Rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong các hình thức lên lớp

Một phần của tài liệu Dạy học chương Dao động cơ - Vật lí 12 theo hướng rèn luyện kỹ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh THPT (Trang 21 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH, KÊNH CHỮ TRONG SGK ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ, NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHO HS THPT

1.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS trong dạy học

1.2.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong các hình thức lên lớp

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS cần được tiến hành có kế hoạch sao cho các em vừa được rèn luyện ở lớp học vừa tự rèn luyện ở nhà. Có như vậy việc rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, đề tài xác định việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS được thực hiện ở cả trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp.

1.2.2.1. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS trong giờ lên lớp

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong giờ lên lớp có thể được thực hiện ở tất cả các kiểu bài, các giai đoạn, các hoạt động trong tiến trình dạy học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong một giờ lên lớp chỉ nên tổ chức từ một (hoặc một vài) đến ba hoạt động nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS chứ không nên quá ôm đồm trong tất cả các hoạt động, các bài hay các giai đoạn. Các hoạt động mà GV chọn lựa phải có tác dụng cụ thể, có ý đồ sư phạm rõ ràng và được cân nhắc một cách cẩn thận. GV cần đảm bảo dành thời gian hợp lí cho hoạt động rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ

trong SGK. Bởi vì, thời gian của một tiết học là có hạn nhưng phải đảm bảo tất cả các hoạt động cần thiết, đáp ứng đầy đủ kiến thức cơ bản của bài học.

Hơn nữa, trình độ, năng lực của HS là không giống nhau, để có hiệu quả trong việc tổ chức GV cần phải theo dõi, giúp đỡ HS và điều chỉnh kịp thời. Quá trình tổ chức này có thể sử dụng một hoặc nhiều công cụ hỗ trợ, chẳng hạn: phiếu học tập, sơ đồ tư duy, bài tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình,... Đồng thời, GV có thể tổ chức rèn luyện cho từng HS, hoặc nhóm HS, hoặc vừa theo nhóm vừa theo cá nhân HS trong điều kiện thực tiễn thích hợp. Cần quan tâm tới các đối tượng HS cá biệt về năng lực học tập.

Trong quá trình này, GV nên có biện pháp kích thích hứng thú làm việc của các em bằng các hình thức khen ngợi, khen thưởng, chẳng hạn: Cho điểm tốt, tuyên dương và đề nghị tuyên dương ghi vào sổ ghi đầu bài,... Một điều nữa mà GV cần hết sức chú ý là phải đảm bảo không khí học tập thoải mái, linh hoạt, phát huy và tôn trọng khả năng sáng tạo của các em.

Việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS có thể được thực hiện ở tất cả các kiểu bài lên lớp: Bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, bài thực hành, bài kiểm tra, đánh giá. Nhưng trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS trong kiểu bài nghiên cứu kiến thức mới.

Đối với kiểu bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới thông tin kiến thức cần giải quyết được trình bày trong SGK ẩn dưới nhiều ý đồ của tác giả, các thông tin này thường hoàn toàn mới đối với HS. SGK trình bày nội dung kiến thức dưới hai kênh cơ bản và hỗ trợ lẫn nhau, nếu HS biết cách sử dụng và kết hợp thông tin từ hai kênh này thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức sẽ được nâng cao. Do đó, GV có thể sử dụng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để thực hiện việc tổ chức cho HS làm việc với SGK với nhiều kĩ năng khác nhau ứng với nhiều giai đoạn khác nhau của tiến trình đã định hướng. HS có thể tiến hành sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để tự tìm ra nội dung kiến thức cần thiết và các vấn đề cần giải quyết.

Trong kiểu bài lên lớp nghiên cứu kiến thức mới bao gồm các khâu sau:

v Khâu kiểm tra bài cũ

Thông thường, khâu kiểm tra bài cũ ở các trường THPT là hình thức GV yêu cầu HS trình bày, mô tả để tái hiện kiến thức HS đã học bằng năng lực trí nhớ của HS, hoặc HS vận dụng hiểu biết về bài đã học để giải bài tập hay trả lời các câu hỏi do GV đặt ra. Tuy nhiên, ở khâu này GV hầu như không chú trọng đến việc kiểm tra các kĩ năng sử dụng với các kênh thông tin trong SGK của HS.

Việc đặt câu hỏi, hoặc ra bài tập sao cho có thể vừa kiểm tra được kiến thức Vật lí vừa kiểm tra được các kĩ năng sử dụng với các kênh thông tin của SGK là không đơn giản, đòi hỏi GV phải có năng lực và “gia công” tỉ mỉ.

