Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “DAO ĐỘNG CƠ” VẬT LÍ 12 THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH, KÊNH CHỮ TRONG SGK, NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TÍNH TỰ LỰC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIẾN THỨC CHO HS THPT
2.4. Một số biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình, kênh chữ
2.4.1. Biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh chữ trong SGK cho HS
Tổ chức cho HS thu thập thông tin từ kênh chữ, tổ chức cho HS xử lí thông tin từ kênh chữ, tổ chức cho HS vận dụng thông tin từ kênh chữ.
v Tổ chức cho HS thu thập thông tin từ kênh chữ
Có rất nhiều hoạt động có thể tổ chức để HS thu thập thông tin từ kênh chữ của SGK. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin từ kênh chữ như:
+Tổ chức cho HS đọc đoạn văn, xác định các từ khóa.
+Tổ chức cho HS sử dụng kênh hình, kênh chữ trong SGK để trả lời những câu hỏi đặt ra ở đầu mỗi bài học, những câu hỏi Ci.
+Tổ chức cho HS trình bày tóm tắt trước lớp; viết báo cáo ngắn, tóm tắt nội dung của đoạn văn dưới dạng một đề cương khái quát...
Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin cho HS như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu qua đề mục hoặc nhiệm vụ được GV giao.
Bước 2: Đọc lướt đề mục, nội dung, gạch chân từ khóa, số liệu, công thức.
Bước 3: Đọc kĩ các thông tin cần thiết.
Bước 4: Viết ra các ý chính và tóm tắt các thông tin cần thiết.
Ví dụ: Cho HS đọc và trình bày tóm tắt đoạn thông tin về cơ năng của con lắc lò xo, trang 12 SGK Vật lí 12. HS có thể tóm tắt như sau
- Cơ năng là tổng động năng và thế năng của con lắc: W = 2 2 2 1 2
1mv + kx
- Cơ năng của con lắc tỉ lệ với bình phương biên độ dao động
W = 2
2
1kA = mw2A2
- Cơ năng của con lắc được bảo toàn nếu bỏ qua ma sát
W = 2 2
2 1 2
1mv + kx = 2 2
1kA = mw2A2= hằng số v Tổ chức cho HS xử lí thông tin từ kênh chữ
Đây là quá trình người học thực hiện các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp… để từ đó xây dựng biểu đồ rút ra kết luận bằng suy luận quy nạp, khái quát hóa thông tin thu thập được. Việc làm này sẽ giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng các kiến thức vừa được học, đồng thời nó cũng tạo được sự hưng phấn trong học tập và góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Tùy thuộc vào đặc điểm của kiến thức được trình bày trong kênh chữ của SGK, GV có thể tổ chức cho HS trình bày trực quan hóa kênh chữ bằng lược đồ, sơ đồ, bảng kiến thức hoặc bản đồ tư duy. Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung thông tin cần xử lí.
Bước 2: Phân tích mối liên hệ của thông tin.
Bước 3: Viết ra mối liên hệ của thông tin vừa phân tích.
Bước 4: Khái quát hóa các thông tin vừa xử lí.
Ví dụ: Cho HS đọc và lập sơ đồ tóm tắt nội dung cơ bản về con lắc lò xo
v Tổ chức cho HS vận dụng thông tin từ kênh chữ
Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức một cách linh hoạt và sáng tạo các hoạt động nhằm giúp HS rèn luyện được kĩ năng vận dụng thông tin từ kênh chữ như: tổ chức cho HS làm phiếu học tập, cho HS làm bài tập trắc nghiệm hiển thị trên màn hình, cho HS trả lời câu hỏi định tính, giải bài tập định lượng....
Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng vận dụng thông tin cho HS như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu vận dụng thông tin.
Bước 2: Xác định các hướng vận dụng thông tin.
Bước 3: Bằng kinh nghiệm, trực giác chọn ra hướng vận dụng thông tin phù hợp nhất.
Bước 4: Kiểm tra tính khả dụng và kết quả vận dụng thông tin.
