Kết quả định lượng nickel, selen trong một số mẫu trên thị trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng nickel và selen trong một số mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Trang 65 - 74)

Trong đó: t là trị số tra trong bảng phân bố t (Student)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả định lượng nickel, selen trong một số mẫu trên thị trường

56

Bảng 3.28. Kết quả định lượng nickel, selen trên mẫu thử

Mẫu Tên mẫu

Hàm lượng nickel TB (ppm)

Khoảng tin cậy

Hàm lượng selen TB (ppm)

Khoảng tin cậy

P01

Phấn trang điểm chống nắng Mei Eal sunblock compact UV filter SPF 20

7,49 ±0,09 2,74 ±0,02

P02 Phấn trang điểm sáng da

Lacvert Essance 5,09 ±0,14 < LOD P03 Phấn nén BB chống

nắng Sun flare BB pact < LOD < LOD P04

Phấn nền trang điểm Rejuarna clear sealing cake

4,43 ±0,003 < LOD

P05 Phấn nền Rejuarna

foundation case 8,30 ±0,15 2,85 ±0,03

P06

Phấn nền Givenchy long-wearing compact foundation

4,59 ±0,09 < LOD

P07 Phấn mắt Sempre eye

shaddow 9,61 ±0,22 2,96 ±0,04

K08 Kem dưỡng da Recupa

UV white milky < LOD < LOD

K09 Kem lót trang điểm

Lacvert Essance 1,11 ±0,08 < LOD K10 Kem dưỡng trắng da và

se khít lỗ chân lông < LOD < LOD

57 Nivea ban đêm

K11 Kem dưỡng trắng da

chống nắng Hazeline 3,47 ±0,15 2,20 ±0,01 K12 Kem dưỡng da

Whiteneige 0,36 ±0,05 < LOD

K13

Kem dưỡng da trang điểm chống nắng Holika Miracle real skin finish

2,21 ±0,1 < LOD

K14 Kem nghệ curcumin 1,53 ±0,01 < LOD S15 Son rouge case Rose

gray 1,59 ±0,07 2,49 ±0,02

S16 Son Jackelin USA 5,77 ±0,07 1,54 ±0,06

S17 Son Lipice sheer color 4,46 ±0,22 < LOD S18 Son dưỡng ẩm Nivea 1,01 ±0,09 < LOD S19

Son môi mềm mịn Rouge Interdit Satin Rivenchy

1,47 ±0,06 < LOD

S20

Son môi quyến rũ Le

Rouge Couture

Rivenchy

< LOD < LOD

Như vậy, 16/20 mẫu mỹ phẩm nghiên cứu có chứa nickel với hàm lượng từ 0,36 ± 0,05 đến 9,61 ± 0,22 ppm và 6/20 mẫu có chứa selen với hàm lượng từ 1,54 ± 0,06 đến 2,96 ± 0,04 ppm. Không có mẫu nào có chứa hàm lượng selen trên 5 ppm. Có 5/20 mẫu có hàm lượng nickel trên 5 ppm. Theo khuyến cáo của Cơ quan quản lý về mỹ phẩm của Canada, mức nồng độ này có thể gây viêm da tiếp xúc, eczema và các bệnh về da khác cho người sử dụng.

58

Chương 4. BÀN LUẬN - Về phương pháp và quy trình định lượng

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp AAS là một phương pháp phân tích hiện đại, có độ nhạy và độ chọn lọc cao, phù hợp với phép định lượng các nguyên tố ở dạng vi lượng. Qua tham khảo các tài liệu, dựa trên điều kiện của phòng thí nghiệm, chúng tôi lựa chọn phương pháp này để định lượng nickel và selen trong mỹ phẩm. Qua các khảo sát thực nghiệm, phân tích các kết quả thu được, chúng tôi đã xây dựng phương pháp định lượng nickel trong mỹ phẩm bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử kỹ thuật lò graphit và định lượng selen bằng kỹ thuật hydrid. Các phương pháp đã xây dựng có độ đặc hiệu và độ nhạy cao, độ đúng và độ chính xác đáp ứng yêu cầu phân tích, có thể xây dựng thành thường quy kỹ thuật để sử dụng tại cơ sở (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương).

Quy trình xử lý mẫu: Xử lý mẫu là giai đoạn rất quan trọng đảm bảo độ chính xác của phép đo, đặc biệt là đối với phương pháp AAS định lượng các nguyên tố dạng vết trong mỹ phẩm. Đề tài đã khảo sát và lựa chọn được tác nhân vô cơ hóa là hỗn hợp acid nitric và hydroperoxyd với tỷ lệ 0,2 g mẫu - 5 ml acid nitric 65% - 2 ml hydro peroxyd 30%. Lựa chọn phương pháp vô cơ hóa trong lò vi sóng do có ưu điểm: nhanh chóng, ít tốn thời gian và hóa chất, vô cơ hóa được hoàn toàn các nền mẫu mỹ phẩm phức tạp, bảo toàn được mẫu và không gây mất mát nickel và selen, đặc biệt là selen do có nhiệt độ hóa hơi thấp, thích hợp định lượng các kim loại ở dạng vết. Thời gian vô cơ hóa trong lò vi sóng là 50 phút, công suất 1000W đảm bảo vô cơ hóa mẫu được hoàn toàn. Sau khi vô cơ hóa, cần tráng rửa cốc teflon bằng một lượng nhất định nước trao đổi ion để đảm bảo chuyển toàn bộ mẫu vào bình định mức đồng thời làm giảm nồng độ acid để giảm ảnh hưởng của acid đến kết quả đo và máy móc thiết bị.

