuốc thử và VCH theo quy trình đã xây dựng ở mục 3.2.2.2 và đo độ hấp thụ. Kết quả cho thấy tại bước sóng 196,1 nm đặc trưng của selen, độ hấp thụ của dd mẫu chuẩn và mẫu tự tạo là gần như nhau
Bảng 3.22. Tính đặc hiệu của phương pháp định lượng selen Mẫu Độ hấp thụ tại bước sóng 196,1 nm
Mẫu nền 0,0003
Mẫu chuẩn 0,0226
Mẫu tự tạo 0,0235
3.3.2.2. Khoảng tuyến tính
Từ dd chuẩn gốc selen 1000 ppm, pha dd chuẩn trung gian có nồng độ 100 ppb bằng nước trao đổi ion. Từ dd này, pha các dd selen chuẩn có các nồng độ lần lượt là 2, 5, 10, 20, 30 ppb bằng dd pha loãng là dd acid hydrocloric 4M.
Đun sôi cách thủy các dd này trong 5 phút. Đo độ hấp thụ của các dd này theo thứ tự từ loãng đến đặc theo các thông số đã chọn. Mỗi dd chuẩn được đo 3 lần, lấy giá trị độ hấp thụ là giá trị trung bình của 3 lần đo. Kết quả được trình bày trong bảng 3.23
52
Bảng 3.23. Khảo sát khoảng tuyến tính của selen
Nồng độ (ppb) 2 5 10 20 30
Độ hấp thụ 0,009 0,0226 0,0491 0,1002 0,1502
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn khoảng tuyến tính của selen
Từ đồ thị trên cho thấy, trong khoảng nồng độ từ 2-30 ppb có sự tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa độ hấp thụ và nồng độ dd selen chuẩn.
Phương trinh hồi quy tuyến tính: y = 0,00507x - 0,00177 Hệ số: R2 = 0,99988 > 0,99
3.3.2.3. Đánh giá quy trình vô cơ hóa
Lấy chính xác 1,00 ml dd chuẩn selen nồng độ 500 ppb vào cốc teflon, thêm các thuốc thử và vô cơ hóa theo quy trình đã xây dựng ở mục 3.2.2.4. Xác định nồng độ selen trong dd sau khi vô cơ hóa. Làm lặp lại trên 6 cốc. Kết quả được trình bày trong bảng sau:
y = 0.00507x - 0.00177 R² = 0.99988
0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16
0 5 10 15 20 25 30 35
Độ hấp thụ
Nồng độ (ppb)
53
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá quy trình vô cơ hóa Nồng độ thực
(ppb)
Nồng độ tìm lại (ppb)
Phần trăm tìm lại (%)
Số liệu thống kê
10,00 9,24 92,4
TB = 97,95%
ɛ = ±5,68%
RSD = 6,97%
10,00 9,53 95,3
10,00 8,91 89,1
10,00 10,01 100,1
10,00 10,46 104,6
10,00 10,62 106,2
Kết quả cho thấy quy trình vô cơ hóa mẫu đã chọn không bị mất hay nhiễm selen, với phần trăm tìm lại là 97,95 ± 5,68% và độ lặp lại trong giới hạn cho phép với RSD = 6,97%.
3.3.2.4. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)
LOD được xác định bằng cách đo lặp lại 10 lần trên mẫu trắng. Dựa vào độ lệch chuẩn SD = 0,00035, hệ số góc của đường chuẩn b = 0,00507, tính được LOD = 3*SD/b = 0,21 (ppb) tương ứng với nồng độ 0,05 àg/g trong mẫu thử LOQ =10*SD/b = 0,69 (ppb) tương ứng với nồng độ 0,17 àg/g trong mẫu thử.
