KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 31 - 35)

CHUYÊN ĐỀ 1 : PHÂN BÀO

III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực Nội

dung

Mức độ nhận thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thâp

Vận dụng cao

Chu kì tế bào

- Nêu được khái niệm chu kì tế bào.

- Trình bày được các pha của kì trung

- Mô tả được diễn biến của kì trung gian.

- Giải thích được vì sao kì trung gian

- Giải thích được sự khác biệt giữa các pha trong kì trung gian.

- Xác định

Chỉ ra được sự khác biệt giữa các pha trong kì trung gian.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin.

gian. chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào.

- Giải thích được vì sao pha S là pha quan trọng nhất trong kì trung gian.

được hậu quả của sự rối loạn phân bào.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Kĩ năng phân loại, phân nhóm.

- Kĩ năng định nghĩa.

- Năng lực giải quyết vấn để.

Nguyên phân

- Nêu được các giai đoạn của quá trình nguyên phân.

- Nêu được tên các kỳ của quá trình phân chia nhân.

- Mô tả được diễn biến của các kì trong giai đoạn phân chia nhân.

- Mô tả được cách phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

- Giải thích được cơ sở của quá trình nuôi cấy mô.

- Giải thích được cơ chế lành vết thương ở các động vật và thực vật.

- Chọn ra được từng kì của quá trình nguyên phân thông qua hình vẽ.

-Xác định được sự khác nhau của quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

- Xác định số lượng NST và trạng thái của chúng qua các ki.

- Chỉ ra được từng kì của quá trình nguyên phân thông qua hình vẽ.

- Vận dụng được để giải các bài tập liên quan.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực ngôn ngữ.

Thực hành

Vẽ được hình minh họa các giai đoạn của quá trình nguyên phân.

Mô tả được diễn biến của các kì.

Vẽ được hình quan sát được trên phim.

Chỉ ra được từng kì của quá trình nguyên phân thông qua

hình vẽ,

phim.

- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực ngôn ngữ.

Giảm phân

- Kể ra được loại tế bào tham gia giảm phân.

- Nêu được các giai đoạn của quá trình giảm phân.

- Trình bày được các diễn biến chính của các kì.

- Xác định được kết quả của giảm phân bình thường.

- Nêu được ý nghĩa của giảm phân.

- Mô tả được diễn biến của các kì.

- Tóm tắt được các diễn biến chính về trạng thái NST qua các kì.

- Giải thích được cơ chế hình thành giao tử.

- Xác định được số lượng NST và trạng thái của chúng qua các kì.

- Xác định được số lượng giao tử đực, cái qua giảm phân.

- Xác định được kết quả về số loại giao tử của giảm phân có trao đổi chéo.

- Chỉ ra được sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Vận dụng giải các bài tập liên quan.

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin.

- Năng lực tư duy.

- Năng lực ngôn ngữ.

- Năng lực tính toán.

2. Câu hỏi kiểm tra đánh giá (minh họa)

Câu 1 : Một chu trình tế bào bình thường gồm hai pha sinh trưởng (G1 và G2) xen kẽ bởi một pha sao chép ADN (pha S) và một pha phân bào (pha M). Thời gian kéo dài của mỗi chu trình tế bào cũng như từng pha của nó được điều khiển “chặt chẽ” bởi các phân tử tín hiệu nội bào và ngoại bào. Sự chuyển đổi từ pha này sang pha kia trong chu trình tế bào do sự điểu khiển phối hợp của nhiều phân tử tín hiệu nhất định và biểu hiện bằng những đáp ứng chính xác và đặc trưng của tế bào với từng loại phân tử tín hiệu tương ứng. Nếu có sai sót trong quá trình truyền tín hiệu, hoặc đáp ứng của tế bào thiếu chính xác, các tế bào có thể phân chia vô hạn và chuyển sang trạng thái ung thư. (Sinh học phân tử và tế bào – Đinh Đoàn Long)

Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1.1. Một chu kỳ tế bào gồm những pha nào?

A. Hai pha phân bào (G1 và G2) xen kẽ bởi một pha sao chép ADN (pha S) và một pha sinh trưởng (pha M).

B. Hai pha sinh trưởng (G1 và G2) xen kẽ bởi một pha sao chép ADN (pha S) và một pha phân bào (pha M).

C. Pha G1, S và G2. D. Pha G1, G2 và pha S.

1.2. Nguyên nhân làm cho các tế bào ung thư phân chia không ngừng là do A. mất khả năng kiểm soát sự phân chia tế bào.

B. không phân li NST trong nguyên phân ở các tế bào già.

C. đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể xuất hiện trong nguyên phân.

D. chuyển đổi từ pha này sang pha kia trong chu trình tế bào.

1.3. Phát biểu nào không chính xác khi nói về bệnh ung thư trong các phát biểu sau đây?

A. Khi các tế bào ung thư tách khỏi khối u và có thể xâm lấn ra các vùng mô xung quanh.

B. Chu kì tế bào được điều khiển “chặt chẽ” bởi các phân tử tín hiệu nội bào và ngoại bào.

C. Ung thư là hậu quả của sai hỏng trong điều hòa chu kì tế bào.

D. Tất các các rối loạn bên trong tế bào (cơ thể) đều dẫn đến bệnh ung thư.

Câu 2 : Dựa vào hoạt động của nhiễm sắc thể qua các kỳ của nguyên phân, em hãy ghép nội dung cột A với cột C sao cho phù hợp và ghi đáp án vào cột B

Cột A Cột B Cột C

1. Kì đầu 1- ….. Nhiễm sắc thể tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

2. Kì giữa 2- ….. Nhiễm sắc thể bắt đầu xoắn 3. Kì sau 3- ….. Nhiễm sắc thể nhân đôi 4. Kì cuối 4- ….. Nhiễm sắc thể dãn xoắn

Nhiễm sắc thể phân li về 2 cực tế bào

Câu 3: Tại sao khi quan sát một tiêu bản hiển vi với yêu cầu nhận biết các kì trong nguyên phân (ví dụ được làm từ chóp rễ hành tây), trước tiên em cần phải xác định các tế bào thuộc kì giữa và đưa chúng về vị trí trung tâm của thị trường kính để quan sát hoặc chụp ảnh hiển vi?

Câu 4: Hình sau đây mô tả kì nào sau đây?

A. kì cuối của giảm phân I B. kì giữa của giảm phân II C. kì cuối của giảm phân II D. kì giữa của giảm phân I

Câu 5: Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của giảm phân?

A. Tạo ra các giao tử đơn bội từ các tế bào lưỡng bội.

B. Cùng với thụ tinh góp phần duy trì bộ NST của loài.

C. Tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú.

D. Đảm bảo sự thay thế các tế bào trong cơ thể để tái sinh bộ phận.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w