ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, HÌNH THÁI CÁC LOẠI VIRUT

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 39 - 44)

CHUYÊN ĐỀ 2 : VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

I. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TẠO, HÌNH THÁI CÁC LOẠI VIRUT

2. Đặc điểm:

- Kích thước siêu nhỏ (đo bằng nanomet).

- Cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic ( ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử prôtêin.

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc.

3. Cấu tạo:

Lõi: ADN hoặc ARN)

Nuclêocapsit (Kết cấu cơ bản)

Virut Vỏ: Prôtêin (Capsit) Vỏ ngoài : Do lipit và prôtêin tạo thành ( Vỏ ngoài chỉ có ở một số loại virut)

- Capsit: được cấu tạo từ các đơn vị hình thái gọi là capsôme.

- Tổ hợp axit nucleic và vỏ capsit gọi là nucleôcapsit.

- Một số virut còn có thêm vỏ ngoài được tạo bởi lipit kép và prôtêin.Trên vỏ ngoài có thể có gai glicôprotêin chứa các thụ thể giúp virut hấp phụ trên bề mặt tế bào vật chủ.

4. Hình thái : Virut chưa có cấu tạo tế bào nên gọi là hạt virut. Hạt virut có 3 loại cấu trúc : xoắn, khối và hỗn hợp.

5. Phân loại :

- Căn cứ vào đặc điểm loại axit nuclêic( ADN hoặc ARN) sợi đơn hay sợi kép.

- Căn cứ vào đặc điểm vỏ prôtêin, vật chủ, phương tiện lây truyền…

- Dựa vào vật chủ để phân loại virut, chia thành 3 nhóm : Virut ở người và động vật ; Vi rut ở vi sinh vật ; Virut ở thực vật.

Tiết 2 Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực hướng tới

Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự nhân lên của virut trong tế bào chủ (20 phút) Nêu và giải

quyết vấn đề kết hợp PHT

- GV : Chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 – 7 HS.

- GV chiếu một đoạn phim về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ và yêu cầu HS quan sát, tham khảo thêm SGK phần I trang 119,

- HS trong mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký và chuẩn bị giấy, bút ghi chép phần thảo luận.

- HS tiến hành thảo luận và hoàn thành PHT.

- HS trình bày sản phẩm theo yêu cầu của GV.

-Năng lực tự học -Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực sáng tạo

-Năng lực tự chủ, tự quản lí

-Năng lực làm việc nhóm – quan

thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1 về các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ trong 8 phút. (GV chiếu mẫu PHT)

- GV đề nghị mỗi nhóm trình bày một bước, các nhóm còn lại bổ sung và cuối cùng GV chiếu đáp án, đánh giá các nhóm và kết luận.

- Sau đó, GV sử dụng các câu hỏi để làm rõ vấn đề và yêu cầu HS reả lời cá nhân:

1. Tại sao mỗi loại virut lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định?

2. Hãy giải thích tại sao virut chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ?

3. Hãy giải thích tại sao gọi là sự nhân lên của virut mà không gọi là sinh sản?

- HS trả lời cá nhân và nhận điểm thưởng.

hệ với người khác

-Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ

-Năng lực đọc – viết

-Năng lực chuyên biệt, tri thức về sinh học

Hoạt động 3 : Tìm hiểu về các virut kí sinh trên vi sinh vật, thực vật và côn trùng (15 phút) Nêu và giải

quyết vấn đề kết hợp PHT

- GV phát cho các nhóm HS PHT về các tác hại của virut trong thực tiễn, yêu cầu HS quan sát tranh ảnh về virut kí sinh ở vi sinh vật; thực vật; côn trùng; động vật và tham khảo SGK để hoàn thành PHT sồ 2.

- GV kết luận và nêu đáp án PHT.

- GV nêu vấn đề và yêu cầu

- HS tự so sánh PHT đã hoàn thành với các ý kiến thảo luận ban đầu của nhóm và tự đánh giá những gì đã học được.

-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

-HS thảo luận theo từng

-Năng lực tự học -Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực sáng tạo

-Năng lực tự chủ, tự quản lí

-Năng lực làm việc nhóm – quan hệ với người khác

HS thảo luận theo từng cặp,và dành phần trả lời để lấy điểm thưởng:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu VSV bị virut tấn công?

+ Tại sao virut gây bệnh cho TV không tự xâm nhập được vào trong tế bào?

- GV tiếp tục nêu vấn đề:

Cây bị bệnh có những triệu chứng nào? Để phòng bệnh cho cây cần những biện pháp gì?