- PT động lực học - PTDĐĐH + li độ +vận tốc + gia tốc - Cấu tạo
- Li độ - Biên độ - Vận tốc - Gia tốc …
Con lắc lò xo
Cấu tạo Cáckhái niệm PT dao động Năng lượng DĐ Đồ thị DĐ
- Li độ - Vận tốc - Gia tốc - Động năng -Thế năng Cơ năng
- Động năng - Thế năng
Ví dụ: Đọc mục IV. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa trang 7, SGK Vật lí 12. Hãy phân biệt vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa. HS có thể có sản phẩm như sau:
Vận tốc trong dao động điều hòa Gia tốc trong dao động điều hòa - Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời
gian: v = x’ = -Awsin(wt+j)
- Ở vị trí biên, x = ±A thì vận tốc bằng 0
- Ở vị trí cân bằng x = 0 thì vận tốc có độ lớn cực đại vmax = Aw
- Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a = v’ = -w2Acos(wt+j) = -w2x
- Ở vị trí biên, x = ±A thì gia tốc có độ lớn cực đại amax = w2A
- Ở vị trí cân bằng x = 0 thì a = 0
- Vectơ gia tốc luôn hướng về VTCB và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ
2.4.2. Biện pháp tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình trong SGK Biện pháp để tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình rất đa dạng và phong phú, tùy vào khả năng sáng tạo của GV. Tuy nhiên, để rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình cho HS, GV chỉ đóng vai trò làm mẫu, hướng dẫn chứ không làm thay HS việc phân tích, giải nghĩa hình để rút ra các kiến thức cần nắm. Trong quá trình dạy học để tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình cho HS, GV có thể sử dụng các cách như: Đàm thoại gợi mở với hình; tổ chức HS thảo luận với hình;
tổ chức HS tranh luận với hình; tổ chức trò chơi học tập với hình
Dựa vào đặc điểm của mỗi loại kênh hình, có thể tóm tắt các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình như bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các bước rèn luyện kĩ năng sử dụng kênh hình Loại kênh
hình
Các bước tiến hành sử dụng kênh hình
Hình vẽ
Bước 1: Quan sát toàn diện hình vẽ
Bước 2: Nhận định hình này nói về nội dung gì
Bước 3: Phân tích, nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình là gì và liên quan thế nào với vấn đề đang cần giải quyết
Bước 4: Lựa chọn nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu Bước 5: Sử dụng giải quyết nhiệm vụ nhận thức
Hình ảnh
Bước 1: Quan sát toàn diện hình, tìm điểm nhấn
Bước 2: Nhận định hình này mô tả vật hoặc hiện tượng gì trong thực tế Bước 3: Phân tích, nhận định nội dung kiến thức ẩn trong hình là gì và liên quan gì đến vấn đề đang cần giải quyết
Bước 4: Đàm thoại, thảo luận về hình ảnh và lựa chọn nội dung cần thiết phục vụ yêu cầu học tập, nghiên cứu
Bước 5: Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập
Bảng biểu
Bước 1: Xem ghi chú về bảng biểu đang quan sát
Bước 2: Xem thông tin tổng quát về nội dung các cột, các dòng Bước 3: Mô tả và thiết lập quan hệ giữa thông tin ở các dòng, cột.
Bước 4: Khái quát hóa nội dung thể hiện ở bảng biểu Bước 5: Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập
Đồ thị
Bước 1: Quan sát số lượng và tên gọi các trục của đồ thị, đơn vị tính Bước 2: Nhận xét đồ thị có dạng là đường gì, tính chất biến thiên của các đại lượng là gì
Bước 3: Viết ra công thức, phương trình nào thể hiện rõ nhất quan hệ giữa các đại lượng
Bước 4: Phát biểu khái quát hóa quan hệ giữa các đại lượng liên hệ trong đồ thị
Bước 5: Sử dụng giải quyết nhiệm vụ học tập
Ví dụ: Giả sử có một điểm M chuyển động tròn đều trên một đường tròn theo chiều dương (ngược chiều quay của kim đồng hồ) với tốc độ góc w như (hình vẽ) Gọi P là hình chiếu của điểm M lên
trục Ox trùng với một đường kính của đường tròn và có gốc trùng với tâm O của đường tròn.
Ta thấy điểm P dao động trên trục Ox quanh gốc
tọa độ O. Ta hãy xét xem dao động của điểm P Hình vẽ 2.2
có những đặc điểm gì? Rõ ràng để xác định được điểm P có những đặc điểm gì, HS phải xác định thông tin cần tìm kiếm là tọa độ x =OP của điểm P như thế nào? Để tìm được thông tin này, HS phải làm việc với (hình vẽ 1.1) trang 4 SGK Vật lí 12 để giải quyết được nhiệm vụ của bài toán là x = OM cos(wt+j) = A cos(wt+j). Do vậy, dao động của điểm P được gọi là dao động điều hòa.