Các thao tác cần thực hiện thận trọng, các dụng cụ, hóa chất, thuốc thử cần đạt

59

tinh khiết phân tích để không gây nhiễm các kim loại này từ môi trường vào mẫu thử.

Kỹ thuật nguyên tử hóa: Do hàm lượng nickel và selen ở dạng vết nên chúng tôi lựa chọn kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa đối với nickel và kỹ thuật hydrid đối với selen. So với kỹ thuật ngọn lửa thì 2 kỹ thuật này có độ nhạy cao hơn (100-1000 lần). Với kỹ thuật đo lò graphit cần đốt lò ở nhiệt độ tối đa (2800oC) vài lần trước và sau mỗi lần đo để làm sạch lò. Có thể sử dụng thêm chất nền để hạn chế việc hình thành các hợp chất bền nhiệt. Việc sử dụng các hợp chất này có cải thiện được độ đúng và độ chính xác của kết quả hay không cần có nghiên cứu thêm.

- Về kết quả thẩm định phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đã xây dựng đáp ứng được yêu cầu của phương pháp định lượng các nguyên tố ở dạng vết, với tỷ lệ thu hồi cao, từ 87,29% đến 113,43%

đối với phương pháp định lượng nickel và từ 85,33% đến 112,40% đối với phương pháp định lượng selen. Độ lệch chuẩn tương đối từ 2,21% đến 7,22%

đối với phương pháp định lượng nickel và từ 6,91% đến 10,29% đối với phương pháp định lượng selen. Các phương pháp có giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng thấp với LOD = 0,16 ppm, LOQ = 0,51 ppm đối với phương pháp định lượng nickel và LOD = 0,05 ppm, LOQ = 0,17 ppm đối với phương pháp định lượng selen.

- Về kết quả định lượng nickel và selen trong mẫu thử:

16/20 mẫu mỹ phẩm nghiên cứu có chứa nickel với hàm lượng từ 0,36±0,05 đến 9,61±0,22 ppm và 6/20 mẫu có chứa selen với hàm lượng từ 1,54±0,06 đến 2,96±0,04 ppm. Theo báo cáo của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) và quy định về giới hạn các chất nguy hiểm của liên minh Châu Âu (ROHS) thì một số nguyên liệu dùng trong sản xuất mỹ phẩm có chứa các hợp chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe con người [43]. Mặc dù việc sử dụng các

60

kim loại và hợp chất của nó trong các thành phần của mỹ phẩm đã bị cấm ở rất nhiều nước, trong đó có các nước ASEAN, nhưng khó có thể tránh khỏi việc các sản phẩm mỹ phẩm bị nhiễm các kim loại này ở dạng vết, bởi chúng tồn tại tự nhiên trong môi trường [25]. Nickel và selen (trừ selen disulfid) cũng đã bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm theo European Law 16/168/EEC [38], nhưng có thể chấp nhận các trường hợp mà lượng các kim loại này nhỏ đến mức được coi như là tạp chất kỹ thuật. Tuy nhiên, lại không có thông tin chính thức nào quy định về giới hạn của các kim loại này, lượng rất nhỏ đó là bao nhiêu cũng như phương pháp để xác định hàm lượng các kim loại này trong mỹ phẩm. Các tài liệu nghiên cứu khoa học đã đưa ra giới hạn của hàm lượng nickel trong thực hành sản xuất tốt là 5 ppm và để giảm thiểu nguy cơ dị ứng với nickel trong các trường hợp nhạy cảm thì hàm lượng nickel nên thấp hơn 1 ppm [29] [30].

Lấy mức 5 ppm để so sánh, trong 20 sản phẩm mỹ phẩm nghiên cứu thì 5/20 sản phẩm có hàm lượng nickel vượt quá mức giới hạn này, 10/20 sản phẩm có hàm lượng nickel vượt quá 1 ppm và không có sản phẩm nào có chứa selen vượt quá mức 5 ppm. 16/20 mẫu mỹ phẩm nghiên cứu có chứa nickel với hàm lượng từ 0,36±0,05 đến 9,61±0,22 ppm và 6/20 mẫu có chứa selen với hàm lượng từ 1,54±0,06 đến 2,96±0,04 ppm. Kết quả này là tương đồng với nghiên cứu của Tổ chức sức khỏe Canada với 100% mẫu có chứa nickel và 14% mẫu có chứa selen. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Gondal và cộng sự với kết quả hàm lượng nickel từ 2,5-19,7 ppm và nghiên cứu của Basketter và cộng sự với kết quả 2,1-19,7 ppm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy mức độ gây viêm da dị ứng do tiếp xúc của nickel phụ thuộc vào hàm lượng nickel trên diện tích da tiếp xúc với mỹ phẩm và giới hạn được coi là an toàn là 0,05 mg/cm2 [51]. Do đó hàm lượng nickel ở mức 0,36 ± 0,05 đến 9,61 ± 0,22 ppm có thể tiềm ẩn những nguy cơ có hại cho sức khỏe người sử dụng. Người dùng lại không thể dựa vào nhãn của sản phẩm để xác định sản phẩm có chứa kim loại nặng hay các thành phần có hại khác hay không. Do đó, các cơ quan chức