3.3.2.5. Độ lặp lại
Làm tương tự như đối với nickel. Do phương pháp đo hydrid là phương pháp có độ chính xác và độ đặc hiệu cao, selen trong dung dịch bị khử thành dạng hydrid dưới dạng hơi, được đưa đến cell đo và nguyên tử hóa nhờ năng lượng của ngọn lửa. Do đó, nồng độ selen đo được chủ yếu phụ thuộc vào phản ứng tạo hydrid. Khi đã tối ưu hóa được các điều kiện về máy móc, tốc độ dẫn mẫu và dẫn chất khử thì độ chính xác và ổn định của phương pháp ít bị ảnh hưởng bởi nền mẫu. Do đó, chúng tôi chỉ thẩm định độ chính xác và độ đúng của phương pháp trên 1 nền mẫu. Khảo sát sơ bộ xác định được mẫu K08 không chứa selen, mẫu S16 có chứa selen. Xác định độ lặp lại trên các mẫu này như sau:
54
- Cân chính xác khoảng 0,2000 g mẫu K08 vào cốc teflon. Thêm chính xác 1 ml dd selen chuẩn 1000 ppb. Thêm thuốc thử và VCH theo quy trình đã xây dựng. Làm lặp lại trên 6 cốc. Đo độ hấp thụ của các dd này, xác định tỷ lệ thu hồi và độ lệch chuẩn tương đối.
- Cân chính xác khoảng 0,2000 g mẫu S16 vào cốc teflon. Thêm thuốc thử và VCH theo quy trình đã xây dựng. Dựa vào đường chuẩn xác định lượng selen trong các mẫu này và xác định độ lệch chuẩn tương đối
Bảng 3.25. Độ lặp lại của phương pháp định lượng selen trên nền mẫu K08 STT Khối lượng
cân (g)
Lượng selen thêm vào (ppb)
Lượng nickel đo được (ppb)
Tỷ lệ thu hồi (%)
1 0,2043 20 19,7594 98,80
2 0,2025 20 18,6984 93,49
3 0,2072 20 17,0660 85,33
4 0,2017 20 22,1844 110,92
5 0,2132 20 22,4799 112,40
6 0,2108 20 20,2921 101,46
TB 100,40
RSD (%) 10,29 Bảng 3.26. Độ lặp lại của phương pháp định lượng selen trên mẫu S16 STT Khối lượng cân (g) Lượng selen đo được
(ppb)
Lượng selen trong mẫu (ppm)
1 0,205 9,3377 2,33
2 0,2031 10,6718 2,63
3 0,2039 11,3492 2,78
4 0,2084 11,5458 2,77
5 0,2093 11,6502 2,78
6 0,2115 11,8786 2,81
TB 2,68
RSD (%) 6,91
55 3.3.2.6. Độ đúng
Tương tự như đối với nickel, độ đúng của phương pháp định lượng selen được thực hiện bằng cách xác định lượng selen chuẩn tìm lại được sau khi thêm vào một lượng chính xác selen chuẩn vào mẫu thử và tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp đã xây dựng. Lượng selen chuẩn thêm vào nằm ở 3 mức nồng độ khác nhau và nồng độ của dd thêm chuẩn phải nằm trong khoảng tuyến tính.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.27. Độ đúng của phương pháp định lượng selen trên nền mẫu K08 STT Khối lượng
mẫu (g)
Lượng selen chuẩn thêm vào (ppb)
Lượng selen đo được (ppb)
Tỷ lệ tìm lại (%)
1 0,2041 16 14,0515 87,82
2 0,2113 16 15,2395 95,25
3 0,2184 20 21,2109 106,05
4 0,2077 20 20,4932 102,47
5 0,2139 24 25,3829 105,76
6 0,2052 24 25,1203 104,67
TB 100,34
RSD (%) 7,30
Từ các kết quả trên cho thấy phương pháp có độ đúng và độ chính xác đáp ứng yêu cầu phân tích của phương pháp AAS với độ tìm lại nằm trong khoảng 80-120% và RSD ≤ 10,29%