Tình hình huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 106)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1.2 Tình hình huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, vốn huy động của các ngân hàng thương mại chủ yếu là từ vốn tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp.

Việc cạnh tranh để huy động được nguồn vốn này diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, để huy động nguồn vốn này các ngân hàng thương mại không ngừng thay đổi lãi suất hấp dẫn đồng thời có các hình thức tặng quà, khuyến mãi cho các khách hàng gửi tiền.

Bảng 2.13 thể hiện tình hình huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2010 như sau:

Bng 2.13: Tình hình huy động vn ca các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM

Đơn v tính: T đồng Năm

Ch tiêu

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng các Ngân

hàng 285.479 487.028 585.339 780.200 766.300 886.900 Ngân hàng

TMCP 114.718 239.417 305.873 457.197 432.960 526.818 Ngun: Cc thng kê và Qu bo lãnh tín dng Tp.H Chí Minh [44],[60]

Căn cứ vào bảng 2.13 ta có sự thay đổi về nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn được thống kê trong bảng sau:

Bng 2.14: S thay đổi ngun vn huy động ca các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM so vi năm trước.

Đơn v tính: T đồng

Năm

2007 2008 2009 2010 2011

Ch Tiêu S

tin

T l tăng/

gim (%)

S Tin

T l tăng/

gim (%)

S tin

So năm trước

(%)

S tin

T l tăng/

gim (%)

S tin

T l tăng/

gim (%) Tổng

các NH 201.549 70,6 98.311 20,2 194.861 33,3 -13.900 -1,8 120.600 15,7 NH

TMCP 124.699 108,7 66.456 27,8 151.324 49,5 -24.237 -5,3 93.858 21,7

Ngun: Cc thng kê và Qu bo lãnh tín dng Tp.HCM [44],[60]

Từ số liệu thống kê bảng 2.13 và 2.14 cho thấy:

Năm 2007 tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 487.028 tỷ đồng tăng 70,6% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) là 239.417 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,16% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tăng 108,7% so với năm trước. Nếu chia theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi dân cư là 215.976 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế 263.950 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng nước ngoài là 7.102 tỷ đồng.

Trong năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn biến nhanh và phức tạp cùng với lạm phát trong nước tăng cao trong năm (khoảng 19,8%) đã ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách tiền tệ, tạo ra tâm lý không tích cực cho thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Các chỉ số về tăng trưởng vốn huy động, dư nợ cho vay đều tăng chậm so năm trước. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quyết định nhằm điều tiết vĩ mô về hoạt động ngân hàng như: các quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Quyết định số 187/2008/QĐ- NHNNngày 16/1/2008, 2560/QĐ-NHNN ngày 03/11/2008, 2811/QĐ-NHNN

ngày 20/11/2008, 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008, 3158/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008) và quyết định về cơ chế điều hành lãi suất (Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008), các quy định về cơ chế điều hành tỷ giá và giao dịch ngoại hối. Các quyết định trên đã có tác dụng tích cực đối với thị trường tiền tệ, tạo được sự ổn định của thị trường những tháng cuối năm:

thị trường liên ngân hàng ổn định trở lại, tính thanh khoản và vốn khả dụng được đảm bảo, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 12% - 13,5%/năm, huy động phổ biến ở mức 10% - 11%/năm.

Tổng vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 585.339 tỷ đồng tăng 20,2% so với năm trước, trong đó vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần là 305.873 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,26% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tăng 27,8% so với năm trước. Nếu chia theo đối tượng gửi tiền thì tiền gửi dân cư là 294.166 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế 278.416 tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng nước ngoài là 12.757 tỷ đồng.

Năm 2009 hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong điều kiện kinh tế đang hồi phục. Sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng (tăng 38,3% so đầu năm) phản ánh quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong nền kinh tế bình thường, các cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để duy trì và phát triển sản xuất. Trong năm qua Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách điều hành thị trường tiền tệ thích hợp.

Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp 7%/năm trong 11 tháng, và điều chỉnh lên mức 8%/năm áp dụng từ ngày 1/12 đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, không xảy ra hiện tượng chạy đua lãi suất giữa các tổ chức tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Hoạt động dịch vụ ngân hàng tiếp tục phát triển, hầu hết các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã hoàn thiện và phát triển. Các ngân

hàng ứng dụng công nghệ hiện đại, cho phép tổ chức tín dụng kết nối và tập trung dữ liệu, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng.

Vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 780.200 ngàn tỷ, tăng 33,3% so với năm 2008. Vốn huy động của các NHTMCP đạt 457.197 tỷ đồng, chiếm 58,6% trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại, tăng 49,5% so năm 2008. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 28,3% tổng vốn huy động, tăng 38,9% so năm trước; huy động VND tăng 38,2%, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu đạt 407.200 tỷ, tăng 40%, chiếm 52,2% tổng vốn huy động.

Năm 2010 do nhu cầu huy động vốn trong 2 tháng cuối năm một số ngân hàng đã nâng lãi huy động bằng tiền Việt Nam lên trên 17%. Để bình ổn lãi suất huy động vốn trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ấn định lãi suất huy động vốn không vượt quá 14%/năm bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức. Mức lãi suất này được thực hiện kể từ ngày 15/12/2010, điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng, vì việc huy động vốn của các ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào mức lãi suất hấp dẫn của mình. Vốn huy động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến cuối tháng 12 ước đạt 766,3 ngàn tỷ đồng, giảm 1,8% so với năm 2009. Vốn huy động của các NHTMCP chiếm 56,5%

tương đương 432,96 ngàn tỷ, giảm 5,3% so với năm 2009. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 25,6% tổng vốn huy động, giảm 11,2% so cùng kỳ, tăng 2% so đầu năm. Vốn huy động VND chiếm 74,4%, tăng 1,9% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu ước đạt 265,1 ngàn tỷ, tăng 0,6%, chiếm 34,6% tổng vốn huy động.

Tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 886.900 tỷ đồng, tăng 15,7% so năm 2010.

Vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 59,4% đạt 526.818 tỷ đồng, tăng 21,7% so với năm 2010. Vốn huy động bằng ngoại tệ

chiếm 24,7%, tăng 8,2% so cùng kỳ. Vốn huy động VND chiếm 75,3% tổng vốn huy động, tăng 10,6% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 22,9%, chiếm 36,2%.

Một phần của tài liệu Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(212 trang)