61

năng cần giám sát chặt chẽ các sản phẩm có hàm lượng kim loại vượt quá mức cho phép và yêu cầu các nhà sản xuất bổ sung các thông tin về tính an toàn của các sản phẩm này.

Hiện nay việc quản lý chất lượng và tính an toàn của mỹ phẩm ở nước ta còn rất hạn chế. Thành phần của mỹ phẩm, các tiêu chuẩn chất lượng của mỹ phẩm chưa được quản lỹ chặt chẽ cũng như các phương pháp kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Theo hiệp định về hệ thống hòa hợp ASEAN, Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương đã đưa ra được quy trình định lượng các kim loại độc là thủy ngân, chì, arsen và đang nghiên cứu các quy trình để kiểm tra các chất cấm trong mỹ phẩm. Nickel thường không bị lạm dụng nhưng có thể tồn tại trong mỹ phẩm do khả năng tồn dư trong nguyên liệu khi sử dụng làm xúc tác cho phản ứng hydro hóa, do nguyên liệu không đạt yêu cầu về độ tinh khiết hay do nhiễm từ môi trường trong quá trình sản xuất. Selen cũng có thể bị lạm dụng trong các sản phẩm trị gàu, hay là tạp chất bị nhiễm vào sản phẩm do các tiêu chuẩn về nguyên liệu, quy trình không được đảm bảo. Do tính chất độc hại của các kim loại này, đặc biệt là nickel do khả năng gây viêm da dị ứng tiếp xúc của nó, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hàm lượng các chất này trong mỹ phẩm để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của mỹ phẩm.

62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra và đạt được các kết quả sau:

- Xây dựng được các quy trình định lượng nickel bằng ETA-AAS và selen bằng F-AAS kỹ thuật hydrid trong các mỹ phẩm: son, phấn và kem bôi da. Các phương pháp đưa ra đều đạt yêu cầu của phương pháp phân tích các nguyên tố ở dạng vết với tỷ lệ thu hồi nằm trong khoảng 87,29-113,43% đối với phương pháp định lượng nickel; 85,33-112,40% đối với phương pháp định lượng selen; độ lệch chuẩn tương đối khi thẩm định trên cả 3 nền mẫu đều không vượt quá 10,29%. Các phương pháp có độ đặc hiệu và độ nhạy cao, giới hạn phát hiện thấp: 0,16 ppm đối với nickel và 0,05 ppm đối với selen; thích hợp áp dụng định lượng các nguyên tố ở dạng vết trong mỹ phẩm.

- Áp dụng quy trình đã xây dựng để định lượng 20 mẫu mỹ phẩm thu thập trên thị trường với kết quả 16/20 các mẫu mỹ phẩm nghiên cứu có chứa nickel với hàm lượng từ 0,36 ± 0,05 đến 9,61 ± 0,22 ppm và 6/20 mẫu có chứa selen với hàm lượng từ 1,54 ± 0,06 đến 2,96 ± 0,04 ppm. Đặc biệt, có 5/20 mẫu mỹ phẩm có hàm lượng nickel vượt quá mức 5 ppm, là mức giới hạn có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

KIẾN NGHỊ

- Các cơ quan quản lý, đặc biệt là Bộ Y tế nên đưa ra giới hạn nickel và selen trong mỹ phẩm để làm cơ sở đánh giá chất lượng và quản lý mỹ phẩm trên thị trường

- Trên cơ sở kết quả của đề tài, Khoa Mỹ phẩm - Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương xây dựng và ban hành các thường quy kỹ thuật về các phương pháp định lượng nickel và selen trong mỹ phẩm và giám sát, kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm lưu hành trên thị trường

63

- Các đơn vị kiểm nghiệm tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các phương pháp kiểm tra hàm lượng các chất cấm trong mỹ phẩm, cung cấp công cụ cho các nhà quản lý giám sát và đảm bảo tính an toàn của sản phẩm này.

- Các nhà sản xuất mỹ phẩm, đặc biệt là các mỹ phẩm có hàm lượng nickel vượt quá mức an toàn cần xây dựng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng như các tiêu chí an toàn cho sản phẩm của mình, đặc biệt là giới hạn nickel và selen; thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu định lượng nickel và selen trong một số mỹ phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)