Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phát huy những thành tựu đạt được, trong nhiệm kỳ qua Ban chấp hành Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã vượt qua những khó khăn, thử thách, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V đề ra.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, Huyện trong thời kỳ đổi mới, những năm qua nền kinh tế của thị trấn đã có sự phát triển đáng kể. Đặc biệt trong nông lâm nghiệp. Công tác giao đất giao rừng và công tác khuyến nông, khuyến lâm được đẩy mạnh gắn với sự dịch chuyển cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng phổ biến đã góp phần nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng rừng và tăng hiệu quả sử dụng đất.
* Ngành công nghiệp - xây dựng
Từ khi tái lập huyện Phục Hòa năm 2002 thị trấn Tà Lùng đến nay, hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng ở thị trấn Tà Lùng đã và đang diễn ra rất sôi động và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở khu vực này khi thành lập thị trấn đến nay đạt bình quân 18,1%/năm. Với sự phát triển như trên, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thị trấn từ 28,04% năm 2002 tăng lên 49,91% năm 2013 và trở thành ngành sản xuất quan trọng của huyện.
Các ngành nghề khác như: Khai thác đá, cát sỏi và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ cũng phát triển tương đối nhanh. Các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và các cơ sở sản xuất tư nhân hoạt động có hiệu quả.
* Ngành thương mại - dịch vụ
Hiện trạng hệ thống các ngành tiểu thủ công nghiệp của thị trấn ch−a
đ−ợc phát triển, quy mô nhỏ chủ yếu là các ngành khai thác đá, đáp ứng nhu cầu của ng−ời dân.
Là một trung tâm của huyện đang phát triển, nhu cầu về các dịch vụ đòi hỏi ngày một lớn, các hình thức dịch vụ gồm:
Các dịch vụ khoa học kỹ thuật.
Các dịch vụ th−ơng nghiệp, th−ơng mại các cửa hàng bán xe máy, các dịch vụ Intenet.
Tuy nhiên do trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, nên các hình thức dịch vụ mới chỉ là b−ớc đầu, quy mô nhỏ.
* Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp
Là trung tâm huyện lỵ, song bà con vẫn coi trồng trọt là ngành sản xuất chính theo phương thức hộ gia đình với sản phẩm chủ yếu là ngô, lúa và đậu
đỗ các loại. Ngoài ra thị trấn còn phát triển thêm về chăn nuôi gia súc, gia cầm để phục vụ cày kéo tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây công tác giao đất giao rừng, khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng đZ được chú trọng và phát triển tương đối ổn định.
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông trong thị trấn đZ đ−ợc đầu t−, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đ−ờng giao thông liên xZ nối với các xZ lân cận đang đ−ợc tu bổ.có
đ−ờng quốc lộ 3 chạy qua, thuận tiện cho việc đi lại thông th−ơng phát triển kinh tế. Còn lại các tuyến đường thôn xóm chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp đi lại còn rất khó khăn. Mặc dù hàng năm thị trấn đều có huy động sức dân tu bổ
đ−ờng sá thống thuỷ lợi tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn về cơ
bản đZ được kiên cố hoá mương dẫn nước nội đồng và các công trình nước sạch phục vụ sinh hoạt.
* Bưu chính viễn thông
Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển mạnh. Đến nay, 100% số xóm, đã có sóng điện thoại, điểm bưu điện văn hóa thị trấn có báo, công văn, thư từ đến trong ngày, có báo đọc ngày thứ 2. Đến nay, toàn huyện có khoảng 1235 máy điện thoại các loại. Tỷ lệ số máy điện thoại trên 100 dân đạt 25 máy, vượt 175% so với chỉ tiêu mà nghị quyết đại hội lần thứ XIII đã đề ra.
* Văn hóa thông tin
Cơ bản đáp ứng đ−ợc nhu cầu th− báo, điện thoại phục vụ nhân dân trong thị trấn, phát thanh truyền hình được phát đi thường xuyên đầy đủ đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự cho nhân dân . Sóng điện thoại mạng VIETTEL, VINAPHON cơ bản đZ phủ sóng đến địa bàn thị trấn nên việc thông tin liên lạc đZ có nhiều thuận lợi.
Hiện nay trên địa bàn thị trấn ch−a có sân vận động, sân chơi. Tuy nhiên để
đáp ứng nhu cầu văn hoá thể thao của nhân dân. Thị trấn cần đầu t− xây dựng sân vận động quy mô, đạt tiêu chuẩn để thu hút phong trào văn hoá thể thao.
* Giáo dục - đào tạo
Là thị trấn có cửa khẩu trao đổi hàng hoá với nước Trung Quốc nên các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, trụ sở UBND thị trấn đZ cú nhiều chuyển biến tích cực.
- Tr−ờng học trong thị trấn trong những năm gần đây đZ đ−ợc quan tâm chú trọng, một số tr−ờng đ−ợc xây dựng mới, trang thiết bị, dụng cụ học tập
được trang bị đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tới trường.
* Quốc phòng an ninh
Công tác quốc phòng, an ninh của thị trấn được đảm bảo, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác trong tình hình mới, thường xuyên quan tâm giáo dục truyền thống cách mạng, hoàn thành công tác tuyển gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm ma tuý và các tệ nạn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong thị trấn.
Công tác quân sự tại địa phương luôn bám sát yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các lực lượng vũ trang (Công an, Quân sự, Biên phòng), dân quân tự vệ tiếp tục được kiện toàn, củng cố. Thường xuyên luyện tập, huấn luyện kỹ chiến thuật tác chiến đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Huấn luyện quân sự quốc phòng cho lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên.
* Y tế
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể và sự nỗ lực của tập thể cán bộ y tế huyện, nên hoạt động của ngành y tế thị trấn Tà Lùng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trang thiết bị y tế tại tuyến xã đã được đầu tư cấp một số trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại địa phương.
Trạm y tế thị trấn đZ đ−ợc đầu t− xây dựng, đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng đ−ợc nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nh©n d©n.
* Thể dục thể thao
Thể dục - thể thao: Phong trào thể dục thể thao trong thanh thiếu nên, học sinh, cán bộ, công chức được duy trì và phát triển; việc vận động người dân tự chọn ít nhất cho mình một môn thể thao hoặc một hình thức tập luyện thích hợp được tăng cường; công tác bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, … ở địa phương được duy trì và phát triển.
4.1.2.3. Dân số và lao động
Dân số thị trấn Tà Lùng năm 2013 là 4.935 người, với mật độ dân số là 224 người/km2; trong đó phân theo giới tính gồm nam có 2.460 người và nữ 2.475 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1.38% và cơ cấu dân số trẻ.
Trên địa bàn thị trấn hiện có 04 dân tộc sinh sống gồm người Tày, người Nùng, người Kinh, người Hoa. Trong đó có hai dân tộc chiếm đa số là người Nùng (chiếm 75%) và người Tày (chiếm 18%).
Hiện tại tổng số lao động của thị trấn có 3.081 người; trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3.023 người
Bảng 4.2. Tình hình dân số thị trấn Tà Lùng, Phục Hòa, Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2011 2012 2013
1 Tổng số hộ Người 4.812 4.876 4.935
2 Tổng số nhân khẩu Hộ 1.028 1.036 1.054
3 Số sinh/năm Người 69 55 78
4 Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên % 1,43 1,13 1,58 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phục Hòa ) Có thể nói, nguồn nhân lực khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa thật cao, lao động phổ thông chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ đã qua đào tạo không ngừng được tăng lên, chủ yếu dưới hình thức các lớp học ngắn ngày.