GV đặt vấn đề : Một số loại virut gây bệnh cho động vật, thực vật và côn trùng (có lợi). Vì vậy cần phải có các biện pháp nhằm ngăn chặn sự nhân lên của chúng (mà một trong những nguyên nhân cho chúng có khả năng phát tán là sự biến đổi khí hậu). Vậy hãy kể 3 hành động cần làm để hạn chế hoặc giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu?

cặp, yêu cầu nêu được:

+Thành tế bào TV dày và không có các thụ thể đặc hiệu để virut bám.

+ Virut xâm nhập nhờ vết xây sát, côn trùng,..

- HS nghiên cứu SGK, kết hợp với kiến thức kĩ thuật nông nghiệp để trả lời câu hỏi.

HS trả lời cá nhân.

-Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ

-Năng lực đọc – viết

-Năng lực chuyên biệt, tri thức về sinh học

Hoạt động 4 : Tìm hiểu ứng dụng của virut trong thực tiễn(10 phút) Vấn đáp –

tìm tòi kết hợp nêu và giải quyết vấn đề

- GV hỏi : Hãy cho biết ứng dụng của virut trong thực tế?

- Sau đó GV giảng giải và giới hạn 2 ứng dụng trong bài học.

- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.

- HS nghiên cứu SGK, hình 31 (GV treo trên bảng) thảo luận nhanh

-Năng lực tự học -Năng lực giải quyết vấn đề -Năng lực sáng tạo

-Năng lực tự chủ,

- GV hỏi:

+Sản xuất chế phẩm sinh học dựa trên cơ sở nào?

+Quy trình sản xuất và vai trò của chế phẩm IFN?

- GV đánh giá, hoàn chỉnh kiến thức.

- GV tiếp tục đặt vấn đề:

+Vì sao trong nông nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ virut?

+Thuốc trừ sâu từ virut có ưu điểm như thế nào?

- GV đánh giá , hoàn chỉnh kiến thức

Cuối tiết, GV dùng câu dẫn SGK để củng cố kiến thức cho HS. Đặc tính xâm nhập và lây lan của virut vào côn trùng là cơ sở để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, thay thế thuốc trừ sâu hóa học, giảm ô nhiễm môi trường đất, không khí, hạn chế được những tác hại của biến đổi khí hậu. Vì vậy phải tăng cường nghiên cứu và sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh

trong nhóm để trả lời, yêu cầu đạt được:

+Cơ sở khoa học +4 bước của quy trình +Ý nghĩa của IFN

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

-HS đọc mục II.2 trang 123 SGK, kiến thức thực tế trả lời câu hỏi, yêu cầu đạt được:

+Độc hại của thuốc hóa học.

+Lợi ích của biện pháp phòng trừ sinh học.

tự quản lí -Năng lực làm việc nhóm – quan hệ với người khác

-Năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ

-Năng lực đọc – viết

-Năng lực chuyên biệt, tri thức về sinh học

PHỤ LỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ NỘI DUNG CẦN ĐẠT

II. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ (Lấy ví dụ ở phage) - Chu kì nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn : Giai đoạn hấp phụ, giai đoạn xâm nhập, giai đoạn tổng hợp, giai đoạn lắp ráp và giai đoạn phóng thích.

+ Giai đoạn hấp phụ : Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ.

+ Giai đoạn xâm nhập : * Đối với phage thì chỉ có phần lõi được tuồn vào trong, còn vỏ ở bên ngoài.

* Đối với virut động vật, đưa cả nucleôcapsit vào sau đó mới cởi bỏ vỏ.

+ Giai đoạn tổng hợp : Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut( trừ 1 số virut có enzim riêng tham gia vào sinh tổng hợp).

+ Giai đoạn lắp ráp : Lắp phần vỏ và phần lõi vào tạo thành virut hoàn chỉnh.

+ Giai đoạn phóng thích : Virut sẽ phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài. : * Nếu virut làm tan tế bào gọi là virut độc.

* Nếu virut không làm tan tế bào gọi là virut ôn hoà.

* Đáp án PHT số 1 : Hãy ghép các nội dung ở hai cột được đáp án đúng với các giai đoạn của chu trình nhân lên của virut:

Giaiđoạn Diễnbiến Trả lời

1. Hấp phụ 2. Xâm nhập 3. Sinh tổng hợp 4. Lắp ráp 5. Phóng thích

a. Virut phá vỡ tế bào để chui ra ngoài b. Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ

c. Virut gắn axit nuclêic vào hệ gen của tế bào chủ

d. Gai glycoprotein hoặc prôtêin bề mặt gắn đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ

e. Virut đưa nucleo capsit hoặc axit nuclêic vào tế bàochất

f. Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin của virut g. Tổng hợp vỏ ngoài

1. d 2. e 3. f 4. b 5. a

Một phần của tài liệu DẠY HỌC MÔN SINH HỌC 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC DỰ ÁN (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w