Tuy vậy, nếu GV biết sử dụng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS để giải quyết các yêu cầu do GV đưa ra trong khâu kiểm tra bài cũ sẽ tạo cơ hội hình thành cho HS kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK. Chẳng hạn, yêu cầu HS sử dụng các kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để tìm thông tin còn thiếu trong khi giải một bài tập, sử dụng đồ thị, lập sơ đồ tóm tắt kiến thức đã học, lập bảng kiến thức, bảng so sánh,...

ở hoạt động kiểm tra bài cũ. Việc làm này làm bộc lộ trực tiếp năng lực học tập của từng HS để GV kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ.

v Khâu nghiên cứu kiến thức mới

Sử dụng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS một cách hợp lí trong khâu nghiên cứu kiến thức mới có nhiều thuận lợi. GV tổ chức cho HS sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK theo tiến trình đã được xây dựng thì việc tìm thông tin cơ bản ban đầu của phần kiến thức cần nghiên cứu sẽ được HS thực hiện một cách đồng loạt. Trong giai đoạn này, mỗi HS sẽ thu thập được một số thông tin cần thiết về kiến thức, cũng như bước đầu định hình được phần kiến thức nghiên cứu, hoặc nảy sinh, phát hiện những vấn đề cần giải quyết ở HS.

Đây là bước thuận lợi để GV tổ chức cho HS trao đổi, tranh luận theo nhóm đưa ra tình huống có vấn đề cần giải quyết, hoặc đưa ra giả thuyết làm cho tiết học

thêm sôi nổi có không khí học tập. Ở khâu này, cần chú ý đến vấn đề về thời gian cho hoạt động làm việc với SGK của HS.

v Khâu củng cố, vận dụng

Tác giả biên soạn SGK đã rất chú ý đến việc vận dụng, củng cố kiến thức HS lĩnh hội được của mỗi bài học bằng việc đưa ra các câu hỏi, bài tập và những điều

“Em có biết?”. Do vậy, trong khâu củng cố, vận dụng, việc sử dụng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK sẽ góp phần phát huy tính tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS. Trong khâu này, GV có thể yêu cầu HS đọc, tóm tắt các câu hỏi, bài tập, bảng kiến thức thông qua kênh hình, kênh chữ trong SGK để giải quyết các yêu cầu về củng cố, vận dụng bài học của GV, và giao nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK, tài liệu học tập ở nhà cho HS.

Có thể sử dụng tiến trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK trong hoạt động củng cố, vận dụng một đơn vị kiến thức, hay một bài học, một chương hoặc một phần.

1.2.2.2. Tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS ngoài giờ lên lớp

Hoạt động học tập trong giờ lên lớp của HS cho dù HS và GV có nỗ lực đến đâu thì cũng không thể giải quyết triệt để mục tiêu học tập, rèn luyện kĩ năng do nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, việc tiếp tục tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết.

HS tự sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK ngoài giờ học có nhiều thuận lợi, chẳng hạn các em không bị giới hạn thời gian luyện tập, các em tự làm việc theo ý thích, năng lực cá nhân, có không gian, thời gian riêng do các em lựa chọn và sắp xếp. Bên cạnh đó, sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK ngoài giờ lên lớp cũng có một số khó khăn nhất định như không có sự hướng dẫn, giám sát, điều chỉnh trực tiếp và kịp thời của GV. Do đó, đòi hỏi HS phải có ý thức tự giác cao và HS phải tiếp tục giải quyết nhiệm vụ học tập chưa thật sự hoàn chỉnh trên lớp.

Để có thể tổ chức tốt hoạt động rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS ngoài giờ lên lớp, GV cần phải xác định các kĩ năng cụ thể cần rèn luyện, biện pháp tổ chức rèn luyện, các yêu cầu HS cần đạt được trong quá trình rèn luyện. Từ đó đưa ra các yêu cầu cụ thể để HS rèn luyện ở nhà, hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà HS cần thực hiện để đảm bảo HS có thể thực hiện được và có biện pháp kiểm tra kết quả rèn luyện của HS.

GV nên có các phương án yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà một cách vừa sức, có tính kích thích được hứng thú học tập, thúc đẩy sự nỗ lực, tò mò tìm kiếm kiến thức của HS. Đồng thời, GV định hướng hoạt động tự lực của HS sao cho nếu các em thực sự nỗ lực thì sẽ tiếp thu tốt bài học hôm sau, củng cố tốt bài đã học.

Quá trình rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK cho HS ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần phát huy tính tự lực và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS một cách rất thuận lợi.

Một phần của tài liệu Dạy học chương Dao động cơ - Vật lí 12 theo hướng rèn luyện kỹ năng sử dụng sách giáo khoa cho học sinh THPT (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)