Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT TẠI THỊ TRẤN TÀ LÙNG, HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN NĂM
4.5.1. Thuận lợi
Tính đến ngày 30/11/2013 toàn thị trấn đã cấp được 862 GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên toàn địa bàn thị trấn. Để đặt được kết quả như vậy công tác cấp GCNQSD đất đã gặp một số thuận lợi như sau:
+ UBND huyện đã có những công văn chỉ đạo rõ ràng và kịp thời và phân công cụ thể công việc và mục tiêu cho UBND thị trấn để công tác cấp GCNQSD đất của thị trấn diễn ra nhanh chóng hơn.
+ Giảm bớt thủ tục rườm rà, bỏ khâu hội đồng xét duyệt cấp huyện trên vai trò nâng cao vai trò trách nhiệm của phòng TN&MT huyện phân định rõ trách nhiệm xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và tình trạng tranh chấp khiếu nại của hội đồng xét duyệt cấp GCNQSD đất của thị trấn, công bố công khai điều kiện, trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất.
+ UBND thị trấn đã thường xuyên tập huấn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ địa chính, cán bộ viên chức trên địa bàn thị trấn (kể cả hợp đồng lao động) để nâng cao phẩm chất và trình độ chuyên môn thực hiện công tác cấp giấy.
+ Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp đã được bổ sung và chỉnh lý thường xuyên.
Trên đây là những thuận lợi mà thị trấn Tà Lùng có được trong quá trình thực hiện công tác cấp GCNQSD đất bên cạnh đó cũng không gặp ít những khó khăn.
4.5.2. Khó khăn
- Việc ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính còn nhiều bất cập, khó khăn do sự thay đổi liên tục của các văn bản pháp Luật Đất đai từ Trung ương.
- Những trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ chủ yếu là thiếu các giấy tờ quy định tại các khoản 1,2,5 của Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp đất đai trong gia đình.
- Trong quá trình cấp đổi, chỉnh lý GCNQSDĐ ở các xã còn nhiều khó khăn do trước đây cấp theo số hộ tự kê khai nên diện tích đó so với diện tích khi có bản đồ địa chính sai khác lớn và kéo theo việc chỉnh sửa sổ sách.
- Do lịch sử để lại: công tác quản lý đất đai trước đây còn nhiều lỏng lẻo, hồ sơ giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng đất đai không đầy đủ, trên địa bàn còn nhiều vụ tranh chấp đất đai.
Tuy cán bộ địa chính thực hiện nhiệt tình tuy nhiên trình độ chuyên môn vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được hết những yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
Thường xuyên có sự thay đổi bổ sung một số văn bản luật về cấp GCNQSD đất làm cho công tác này gặp không ít khó khăn.
Một số ít hồ sơ tồn đọng từ trước do thiếu sót, sai sót trong quá trình kê khai hoặc kê khai không chính xác.
Do điều kiện cơ sở chưa đáp ứng, việc cấp giấy chứng nhận vẫn còn thủ công nên tiến độ cấp giấy còn chậm khó đẩy nhanh tiến độ.
Do trình độ nhận thức của người dân vẫn còn hạn chế nên nhiều vẫn đề thủ tục, giấy tờ, kê khai còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao.
Nhiều hộ sử dụng đất từ trước 15/10/1993 xong không có giấy tờ hợp pháp nên vẫn chưa được cấp giấy.
Kinh phí để thực hiện công tác còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác.
4.5.3. Giải pháp khắc phục
Để đạt được mục tiêu đề ra UBND thị trấn Tà Lùng cần có những giải pháp nhằm khắc phục những khăn đang tồn tại trong công tác cấp GCNQSD đất.
Qua đợt thực tập sau khi tìm hiểu và nghiên cứu công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn thị trấn Tà Lùng, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, đề nghị để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất trong giai đoạn tới như sau:
Đối với UBND thị trấn cần tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung như sau:
+ Lập kế hoạch thực hiện cấp GCNQSD đất chi tiết tới từng thôn, xóm.
+ Tăng cường tuyền truyền phổ biến sự cần thiết của GCNQSD cho nhân dân trên địa bàn như tổ chức họp tổ dân phố, thôn, xóm để triển khai.
+ Cần tuyển thêm một số cán bộ địa chính có trình độ chuyên môn cao nhằm quản lý có hiệu quả đất đai trên địa bàn. Đồng thời thường xuyên nâng cao trình độ quản lý cán bộ địa chính bằng cách tổ chức các lớp tập huấn.
+ Tiếp tục niêm yết công khai quy định về trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất tại trụ sở UBND thị trấn, nhà văn hóa của thôn, xóm.
+ Giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp GCNQSD đất như; truy cập thông tin về thửa đất (tên chủ hộ, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, sơ đồ thửa đất…) trên máy tính để việc quản lý và kiểm tra được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn.
+ Đẩy nhanh công tác hoàn thành đo vẽ và lập bản đồ địa chính cho thị trấn thay mới để việc chỉnh lý bản đồ được dễ dàng hơn, chính xác hơn.
+ Thị trấn cần phổ biến sâu rộng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hơn nữa về chính sách, pháp luật đất đai để người dân hiểu biết, qua đó vận động người dân tích cực kê khai những thửa đất chưa kê khai cấp GCNQSD đất, cương quyết xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về đất đai. Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích để công tác quản lý đi vào nề nếp.
+ Giữ vững, ổn định đội ngũ cán bộ công chức địa chính cấp xã vì công tác quản lý đất đai cần người có kinh nghiệm và có tính liên tục mới nắm bắt địa bàn tốt vì hiện nay thực hiện Nghị định 158/NĐ-CP của chính phủ thì cứ 03 năm cán bộ địa chính lại luân chuyển công tác làm tâm lý cán bộ bất ổn, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác.
+ Cán bộ trong UBND thị trấn phải kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ thiếu trách nhiệm gây sách nhiễu nhân dân trong quá trình làm thủ tục cấp GCNQSD đất.
Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Nghiêm túc thực hiện quy trình về trình tự thủ tục cấp GCNQSD đất, bố trí hợp đồng thêm cán bộ có chuyên môn làm công tác cấp GCNQSD đất, phân công cho cán bộ theo dõi từng đơn vị xã, phường, thị trấn.
+ Giao trách nhiệm cụ thể và chỉ tiêu thực hiện cho từng cán bộ. Hàng tháng kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch cấp GCNQSD đất và mức độ hoàn thành của từng cán bộ.
+ Xây dựng lịch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên, giám sát việc thực hiện quy trình cấp GCNQSD đất và giải quyết kịp thời những vướng mắc ở cơ sở.
+Tổng hợp các tồn tại vướng mắc trong quá trình cấp GCNQSD đất, báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương giải quyết.